2. Xây dựng các chiến lược cho công ty
2.2.2.2 Tích hợp về phía sau
Nhà cung ứng: Phát triển vùng nguyên liệu riêng cho chính mình, Công ty có khoảng 2.600 trang trại và nông hộ nuôi bò sữa thành viên, cung cấp 60 triệu ki lô gam sữa hàng năm. Dutch Lady Việt Nam đã triển khai chương trình phát triển ngành sữa (DDP), bắt đầu từ việc tổ chức hệ thống thu mua để giải quyết đầu ra ổn định cho người nuôi bò, đến việc thường xuyên hỗ trợ kỹ thuật, dịch vụ thú y, tổ chức các lớp tập huấn, kỹ thuật về xây dựng chuồng trại, cách trồng cỏ đạt năng suất cao … Xây dựng mạng lưới thu mua sữa trục tiếp từ nông dân (39 điểm thu mua ) và thu mua theo chất lượng sữa kiểm soát nhà cung ứng tốt.
2.2.3 Chiến lược tấn công phòng thủ 2.2.3.1 Tấn công
Dutch Lady là nhãn hiệu "xâm chiếm" lĩnh vực sữa tươi uống liền đầu tiên tại thị trường Việt Nam. Rồi mới đến Vinamilk. Nhưng rõ ràng là kể từ khi cổ phần hóa, marketing của Vinamilk đã khởi sắc chóng mặt, và đang dần đẩy Dutch Lady vào thế "phòng thủ". Tất cả những chiến dịch trên của Vinamilk đều diễn ra trước, rồi Dutch Lady mới "ra đòn phản công".
2.2.3.2 Phòng thủ
Gần đây, hai nhãn hiệu lớn này còn tung ra những chiến dịch marketing gần như là đồng thời. Vinamilk tung ra thông điệp "trăm phần trăm", ngay lập tức Dutch Lady đã đưa ra chiến dịch "...nữa đi". Được một thời gian, hai chiến dịch này tiếp tục phát triển với những thông điệp "Bày tỏ" của Dutch Lady và với Vinamilk là "Chia sẻ”. Với Dutch Lady, có thể diễn giải thông điệp của họ là "Hãy uống sữa Cô gái Hà Lan để bày tỏ tình yêu với MẸ". Tình yêu với mẹ là thứ tình cảm thiêng liêng và dường như là ai cũng muốn nói "Con yêu mẹ", nhưng thật khó. Còn Vinamilk, "Uống sữa là sẻ chia!". Mỗi một hộp sữa bạn uống, là đã đóng góp 60đ vào chiến dịch chia sẻ 1 triệu ly sữa với trẻ em nghèo. Họ sử dụng những nhân vật nổi tiếng hàng đầu như Thanh Bạch, Lam Trường, rồi cả Quyền Linh để truyền tải thông điệp "Sẻ chia" này. Thế là cứ "Uống sữa Vinamilk", là đã "Có tinh thần đồng loại, có tình yêu với trẻ em nghèo"!
2.2.4 Chiến lược liên minh, hợp tác, M&A
Ngày 21/7/2009 Công ty FrieslandFoods Dutch Lady Việt Nam thuộc Tập đoàn Thực phẩm Royal FrieslandFoods đã chính thức công bố đổi tên thành FrieslandCampina Việt Nam. Đây là kết quả của sự hợp nhất hai tập đoàn sản xuất sữa hàng đầu Hà Lan Royal FrieslandFoods và Campina hồi đầu năm nay. “Với sự hợp nhất này, FrieslandCampina đã
trở thành một trong bốn tập đoàn sữa lớn nhất thế giới với hơn 22.000 nhân viên, trên 30 nhãn hiệu nổi tiếng và doanh thu 9,5 tỷ euro.”
Với kinh nghiệp 130 năm của tập đoàn trong ngành sữa toàn cầu và 15 năm hoạt động tại Việt Nam, FrieslandCampina Vietnam đáp ứng nhu cầu khách hàng bằng sản phẩm sữa đạt tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Và như vậy, FrieslandCampina Vietnam là công ty liên doanh lớn nhất hoạt động trong ngành sữa tại Việt Nam.
Sự hợp nhất của 2 công ty tại Việt Nam sẽ giúp cho thị phần của công ty mới tăng hơn 30% tại thị trường này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lê Thành Long, Quản lý chiến lược (Slide bài giảng)
Fred R. David, Khái luận và Quản lý chiến lược.
Tài liệu về Công ty FrieslandCampina Việt Nam.