Trường ĐH Bà Rị a Vũng Tàu
1.2.2.4. Định tính và định lượng trong sắc ký khí
Định tính:
Dựa vào thời gian lưu tR của cấu tử phân tích và thời gian lưu của chất chuẩn trong cùng điều kiện phân tích sắc ký. Tuy nhiên thời gian lưu không đảm bảo hai chất trùng nhau hoàn toàn, để đảm bảo hơn cho việc định danh có thể so sánh thời gian lưu của chất phân tích và chất chuẩn trên hai pha tĩnh khác nhau.
Định lượng:
Diện tích mũi sắc ký trên sắc ký đồ tỉ lệ với nồng độ của chất từ đó có thể tính được chính xác nồng độ của mỗi thành phần trong hỗn hợp. Có hai phương pháp dùng để định lượng:
Phương pháp ngoại chuẩn:
So sánh trực tiếp diện tích mũi sắc ký của mẫu theo diện tích mũi sắc ký của chất chuẩn từ đó suy ra nồng độ của mẫu.
Trong phương pháp này dùng chất chuẩn tinh khiết của chất cần xác định pha thành nhiều nồng độ khác nhau, dựng đường chuẩn theo diện tích mũi trên sắc ký đồ và nồng độ chất phân tích. Dựa vào đường chuẩn và diện tích mũi của chất cần phân tích trên sắc ký đồ có thể suy ra nồng độ chất cần phân tích.
Phương trình đường chuẩn cho phương pháp ngoại chuẩn: S = Kc + b
Trong đó: S diện tích mũi sắc ký C nồng độ chất phân tích
Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu
Phương pháp nội chuẩn
Phương pháp nội chuẩn nhằm hạn chế sai số do thể tích mẫu vào cột không bằng nhau ở mỗi lần tiêm. Chất nội chuẩn được thêm vào mẫu và dung dịch chuẩn ở cùng nồng độ. Thay vì dựng đường chuẩn theo diện tích peak, nồng độ, ta sẽ dựng đồ thị dùng tỉ lệ diện tích peak của chất chuẩn và nội chuẩn theo tỷ lệ nồng độ của chất chuẩn và nội chuẩn.
Phương trình đường chuẩn trong phương pháp nội chuẩn:
IS IS
X X
S C
k b
S C
Trong đó: SX, SIS diện tích của chất cần phân tích và chất nội chuẩn. CX, CIS nồng độ chất cần phân tích và chất nội chuẩn.
Điều kiện của chất nội chuẩn:
- Có tính chất hóa lí gần giống với chất cần phân tích. - Chất nội chuẩn không có mặt trong thành phần của mẫu. - Không phản ứng với các chất trong hỗn hợp, chất nhồi cột. - Cường độ tín hiệu đo tương đương với chất cần phân tích.
- Cho 1 peak riêng biệt không chập với các peak khác. Không chứa tạp chất có thời gian lưu trùng với chất phân tích.
Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp nội chuẩn:
Ưu điểm: có thể loại trừ các lỗi khi tiêm, độ lặp lại cao hơn, cho kết quả chính xác hơn, tránh được sai số do thể tích mẫu đưa vào máy sắc ký không đều nhau.
Nhược điểm: sự phân tách các chất sẽ khó hơn, khó tìm được chất nội chuẩn thích hợp thỏa mãn các đều kiện trên.
Phương pháp thêm chuẩn
Phương pháp này thường được dùng khi có sự ảnh hưởng của các chất khác.