Ca dao, tục ngữ Việt Nam thể hiện tư tưởng duy vật, biện chứng của người dân lao động

Một phần của tài liệu Triết lý giáo dục trong ca dao, tục ngữ việt nam (Trang 76 - 83)

của người dân lao động

Tục ngữ, ca dao tuy không phải là triết học nhưng về phương diện nào đó nó rất gần gũi với triết học, đặc biệt là tục ngữ. Tục ngữ được làm ra với mục đích triết lý, luôn luôn cố gắng phát hiện ra bản chất và tính quy luật của

các sự vật và hiện tượng tự nhiên, xã hội cũng như đời sống con người. Điều đó cắt nghĩa vì sao nhiều người gọi tục ngữ là “triết học của nhân dân lao động”. Qua quá trình tìm hiểu tục ngữ, ca dao của người Việt chúng ta thấy rõ trong nội dung của tục ngữ, ca dao có chứa đựng những yếu tố của tư tưởng triết học. Những tư tưởng đó tuy không được thể hiện một cách đầy đủ, chặt chẽ và có tính hệ thống như những nguyên lý, những quy luật triết học nhưng điều đó không có nghĩa là những tư tưởng đó không sâu sắc.

Về mặt thế giới quan ca dao, tục ngữ Việt Nam đã phản ánh những nhận thức có tính duy vật tự phát, thừa nhận sự tồn tại và vận động một cách khách quan của thế giới không phụ thuộc vào ý thức của con người: “Chạy

trời không khỏi nắng”, “Chạy mưa không khỏi trời”. Các sự vật, hiện tượng

khách quan đó tồn tại, vận động và phát triển theo quy luật vốn có của nó:

“Còn da lông mọc, còn chồi nẩy cây”; “Trăng đến rằm thì trăng tròn, sao đến tối thì sao mọc”; “Nước dưới sông hết trong phải đục”. Tư tưởng duy vật đó

còn được thể hiện ở thái độ của nhân dân lao động trong việc phản đối những chuyện mê tín dị đoan trong xã hội: “Bói ra ma, quét nhà ra rác”; “Thầy bói

nói dựa”.

Trong việc nhìn nhận và giải quyết các vấn đề của đời sống xã hội, nhân dân lao động còn thể hiện khá rõ nét tư tưởng duy vật của mình. Đó là tư tưởng duy vật trực quan, chất phác, ngây thơ xuất phát từ kinh nghiệm của họ trong đời sống xã hội: “Có thực mới vực được đạo”, “Phú quý sinh lễ nghĩa” yếu tố “thực” ở đây có thể là ăn, là lương thực thực phẩm, là kinh tế nhưng cũng có thể hiểu là cơ sở kinh tế, là đời sống vật chất, là tồn tại xã hội; còn “đạo” có nghĩa là học hành, là sự nghiệp, là lý tưởng, là đời sống tinh thần của con người, là ý thức xã hội. Cho nên con người trước hết phải ăn, ở, mặc đã mới có thể học hành, thực hiện lý tưởng và sự nghiệp của mình, “thực” vực “đạo” có nghĩa là vật chất quyết định ý thức, tinh thần; tồn tại xã hội quyết

định ý thức xã hội. Đúng như Mác nói con người trước hết cần phải ăn, uống, ở và mặc đã rồi mới có thể làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo,… Người xưa đã nhận thức được rằng, con người là chủ thể của xã hội, nhưng cũng là một bộ phận của tự nhiên, là một sinh vật do đó ăn phải là nhu cầu hàng đầu của con người, sau ăn con người còn có nhu cầu mặc: “Được bụng

no còn lo ấm cật”. Chỉ khi nào có ăn, có mặc thì khi đó con người không còn

lo chết đói, chết rét nữa: “Cơm ba bát, áo ba manh, đói không xanh, rét không

chết”. Như vậy, lúc bấy giờ cha ông ta đã thấy được vai trò rất quan trọng của

vật chất đối với đời sống con người và xã hội loài người.

Vốn là những người lao động, nên cha ông ta rất coi trọng lao động và thấy rõ được giá trị của lao động đối với sự phát triển của xã hội, nếu không có lao động sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội thì con người sẽ bị chết đói, chết rét. Điều đó thật phù hợp với quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin khi Ăngghen khẳng định lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống con người. Nói đến lao động là nói đến con người, vì con người đóng vai trò là chủ thể của quá trình lao động. Tư tưởng duy vật chất phác đó còn được thể hiện trong quan niệm của cha ông ta khi nói về con người: “Người là hoa

của đất”. Như vậy, cha ông ta đã thấy được vai trò, vị trí và giá trị của con

người. Con người là sản phẩm của giới tự nhiên, nhưng đó là sản phẩm cao quý nhất, tinh túy nhất trong tự nhiên.

Đi đôi với tư tưởng duy vật tự phát, ca dao, tục ngữ Việt Nam cũng chứa đựng nhiều yếu tố của tư tưởng biện chứng. Đó là cách nhìn nhận các sự vật và hiện tượng không phải ở trạng thái đứng im, tĩnh tại mà ở trạng thái luôn vận động, biến đổi và phát triển không ngừng. Vạn vật đều có lúc thịnh, lúc suy, đời người có lúc thế này, lúc thế khác. Rõ ràng, đó là những quan niệm, cách nhìn nhận rất biện chứng về thế giới, về đời người. Có thể nói tư duy siêu hình, máy móc, cứng nhắc hình như không có trong nhận thức của

người Việt: “Tre già măng mọc”; “Sông có khúc người có lúc”. Do đó khi xem xét và đánh giá các sự vật, hiện tượng cần thiết phải đặt sự vật, hiện tượng đó trong từng giai đoạn phát triển của chúng, tức là phải có quan điểm lịch sử cụ thể như triết học Mác – Lênin đã chỉ ra.

Có thể nói thế giới quan của người Việt xưa đã phát triển đến một mức độ khá sâu sắc khi nhìn nhận các sự vật và hiện tượng không tồn tại độc lập, tách rời nhau mà giữa chúng có mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và tác động qua lại với nhau ở từng mức độ và phạm vi khác nhau tùy theo từng đối tượng cụ thể. Điều đó được thể hiện rất rõ khi nhìn nhận về các hiện tượng tự nhiên: “Quá mù ra mưa”; “Mạ nhờ nước, nước nhờ mạ”;

“Gần lửa rát mặt”; “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/ Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”.

Đó chính là mối liên hệ phổ biến của sự vận động và phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới tự nhiên. Thông qua quá trình lao động tác động vào thế giới tự nhiên, làm cho giới tự nhiên bộc lộ những thuộc tính, những tính quy định vốn có của nó trên cơ sở đó người lao động mới hiểu được rằng các hiện tượng tự nhiên như mây, mưa, nắng, gió, lũ lụt,… đều có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau. Không những thế, họ còn thấy được giữa tự nhiên và con người cũng có mối liên hệ lẫn nhau, bởi trước hết con người là một bộ phận của giới tự nhiên: “Lụt thì lút cả làng”. Mối liên hệ tác động và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau đó còn được thể hiện khi nhìn nhận về con người trong xã hội: “Một người làm quan, cả họ được nhờ”. Con người ai cũng có mối quan hệ gia đình, xóm làng, dòng họ, quê hương,… Tất cả các mối quan hệ đó tác động, ảnh hưởng đến nhân cách, đạo đức của mỗi người.

Ca dao, tục ngữ còn chứa đựng quan điểm phát triển và quan điểm toàn diện khi phê phán mạnh mẽ những người chỉ biết đến hay chỉ nhìn thấy cái lợi nhỏ trước mắt mà không thấy cái lợi lớn hơn, cũng như không có cái nhìn

toàn diện về sự vật, hiện tượng nên dẫn đến tình trạng: “Tham bát bỏ mâm” hay “Tham bong bóng bỏ bọng trâu”, “Mất bò mới lo làm chuồng”, đó là những người tham lợi nhỏ bỏ lợi lớn, thiếu tính toán và không biết nhìn xã trông rộng.

Những nội dung của các quy luật, phạm trù của phép biện chứng duy vật, tuy không cụ thể và rõ ràng như trong các hệ thống triết học nhưng cũng đã được thể hiện trong ca dao, tục ngữ. Mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng được thể hiện khá phong phú và sinh động. Tuy chúng ta không bắt gặp những khái niệm “chất”, “lượng”, “độ”,… nhưng qua cách diễn đạt ta cũng có thể hiểu được đó là cách nói muốn diễn đạt các khái niệm trên cũng như mối quan hệ giữa chúng. Câu tục ngữ: “Trăng đến rằm thì trăng tròn, sao đến tối

thì sao mọc” nói lên mối quan hệ giữa các khái niệm “lượng” – “độ”. “Độ” ở

đây được hiểu là khoảng thời gian cần thiết để từ trăng khuyết đến ngày trăng tròn, “điểm nút” chính là tối ngày rằm. Cứ như thế, sự vật phát triển đến đỉnh điểm, hết một vòng thì nó chuyển qua một trạng thái, một “chu trình” mới và cứ như thế, các sự vật và hiện tượng trong thế giới tự nhiên cũng như xã hội phát triển không ngừng. Mối quan hệ giữa “lượng” và “chất” cũng được các triết gia dân gian thể hiện khá phong phú, đa dạng và rất rõ nét: “Chẳng chua

cũng thể là chanh, chẳng ngọt cũng thể cam sành chín cây”, chất khác nhau

được tạo nên bởi những thuộc tính khác nhau. Chất khác nhau tạo ra những giá trị khác nhau: “Trăng mờ còn tỏ hơn sao, dẫu rằng núi lỡ còn cao hơn

đồi”. Trong cuộc sống không thể lấy “lượng” thay “chất” được dù lượng đó (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

có gấp bao nhiêu lần: “Trăm đom đóm chẳng bằng một bó đuốc” hay “Trăm

hòm chì chẳng đúc nên chuông”. Nhưng tư tưởng rất biện chứng được thể

hiện ở chỗ, có những trường hợp khi lượng thay đổi đến một mức độ nhất định sẽ tạo ra sự biến đổi về chất: “Mèo già hóa cáo, cáo già ra ma”; “Góp

Khi thể hiện mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng, nội dung và hình thức cha ông ta thể hiện ở nhiều mức độ và góc độ khác nhau rất thực tế và linh hoạt. Nội dung, bản chất bao giờ cũng được bộc lộ qua hình thức, hiện tượng: “Người khôn dồn ra mặt/ Què quặt hiện ra chân tay”; “Chim khôn kêu

tiếng rảnh rang”.

Người lao động đã biết căn cứ vào hiện tượng để đánh giá sự vật: “Nứa

trôi sông chẳng dập thì gãy, gái chồng rẫy chẳng chứng nọ cũng tật kia”. Hiện

tượng khác nhau nhưng bản chất chỉ là một: “Khác lọ nhưng cùng một nước”. Cái bề ngoài thì dể thấy, nhưng cái bên trong thì khó thấy: “Tri nhân tri diện

bất tri tâm”, hiện tượng không phải bao giờ cũng thể hiện đúng bản chất: “Bên ngoài lồng lộng như gương/ Bên trong nát bét như đường trâu đi”; “Đừng thấy đỏ mà ngỡ là chín”; “Miệng nam mô, bụng bồ dao găm”.

Do đó phải cảnh giác với những hiện tượng đánh lừa, xuyên tạc bản chất. Khi xem xét các sự vật, hiện tượng không nên chỉ căn cứ vào vẻ bề ngoài mà phải tìm hiểu, thấy được cái bản chất đang bị che lấp đằng sau. Cha ông ta cũng thấy được rằng, hiện tượng chỉ bộc lộ rõ nhất bản chất khi đó là hiện tượng điển hình, hiện tượng đó được xuất hiện trong hoàn cảnh điển hình, đó là hoàn cảnh mà hiện tượng bộc lộ rõ nhất, thật nhất bản chất sự vật không thể khác được: “Vô hoạn nạn bất anh hùng”; “Cháy nhà mới ra mặt

chuột”; “Nhà nghèo biết con hiếu, nước loạn biết tôi trung”.

Giữa nội dung và hình thức, giữa bản chất và hiện tượng, theo quan niệm của người Việt nội dung bên trong và bản chât là cái giữ vai trò quyết định so với hình thức bên ngoài: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”; “Xấu người đẹp

nết, còn hơn đẹp người”. Rõ ràng đây là những quan niệm rất tiến bộ và đúng

đắn, có ý nghĩa định hướng cho sự phát triển của nhận thức con người.

Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả cũng đã được thể hiện. Đó là những hiện tượng luôn gắn bó với cuộc sống của con người, có nguyên nhân

thì nhất định có kết quả, có kết quả chứng tỏ có nguyên nhân sinh ra nó, không có kết quả nào xuất hiện mà không có nguyên nhân: “Không có lửa

làm sao có khói”; “Gieo gió gặt bão”; “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”.

Tư tưởng nhân nào quả nấy được người xưa thể hiện hết sức sâu sắc, ngắn gọn nhưng đầy đủ và có ý nghĩa giáo dục thâm thúy, nó đã khái quát được những nguyên lý của luật nhân - quả.

Bên cạnh đó, tư tưởng của người dân lao động còn thể hiện một số khía cạnh của quy luật mâu thuẫn thể hiện không chỉ trong tự nhiên mà còn cả trong xã hội thông qua những sự trái ngược đơn thuần: “Được mùa lúa, úa

mùa cau”; “Được lòng ta, xót xa lòng người”; “Kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra”. Tuy nhiên, do nhận thức còn hạn chế, người dân chỉ biết được một

khía cạnh, sự biểu hiện bên ngoài của mâu thuẫn. Những mâu thuẫn đó không phải nằm ngay trong bản thân sự vật, hiện tượng mà nằm giữa các sự vật, hiện tượng với nhau, đồng thời họ chưa thấy được nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn. Với quy luật phủ định của phủ định, những nhận xét, phán đoán, khẳng định của người dân đã phần nào phản ánh được nội dung của quy luật này. Đó là người dân đã hiểu được mọi sự vật, hiện tượng kế cả bản thân con người đều có quá trình sinh ra, tồn tại và mất đi. Sự vật mới ra đời thay thế cho sự vật cũ như một quy luật của tự nhiên và xã hội: “Tre già măng mọc”.

Nếu trong triết học coi phủ định là sự thay thế “cái cũ” bởi “cái mới”, cái mới ra đời bao giờ cũng tiến bộ hơn cái cũ thì cha ông ta lại cho rằng thế hệ sau bao giờ cũng giỏi giang hơn thế hệ trước. Giữa cái mới và cái cũ có mối liên hệ lẫn nhau, cái mới ra đời không phải là sự phủ định sạch trơn cái cũ mà nó giữ lại những yếu tố tích cực, hợp lý của cái cũ đồng thời loại bỏ những yếu tố lỗi thời, lạc hậu của cái cũ không còn phù hợp với điều kiện mới, hoàn cảnh mới.

thức chứa đựng nhiều yếu tố biện chứng sâu sắc. Nhận thức được bắt đầu bằng sự hiểu biết, muốn hiểu biết và có tri thức thì phải học hỏi: “Có hỏi mới biết, có học mới khôn”; “Một kho vàng không bằng một nang chữ”. Người lao

động hiểu được rằng, nhận thức là một quá trình mới đạt tới chân lý khách quan, cho nên phải học suốt đời và học ở mọi nơi, mọi đối tượng. Học lý thuyết phải biết kết hợp với thực hành, đem những điều mình học được áp dụng vào trong cuộc sống và trong quá trình lao động sản xuất “Học đi đôi với hành”, hay “Vừa hành vừa học mới thành người khôn”. Điều đó chứng tỏ

nhận thức là do thực tiễn kiểm nghiệm, thực tiễn đặt ra nhu cầu và nhiệm vụ cho nhận thức của con người.

Tóm lại, qua những phân tích trên cho thấy, người Việt xưa đã có những tư tưởng triết học, tuy rải rác chỗ này, chỗ khác nhưng cũng khá đầy đủ cả về thế giới quan, nhân sinh quan, bản thể luận, vấn đề con người,… đều phần nào đã thể hiện được những yếu tố duy vật và biện chứng ở trình độ sơ khai, tự phát. Những yếu tố biện chứng trên đây chưa dựa trên cơ sở hay có sự chỉ đạo của tri thức khoa học, mà chỉ ở mức độ mầm mống, Mặc dù vậy, những tư tưởng đó có ý nghĩa hết sức sâu sắc và có tác dụng tích cực giúp con người trong việc tìm hiểu, cải biến thế giới tự nhiên cũng như cải tạo xã hội.

Một phần của tài liệu Triết lý giáo dục trong ca dao, tục ngữ việt nam (Trang 76 - 83)