chuyển của các khoản phải thu. Số vòng luân chuyển các khoản phải thu được tính bằng tổng số doanh thu bán chịu thực chia cho bình quân các khoản phải thu.
Số vòng luân chuyển = Tổng doanh số bán chịu thực Bình quân các khoản phải thu
Qua chỉ tiêu này ta thấy được mức hợp lý của số dư các khoản phải thu và hiệu quả của việc thu hồi nợ.
Nếu phải thu nhanh thì số vòng luân chuyển các khoản phải thu sẽ cao và công ty ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên nếu chỉ tiêu này quá cao thì cũng không tốt vì nó sẽ ảnh hưởng tới khối lượng hàng tiêu thụ do phương thức thanh toán quá chặt chẽ sẽ thu hẹp mạng lưới khách hàng, sẽ có ít khách hàng đáp ứng được mức yêu cầu tín dụng mà doanh nghiệp đưa ra.
Như vậy nhà quản trị tài chính sẽ phải phân tích chặt chẽ hơn, kết hợp giữa chính sách bán chịu và quản lý các khoản phải thu để tính toán được số vòng luân chuyển các khoản phải thu một cách hợp lý.
. Số ngày trung bình để thu các khoản phải thu: Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ thu hồi các khoản phải thu ở doanh nghiệp. Số ngày trung bình để thu các khoản phải thu dựa trên hai chỉ tiêu là thời gian của kỳ phân tích và số vòng luân chuyển các khoản phải thu.
Số ngày tb để thu các khoản phải thu
Số vòng luân chuyển các khoản phải thu
Số vòng luân chuyển các khoản phải thu càng lớn và số ngày trung bình để thu các khoản phải thu càng nhỏ thể hiện tốc độ luân chuyển nợ phải thu càng nhanh, khả năng thu hồi nợ nhanh, hạn chế vốn bị chiếm dụng để đưa vào hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp có được nguồn tiền được thanh toán. Ngược lại, số vòng luân chuyển khoản phải thu càng nhỏ và số ngày trung bình để thu các khoản phải thu càng lớn thì tốc độ luân chuyển nợ phải thu chậm, khả năng thu hồi vốn chậm, gây khó khăn hơn trong thanh toán của doanh nghiệp và nó cũng dẫn tới những rủi ro cao hơn về khả năng không thu hồi được nợ.