Kết quả phân tích bài kiểm tra lầ n2 (trắc nghiệm MCQ):

Một phần của tài liệu Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn dựa trên kết quả trả lời câu hổi ngắn của học sinh để dạy học chương ''tính quy luật của hiện tượng di truyền'' sinh học 12 (Trang 50 - 55)

Chúng tôi thu được số liệu ở bảng 3.7, 3.8 và 3.9

Bảng 3.7. Bảng phân phối điểm số của HS đạt điểm xi ở bài kiểm tra lần 2.

Phương án xi n 0 2 3 4 5 6 7 8 9 10 X ĐC 181 0 0 10 18 42 56 34 16 5 0 5.76 TN 182 0 0 1 6 24 39 68 26 18 0 6.82

Bảng 3.8. Bảng tần suất (fi %) số HS đạt điểm xi ở bài kiểm tra lần 2.

Phương án xi n 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 X ĐC 181 0 0 5.6 12.0 25.6 28.8 16.0 8.8 3.2 0 5.76 TN 182 0 0 0.8 4.2 16.6 28.9 28.0 13.2 8.3 0 6.82

Bảng 3.9. Bảng tần suất hội tụ tiến (f) số HS đạt điểm xi trở lên ở bài kiểm tra lần 2.

Phương án xi n 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 X ĐC 181 100 100 100 94.4 82.4 56.8 28.0 12.0 3.2 0 5.76 TN 182 100 100 100 99.2 95.0 78.4 49.5 21.5 8.3 0 6.82

Bảng 3.10. Bảng so sánh các tham số đặc trưng giữa TN và ĐC bài kiểm tra lần 2.

Phương án n X ± m s Cv (%) Tđ

ĐC 181 5.76 + 0.125 1.4 24.3

TN 182 6.82 + 0.118 1.3 19.9

Từ các số liệu trên đây, xây dựng được biểu đồ biểu diễn tần suất và tần suất hội tụ tiến của bài kiểm tra lần 2 ở lớp ĐC và TN ở hình sau:

Hình 3.3. Biểu đồ biểu diễn đường tần suất (fi %) bài kiểm tra 2.

Nhận xét: Đường TN phân bố gần đối xứng quanh giá trị mod = 7. Đường ĐC

phân bố gần đối xứng quanh giá trị mod = 5. Phần trăm số SV đạt điểm dưới giá trị mod = 7 của TN luôn ít hơn ĐC, và điểm trên 7 nhiều hơn ĐC.

Hình 3.4. Đường biểu diễn tần suất hội tụ tiến (f) bài kiểm tra 2.

Nhận xét: Đường hội tụ tiến ở lớp TN luôn nằm bên phải và cao hơn ĐC.

- Kết quả phân tích bài kiểm tra TNKQ dạng MCQ:

Kết quả tổng hợp so sánh giữa lớp TN và ĐC qua 2 bài kiểm tra thuộc phần kiến thức ở bài 12, 13 và 14 chương “Tính quy luật của hiện tượng Di truyền” sinh học 12 THPT khi sử dụng và không sử dụng MCQ cho thấy:

1. Hiệu số (đTN-ĐC) điểm trung bình cộng giữa lớp TN và ĐC của các bài kiểm tra đều dương và ở bài kiểm tra lần 2 (TN) cao hơn so với bài kiểm tra lần1(ĐC) Chứng tỏ lớp TN đạt kết quả cao hơn ĐC, độ bền kiến thức tốt hơn.

2. Điểm trung bình cộng (X ) của lớp ĐC thấp hơn lớp TN, điều này chứng tỏ tính khả thi của phương pháp. Độ biến thiên Cv (%)ở cả 2 lần kiểm tra của lớp TN luôn thấp hơn lớp ĐC, điều đó chứng tỏ kết quả tin cậy và ổn định của phương pháp.

3. Các đường tần suất của lớp TN luôn bên phải và cao hơn ĐC, chứng tỏ số HS đạt điểm cao của lớp TN nhiều hơn lớp ĐC.

4. Các đường tần suất hội tụ tiến của lớp TN luôn nằm bên phải so với ĐC. Chứng tỏ số điểm cao của lớp TN nhiều hơn hẳn so với ĐC.

5. Kết quả xử lý bằng thống kê xác suất về các tham số đặc trưng giữa lớp TN và ĐC cho thấy hiệu quả của phương pháp sử dụng MCQ trong dạy bài mới ở lớp TN cao hơn ĐC, biểu hiện rõ khi so sánh số HS đạt điểm 7 trở lên. Cụ thể qua các bài là:

Bài 1 (tự luận): TN: 45% ĐC: 30.3% (Bảng 3.3) Bài 2 (trắc nghiệm): TN: 61.5% ĐC: 30.4% (Bảng 3.7)

3.4. Đánh giá việc sử dụngTN dạng MCQ trong dạy học.

Qua thăm dò ý kiến của GV, HS và dựa vào kết quả của hai bài kiểm tra có thể rút ra một số kết luận ban đầu như sau:

- Sử dụng câu hỏi TNKQ dạng MCQ trong dạy học tạo ra hứng thú cho HS vì đây là một phương pháp có tính mới lạ đối với người học, mặt khác phương pháp này kích thích khả năng tự nghiên cứu tài liệu của người học, khả năng tìm tòi để khẳng định mình thông qua việc hoàn thành các câu MCQ.

- Sử dụng MCQ sẽ hạn chế được việc dùng lời của GV, HS có nhiều thời gian để nghiên cứu và suy nghĩ về nội dung kiến thức. Mặt khác nó phát huy được tính tích cực xây dựng bài của người học.

- Qua kết quả điểm kiểm tra cho thấy các lớp thực nghiệm có độ đồng đều cao hơn, mặt bằng điểm cao hơn các lớp đối chứng.

- Đây là một phương pháp DH phát huy được tính tích cực của HS, tuy nhiên GV phải có tính linh hoạt trong việc sử dụng các câu MCQ để bài giảng không bị xơ cứng. Theo chúng tôi nên sử dụng nhiều phương pháp trong cùng một bài dạy và tuỳ vào từng nội dung kiến thức, tuỳ vào từng đối tượng HS mà có thể có các cách thức áp dụng khác nhau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHẦN III- KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

I.Từ kết quả thu được qua quá trình nghiên cứu, đối chiếu với mục đích và các nhiệm vụ đã đề ra cho phép kết luận:

1. Dựa vào sự phân tích về cơ sở lí luận của TN, chúng tôi đã khẳng định được những ưu điểm của TNKQ dạng MCQ so với các phương pháp KTĐG khác.

2. Qua điều tra về thực trạng công tác KTĐG ở trường phổ thông chúng tôi có thể kết luận các trường phổ thông hiện nay sử dụng TNKQ để đánh giá kết quả học tập của HS, trong đó nhiều GV mong muốn có một bộ TNKQ dạng MCQ về nội dung kiến thức của cả hệ thống chương trình để sử dụng.

3. Trên cơ sở nghiên cứu quy trình xây dựng câu TN dạng MCQ, chúng tôi đã tìm ra được một số giải pháp góp phần làm tăng chất lượng của câu MCQ và bộ TN MCQ.

4. Qua nghiên cứu nội dung kiến thức chương ” Tính quy luật của hiện tương Di truyền” sinh học lớp 12 Nâng cao THPT chúng tôi đã xây dựng được bảng trọng số chi tiết cho việc xây dựng câu hỏi. Dựa vào bảng trọng số đã xây dựng được 150 câu

MCQ. Qua phân tích, sửa chữa, thực nghiệm khảo sát chúng tôi đã chọn tất cả câu hỏi trên để thực nghiệm chính thức. Từ hai lần thực nghiệm thăm dò và chính thức cũng như qua sữa chữa chúng tôi đã chọn được 150 câu đủ tiêu chuẩn để sử dụng trong dạy học, đó là những câu có độ khó từ 20 – 80%, độ phân biệt từ 0, 2 trở lên.

5. Áp dụng công thức Kuder – Richardson 21, chúng tôi đã xác định được hệ số tin cậy của bộ TN ở lần thực nghiệm 2 là 0,95. Từ chỉ số này cho thấy bộ TN có độ tin cậy cao.

6. Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm để đánh giá hiệu quả của phương pháp sử dụng MCQ khi dạy bài mới so với dạy học bằng phương pháp vấn đáp. Sử dụng các công thức thông kê để xử lí số liệu, kết quả cho thấy chất lượng của các lớp thực nghiệm cao hơn, độ bền kiến thức tốt hơn so với các lớp đối chứng.

Một phần của tài liệu Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn dựa trên kết quả trả lời câu hổi ngắn của học sinh để dạy học chương ''tính quy luật của hiện tượng di truyền'' sinh học 12 (Trang 50 - 55)