Tỷ lệ nhiễm Aspergillus flavus trên hạt lạc thu từ các chợ vùng Nghi Lộc và phụ cận

Một phần của tài liệu Đánh giá tỷ lệ nhiễm aspergillus flavus trên hạt giống lạc tại nghi lộc, vùng phụ cận vụ xuân 2011 và phòng trừ bằng trichoderma spp luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 64 - 67)

vùng Nghi Lộc và phụ cận

Hiện nay chúng ta quan tâm nhiều đến chất lượng thực phẩm, bởi chất lượng thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người. Có rất nhiều mối quan tâm, bên cạnh vấn đề giá trị dinh dưỡng, vấn đề an toàn thực phẩm

được đặc biệt chú trọng, trong đó nhiễm các chất gây hại cho người như kim loại nặng, thuốc trừ sâu, dư lượng phân bón, các độc tố khác nhau …

Trong điều kiện khí hậu của nước ta, khí hậu gió mùa, chế độ mưa ẩm cao. Điều kiện bảo quản lạc giống đã được quan tâm, tuy nhiên vẫn còn ở quy mô lớn, ở các kho lạc giống lớn của cả nước, ở các kho xuất khẩu, còn đối với các địa phương, các kho nhỏ lẻ, kho bảo quản ở chợ chưa được quan tâm và hiểu về nó chưa đúng mức, hậu quả sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng

thực phẩm cung cấp cho người dân. Trong điều kiện như vậy, nấm A. flavus

có thể phát triển mạnh và sinh độc tố Aflatoxin gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khoẻ người tiêu dùng, đặc biệt tiềm ẩn nguy cơ là gây ung thư cho người ăn nhiều loại lạc giống bị nhiễm loại nấm mốc nguy hiểm này.

Chúng tôi đã tiến hành các đợt thu thập, phân lập nấm gây bệnh từ mẫu lạc giống, chủ yếu mẫu lạc và ngô từ các chợ trên địa bàn khu vực Nghi Lộc và thành phố Vinh, để đánh giá mức độ nhiễm nấm A. flavus trên lạc giống tại các chợ của khu vực này. Kết quả thu được theo bảng 3.3 hình 3.2.

Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm A. flavus trên lạc giống thu từ các chợ vùng Nghi Lộc và phụ cận

Địa điểm Mẫu thu

(mẫu)

Mẫu nhiễm A. flavus

(mẫu)

Tỷ lệ

(%)

Chợ Nghi Ân - Nghi Lộc 27 18 66,70

Chợ Sơn - Nghi Lộc 31 17 54,80

Chợ Mới – Nghi Lộc 30 16 53,30

Chợ Ga – TP Vinh 33 16 48,50

Chợ Vinh – TP Vinh 35 16 45,70

Chợ Quán Lau – TP Vinh 30 10 33,30

Chợ Quang Trung – TP Vinh 28 14 50,00

Hình 3.2. Tỷ lệ nhiễm A. flavus trên lạc giống thu từ các chợ vùng Nghi Lộc và phụ cận

Qua bảng 3.3 và hình 3.2 ta thấy với tổng số mẫu thu được tại mỗi điểm thu xấp xỉ hoặc gần hơn 30 mẫu, tỷ lệ số mẫu lạc giống nhiễm nấm A. flavus ở các chợ khá cao từ 33,3 – 66,7%. Trong đó cao nhất là chợ Nghi Ân với số

Quán Lau – Thành phố Vinh. Các chợ khu vực Nghi Lộc có tỷ lệ số mẫu nhiễm A. flavus khá cao và khá đều nhau giữa các chợ, từ 53,3 – 66,7 %. Các chợ trong khu vực thành phố Vinh: Chợ Ga, chợ Quang Trung, chợ Quán

Lau, chợ Vinh có tỷ lệ nhiễm mẫu nhiễm nấm A. flavus thấp hơn Nghi Lộc và

khá đồng đều, từ 33,5 – 50%. Điều này có thể được giải thích rằng, ở các chợ khu vực thành phố Vinh, sự giao lưu hàng hóa lớn hơn nên thời gian bảo quản của các loại lạc giống ở các cửa hàng ngắn hơn nên tỷ lệ nhiễm nấm A. flavus

trên lạc giống thấp hơn. Tuy nhiên, đây mới chỉ là một nghiên cứu nhỏ, số lượng mẫu thu thập chưa lớn, số địa điểm thu mẫu còn ít, mặt khác, sự giao lưu hàng hóa luôn liên tục và biến động theo thời gian nên cần có thêm những nghiên cứu rộng hơn nữa để đánh giá được chính xác hơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá tỷ lệ nhiễm aspergillus flavus trên hạt giống lạc tại nghi lộc, vùng phụ cận vụ xuân 2011 và phòng trừ bằng trichoderma spp luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w