CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.2.2.2. Khảo sát hệ số pha loãng
Mục đích: xác định hệ số pha loãng tối thiểu để loại trừ nhiễu nền nhưng nồng độ các hợp chất PCBs vẫn thỏa mãn khoảng tuyến tính của phương pháp.
Tiến hành: Mẫu PCB-03 được xử lý (mẫu dầu biến thế thải tại tỉnh Bình Định) theo quy trình phân tích 2, chạy mẫu trên máy sắc ký khí ghép đầu dò khối phổ theo chương trình nhiệt và các thông số vận hành đã chọn, với các hệ số pha loãng khác nhau trong quá trình xử lý mẫu như sau:
Hệ số pha loãng 1 (f = 50): sắc ký đồ thu được ở hình 3.18.
Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu
Trên sắc ký đồ thu được, tôi nhận thấy nền mẫu vẫn còn bị nhiễu và tín hiệu của ion 498 (PCB 209) vẫn còn quá thấp. Để loại bỏ nhiễu nền và tối ưu tín hiệu của ion 498, tôi tiến hành khảo sát với hệ số pha loãng f =10.
Hệ số pha loãng 2 (f = 10): sắc ký đồ thu được ở hình 3.19.
Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu
Trên sắc ký đồ thu được, tôi nhận thấy vẫn chưa loại bỏ được nhiễu nền và tín hiệu của ion 498 (PCB 209) vẫn còn quá thấp. Để loại bỏ nhiễu nền và tối ưu tín hiệu của ion 498, tôi tiến hành khảo sát với hệ số pha loãng f =100.
Hệ số pha loãng 3 (f = 100): sắc ký đồ thu được ở hình 3.20.
Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu
Trên sắc ký đồ thu được, tôi nhận thấy vẫn chưa loại bỏ được nhiễu nền nhưng tín hiệu của ion 498 (PCB 209) đã rất rõ. Vì vậy tôi quyết định chọn hệ số pha loãng tối thiểu fmin = 100 để xử lý các mẫu tiếp theo, và hệ số pha loãng có thể tăng lên khi biết được nồng độ các hợp chất PCBs trong mẫu cao.