Mục đích sử dụng của bộ câu hỏi trắc nghiệm.

Một phần của tài liệu Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn dựa trên kết quả trả lời câu hổi ngắn của học sinh để dạy học chương ''tính quy luật của hiện tượng di truyền'' sinh học 12 (Trang 30 - 32)

Số thí sinh khá làm đúng (27%) Số thí sinh yếu làm đúng (27%) 27% tổng số thí sinh

2.1.Mục đích sử dụng của bộ câu hỏi trắc nghiệm.

Chúng tôi xây dựng bộ câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn thuộc chương “Tính quy

luật của hiện tượng Di truyền” để sử dụng trong hoạt động DH với nhiều mục đích khác

nhau như: hình thành kiến thức mới, ôn tập, cũng cố, KTĐG thành quả học tập của HS. Bên cạnh đó bộ câu hỏi TN này còn được xem là nguồn tài liệu giúp HS tự học, tự lĩnh hội kiến thức và tự đánh giá KQHT từ đó có thể tự điều chỉnh hoạt động học tập của mình ở mức cân bằng và tích cực nhất. Ngoài ra bộ TN có một số câu khó và nâng cao nhằm cung cấp cho những HS khá giỏi và GV tham khảo.

2.2.Tiêu chuẩn của một câu hỏi TN, một bài TN dạng MCQ.

Muốnđạt được độ giá trị và độ tin cậy cao khi đưa vào sử dụng thì khi xây dựng các câu hỏi TN, bài TN dạng MCQ phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định của kỹ thuật TN và phải đảm bảo các tiêu chuẩn của nó như: tiêu chuẩn về mặt định tính, tiêu chuẩn về mặt định lượng,...

2.2.1. Các tiêu chuẩn của một câu trắc nghiệm MCQ 2.2.1.1. Tiêu chuẩn về định lượng

Theo Patrick Griffin [6], các câu TN dạng MCQ dùng để đánh giá thành quả học tập của HS thường có độ khó (Fv) trong khoảng 20-80% và tốt nhất là nằm trong khoảng 40-60%, độ phân biệt (DI) phải từ 0, 2 trở lên.

2.2.1.2. Tiêu chuẩn về định tính

* Câu dẫn: hay còn gọi là “phần chính” phải hàm chứa vấn đề mà ta muốn hỏi

[23] nghĩa là vấn đề đó được trình bày một cách ngắn gọn, rõ ràng, súc tích và hoàn chỉnh. “Phần chính” của câu TN có thể được trình bày dưới dạng một câu hỏi hay một câu bỏ lửng (chưa hoàn tất), trong trường hợp là một câu bỏ lửng thì các câu lựa chọn phải nối tiếp với câu bỏ lửng thành những câu có nghĩa theo đúng văn phạm [23].

* Các phương án chọn: hay còn gọi là “phần lựa chọn” gồm một câu trả lời đúng (hoặc đúng nhất) và nhiều câu trả lời sai, các câu sai là những “mồi nhử” hay còn gọi là câu nhiễu. Các câu nhiễu phải có tính hấp dẫn và có vẻ hợp lý với những người chưa nắm vững vấn đề. Các phương án chọn phải tương tự hoặc đồng nhất về mặt ngữ

pháp, tránh tình trạng có các từ gợi ý để lộ câu trả lời như: “ Tất cả ”, “không bao giờ”, “ chỉ ”... Nên thận trọng khi sử dụng cụm từ: “tất cả đều đúng” hay “ tất cả đều sai ” làm câu lựa chọn đúng [23].Ngoài ra trong một số trường hợp để kiểm tra được nhiều nội dung kiến thức thì cần phải biến đổi linh hoạt cấu trúc câu dẫn và phương án chọn. Trong lúc này câu dẫn có thể là một mệnh lệnh (ví dụ như: hãy chọn kết luận đúng!), hoặc là một câu hỏi (ví dụ như: Nhận xét nào sau đây không đúng?). Các phương án trả lời đều là các mệnh đề khác nhau của một vấn đề lớn.

2.2.2. Tiêu chuẩn của một bài trắc nghiệm 2.2.2.1. Tiêu chuẩn về nội dung khoa học

Theo Quentin stodola [28], Patrick Griffin [6] và nhiều tác giả khác thì tiêu chuẩn về nội dung khoa học của một bài TN được xác định như sau:

* Tính giá trị:Thể hiện ở việc đo lường và ĐG được đúng điều cần đo và cần ĐG. * Tính định lượng: Các kết quả phải đo lường được thể hiện bằng các số đo nhất định. * Tính khả thi: Nghĩa là bài TN đó sử dụng được trong quá trình DH ở trường học. * Tính lý giải: Phải giải thích các kết quả thu được bằng những nhận định.

* Tính công bằng: Các thí sinh đều có cơ hội như nhau trong việc tiếp cận với các kiến thức được TN.

* Tính kinh tế: Việc triển khai TN sẽ tiết kiệm được kinh phí và thời gian. 2.2.2.2. Tiêu chuẩn về mặt sư phạm

Theo Lê Đức Ngọc [16] và một số tác giả trong nước cho rằng về mặt sư phạm các bài TN phải đạt được các tiêu chuẩn sau đây:

* Tính giáo dục: Nghĩa là bồi dưỡng năng lực trí tuệ cho HS, tạo ra tình huống gây sự hứng thú trong học tập. Bên cạnh đó tăng cường tính tự giác, khả năng tự học, tự nghiên cứu và tự KTĐG.

* Tính phù hợp: Các bài TN phải phù hợp với trình độ nhận thức cũng như về mặt tâm sinh lý của học sinh.

* Tính hệ thống, lôgic: Nội dung của các bài TN phải nằm trong một hệ thống kiến thức nhất định, bao phủ được nội hàm và ngoại diên phần kiến thức cần KTĐG.

* Tính đơn giản, dễ hiểu: Ngôn ngữ, thuật ngữ dùng trong bài TN MCQ cần đảm bảo tính chính xác, rõ ràng và chỉ có một lối hiểu duy nhất là đúng.

* Tính linh hoạt, mềm dẻo: Nghĩa là bài TN đó được gia công sư phạm và có thể sử dụng vào các mục đích khác nhau trong QTDH.

Một phần của tài liệu Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn dựa trên kết quả trả lời câu hổi ngắn của học sinh để dạy học chương ''tính quy luật của hiện tượng di truyền'' sinh học 12 (Trang 30 - 32)