Phương pháp sử dung môi trường CAM (Coconut Agar Medium)

Một phần của tài liệu Đánh giá tỷ lệ nhiễm aspergillus flavus trên hạt giống lạc tại nghi lộc, vùng phụ cận vụ xuân 2011 và phòng trừ bằng trichoderma spp luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 36 - 38)

Medium)

Để phát hiện nấm Aspergillus spp sinh độc tố Aflatoxin dựa vào đặc

điểm sinh học, hình thái sợi nấm và vết loang để lại trên môi trường đã công bố từ thập kỷ 80 của thế kỷ trước.

Theo Hamed K. Abbas và cộng sự (2004) [29], màu vàng đến màu vàng cam trên môi trường nuôi cấy được sinh ra bới các chủng A. flavus sinh độc tố Aflatoxin được phát hiện lần đầu tiên bởi Wiseman và cộng sự (1967), bởi vì chúng gây ra sự sai khác trong các lần định lượng aflatoxin bằng phương

pháp hấp phụ. Sự xuất hiện sắc tố màu vàng bởi A. flavus cũng đã được báo

cáo của Arseculeratne và cộng sự (1969) [20], đã quan sát thấy rằng sắc tố vàng xuất hiện bắng đầu vào ngày thứ hai của những khuẩn lạc A. flavus được nuôi cấy trên môi trường thạch dừa. Lin và Dianese (1976) [33] đã đưa ra ý kiến đầu tiên về sự kết hợp đánh giá sự thay đổi màu sắc trên môi trường với

màu huỳnh quang để xác định chủng A. flavus có sinh độc hay không. Sắc tố

màu vàng được quan sát sớm hơn so với màu xanh huỳnh quang và người ta không quan sát thấy sự xuất hiện của sắc tố vàng ở những khuẩn lạc không sản xuất aflatoxin. Sắc tố màu vàng được tiết vào môi trường và dễ dàng quan sát ở mặt dưới của môi trường thạch chẳng hạn như môi trường thạch đường khoai tây. Lin và Dianese (1976) báo cáo rằng mức độ sắc tố màu vàng tỷ lệ thuận với huỳnh quang màu xanh ở tất cả các thử nghiệm của họ [33]. Tuy nhiên, Davis và cộng sự (1987) [24] kết luận rằng việc sản xuất sắc tố màu vàng không phải là một yếu tố dự báo đáng tin cậy của số lượng aflatoxin trong tất cả các loại môi trường nuôi cấy.

Theo Lin và Dianese (1976) [33], môi trường thạch chứa nước cốt dừa với pH được điều chỉnh ở mức 6.9 được phát triển để xác định độc tố aflatxin sinh ra bởi Aspergillus spp. Trên môi trường này, nếu aflatoxin được tạo ra, môi trường sẽ có huỳnh quanh màu xanh da trời hoặc xanh lá cây dưới ánh sáng của tia cực tím. Huỳnh quang xuất hiện do aflatoxin được sinh ra nhiều sau 32 giờ chuyển sang môi trường thạch nước cốt dừa. Màu vàng cam trên môi trường thạch nước cốt dừa là một cơ sở để kết hợp với màu của huỳnh quang để đánh giá khả năng sinh độc tố Aflatoxin của Aspergillus spp. Sự biến đổi màu sắc trên môi trường thạch nước cốt dừa không thể sử dụng để định tính aflatoxin

sinh ra mà không cần kết hợp với việc sử dụng ánh sáng của đèn cực tím. Môi trường thạch nước cốt dừa rất dễ dàng để chuẩn bị và định tính được độc tố aflatoxin nhanh chóng, đơn giản với trang thiết bị rất đơn giản.

Một phần của tài liệu Đánh giá tỷ lệ nhiễm aspergillus flavus trên hạt giống lạc tại nghi lộc, vùng phụ cận vụ xuân 2011 và phòng trừ bằng trichoderma spp luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 36 - 38)