I. Tiền và các khoản tương đương tiền
4. Số ngày của một vòng quay nợ phải thu:
3.4.2.2. Đối với công tác quản lý nợ phải thu.
1. Tăng cường đào tạo nghiệp vụ và nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên trong quản lý nợ và phân tích tín dụng thương mại
Chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý tài chính là nhân tố quan trọng bậc nhất trong hệ thống kiểm soát nợ của doanh nghiệp. Do đó, cần tăng cường đào tạo nghiệp vụ và nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên trong quản lý nợ và phân tích tín dụng thương mại.
Trước hết cần phải có các biện pháp bồi dưỡng kiến thức, thông tin, đào tạo cho cán bộ quản lý và cán bộ tài chính về công tác quản lý nợ. Cán bộ quản lý nợ cần được bồi dưỡng các kiến thức và kỹ năng chuyên môn về quản lý nợ, trong đó đặc biệt là các kỹ năng quản lý, phân loại nợ, đánh giá rủi ro tín dụng, kỹ thuật xử lý nợ, tái cơ cấu nợ.
Còn các phòng ban chức năng như tài chính - kế toán, phòng kinh doanh cần có sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình quản lý nợ phải thu cũng như nợ phải trả.
2. Xây dựng chính sách kinh doanh của doanh nghiệp vừa mềm dẻo vừa rắn, áp dụng linh hoạt cho từng khách hàng
Tính mềm thể hiện ở việc chiết khấu thỏa đáng cho những khách hàng thanh toán ngay. Tính rắn thể hiện ở chỗ quy định về hình thức và mức phạt đối với những khách hàng vi phạm thời hạn thanh toán của hợp đồng. Tuy nhiên, không nên cứng nhắc quá, nếu khách hàng đang nợ tiền của công ty nhưng sắp lâm vào tình trạng phá sản thì không nên tính lãi phạt mà phải làm sao đảm bảo thu hồ đủ số nợ gốc hoặc theo tỷ lệ phần trăm nhất định. Như vậy công tác thu hồi nợ mới đảm bảo thu hồi tối đa được khoản nợ phải thu mà không làm mất lòng khách hàng.
3. Tăng cường phân tích năng lực tài chính của bạn hàng: để tránh những tổn thất do nợ không thể thu hồi công ty cần chú ý đến việc phân tích uy tín của khách hàng trước khi quyết định có nên bán chịu cho khách hàng hay không. Quy trình đánh giá uy tín tín dụng của khách hàng trải qua 3 bước:
- Thu nhập thông tin về khách hàng .
- Phân tích thông tin thu thập được để phán quyết về uy tín tín dụng khách hàng.
- Quyết định có bán chịu cho khách hàng đó hay không.
4. Tăng cường mối quan hệ với ngân hàng.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải mở tài khoản tại ngân hàng do đó luôn có mối quan hệ làm ăn với ngân hàng. Khi phát sinh các khoản phải thu sắp đến hạn thanh toán doanh nghiệp có thể thông qua ngân hàng để thu hồi nợ từ phía khách hàng. Tuy nhiên sử dụng biện pháp này doanh nghiệp sẽ mất một khoản chi phí cho ngân hàng, và nếu thường xuyên phải áp dụng biện pháp này thì chi phí sẽ lên rất cao.
PHẦN IV
KẾT LUẬN
4.1. Kết luận:
Trong quá trình hoạt động nhiều công ty đã không ngừng gia tăng lợi nhuận. Để đạt được điều đó các công ty đã tìm mọi cách để gia tăng năng lực cạnh tranh, tăng doanh thu và từ đó tăng lợi nhuận. Hầu hết các công ty nói chung và công ty CP thương mại LD Hà Nội nói riêng đều đã áp dụng chính sách tín dụng nới lỏng như chấp nhận cho khách hàng thanh toán sau khi đã nhận được hàng một thời gian nhất định, áp dụng chính sách chiết khấu... để đẩy nhanh tiêu thụ hàng hoá tăng doanh thu. Tuy nhiên bên cạnh đó những chính sách này cũng làm gia tăng các khoản phải thu và các khoản phải thu khó đòi, gây rủi ro cho doanh nghiệp khi khách hàng kinh doanh không đạt hiệu quả mất khả năng thanh toán cho công ty. Chính vì thế để tránh rủi ro công ty cần phải có biện pháp quản lý công nợ phải thu và xử lý nợ khó đòi hợp lý làm lành mạnh hoá tình hình tài chính của công ty.
Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu tình hình thực tế kế toán tại công ty em nhận thấy rằng:
Công tác kế toán nợ phải thu khách hàng và quản lý nợ phải thu là một phần công việc trong hệ thống kế toán của công ty được theo dõi sát sao và đã phát huy được rất nhiều mặt mạnh. Việc ghi chép đầy đủ, đúng chuẩn mực kế toán góp phần giúp nhà quản trị đưa ra các biện pháp hữu hiệu nhằm quản lý các khoản phải thu đó. Kế toán thanh toán theo dõi một cách sát sao các khoản phải thu tại các sổ chi tiết, sổ tổng hợp, các báo cáo...và phản ánh đúng với thực tế
phát sinh. Cuối niên độ kế toán hoặc vào những thời điểm cần thiết, kế toán thường tiến hành đối chiếu công nợ để kiểm tra khớp đúng giữa hai bên.
Khoản nợ phải thu khách hàng luôn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng nợ phải thu và có thời gian thu hồi nợ lâu hơn các khoản nợ phải thu khác. Vì vậy quản lý những đối tượng nợ này rất quan trọng đối với doanh nghiệp.
Công ty luôn có mối quan hệ tốt với bạn hàng, có các bạn hàng đáng tin cậy và do đặc tính của ngành nghề kinh doanh nên thời gian thu hồi nợ dài nhưng không có nợ khó đòi.
Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, tinh thần làm việc cao, mỗi người chịu trách nhiệm cho mỗi phần hành riêng nhưng luôn có sự phối hợp nhịp nhàng với nhau.
4.2. Kiến nghị.
Nợ phải thu ngày càng giảm xuống nhưng số ngày phải thu còn cao, vậy để giảm bớt lượng vốn bị chiếm dụng, gia tăng vòng quay khoản phải thu, công ty nên tiến hành một số công việc sau:
- Phòng kế toán tài vụ: theo dõi chặt chẽ và lên kế hoạch thu hồi những khoản nợ đã tới hạn. Đồng thời, nhanh chóng xác định và thu hồi những khoản thuế được hoàn lại, được khấu trừ trong năm để góp phần giảm mức ứ đọng vốn.
- Phòng kinh doanh: lập bảng theo dõi và phân loại khách hàng về khả năng chi trả, đồng thời tìm hiểu khả năng của khách hàng mới để có chính sách bán chịu hợp lý. Đưa ra chính sách tín dụng linh hoạt như chiết khấu thanh toán, mức phạt đối với những khoản nợ quá hạn thanh...nhằm đẩy nhanh việc thu hồi nợ, tăng cường vòng quay của vốn.
Tăng cường đào tạo nghiệp vụ và nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên.