Nguồn dinh dưỡng nitơ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nâng cao khả năng tổng hợp chất màu và hoạt chất monacolin từ chủng nấm mốc đỏ monascus purpureus 5085 (Trang 48 - 53)

3. ỨNG DỤNG CỦA MONASCUS

3.3.1.2. Nguồn dinh dưỡng nitơ

Tiến hành thí nghiệm trên môi trường lên men cơ bản với 6 nguồn nitơ là: cao nấm men, cao ngô, bột nấm men, tryptone, đậu tương, pepton. Kết quả thể hiện ở bảng 4.

Bảng 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn nitơ đến khả năng tổng hợp chất màu của M. purpureus 5085

Nguồn nitơ Hàm lượng sinh khối ướt

(g/l)

Cường độ màu/gam sinh khối ướt

370 nm 400 nm 500 nm Cao ngô 14.2 179.1 198.5 66.1 Bột nấm men 13.5 92.4 96.4 38.4 Tryptone 12.7 169.7 188.8 62.7 Đậu tương 10.3 84.9 86.2 40.9 Peptone 14.7 159.5 184.1 88.5 Cao nấm men 14.1 192.6 208.3 65.0 * Nhận xét:

- Nguồn dinh dưỡng nitơ ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng và sinh tổng

hợp sắc tố. Cùng chủng giống nguồn nitơ khác nhau cho hàm lượng sắc tố thu được khác nhau.

- Khi ta bổ sung cao nấm men vào môi trường lên men thì hàm lượng sinh khối thu được nhiều nhất, khả năng sinh tổng hợp mầu vàng, da cam là cao nhất (tại bước sóng 370nmn cường độ mầu là 192.6 bước sóng 400nm là

208.3). Vậy ta chọn cao nấm men là nguồn nitơ thích hợp cho các nghiên cứu tiếp theo.

* Sau khi đã lựa chọn được nguồn nitơ là cao nấm men chúng tôi tiến

hành đặt mẫu thí nghiệm lựa chọn tỷ lệ nấm men thích hợp tối ưu môi trường sử dụng. Tiến hành lên men với nồng độ cao nấm men từ: 0.5%, 1.0%, 1.5%, 2.0%, 2.5%, 3.0%. Kết quả thu được ở bảng 5.

Bảng 5: Ảnh hưởng của nồng độ cao nấm men đến sự tổng hợp chất màu của

M. purpureus 5085 Hàm lượng cao nấm men (%) Hàm lượng sinh khối ướt (g/l)

Cường độ màu/ gam sinh khối ướt

370 nm 400 nm 500 nm 0,5 13.2 171.1 180.3 66.3 1 13.5 175.9 185.8 65.6 1,5 14.2 180.0 188.1 76.8 2 14.5 230.6 241.2 87.9 2,5 14.5 229.5 258.5 86.0 3 14.1 239.2 209.6 91.0 * Nhận xét:

- Khi ta bổ sung nồng độ cao nấm men từ: 0,5→ 2% vào môi trường lên

vàng, da cam cũng tăng dần, nhưng khi ta tăng thêm nồng độ từ 2,5%→ 3% thì cường độ mầu lại giảm đi.

- Lựa chọn nồng độ bổ sung là 2% là tốt nhất. Vì khi bổ sung nồng độ này vào môi trường lên men cho ta hàm lượng sinh khối là nhiều nhất, kết quả cho cường độ màu vàng, da cam là cao nhất, khả năng tổng hợp chất mầu vàng, da cam là chủ yếu (tại bước sóng 370nm cường độ mầu là 230.6, bước sóng 400nm là 241.2). Như vậy nồng độ cao nấm men 2% là thích hợp nhất cho các nghiên cứu tiếp theo.

3.3.1.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số vitamin và axit amin

- Môi trường lên men tối ưu đã lựa chọn: Tinh bột 1.5%, cao nấm men 2%, nhiệt độ 300C, thời gian 5 ngày, chế độ lắc 250 vòng/phút.

- Để tăng hiệu suất tổng hợp chất màu ta bổ sung thêm một số loại vitamin và axit amin như: Biotin (hàm lượng 25mg/l), vitamin B1(hàm lượng 25mg/l), L- Methionine (hàm lượng 7.5g/l). Kết quả thu được ở bảng 6.

Bảng 6: Ảnh hưởng của một số vitamin và axit amin đến sự tổng hợp chất màu của M. purpureus 5085 Dung môi tách chiết Vitamin và axit amin bổ sung Hàm lượng sinh khối ướt

(g/l)

Cường độ màu/ gam sinh khối ướt

370 nm 400 nm Cồn 70oC Đối chứng 14.8 249.2 258.3 Biotin (hàm lượng 25mg/l) 21.9 255.6 182.4 B1 (hàm lượng 25mg/l) 14.3 279.1 194.4

L- Methionine (hàm lượng 7.5g/l). 15.0 333.7 462.6 * Nhận xét:

- Bổ sung biotin vào môi trường lên men thì sinh khối tạo thành nhiều nhất đạt 21.9g/l, tuy nhiên khả năng tổng hợp mầu vàng, da cam lại không cao.

- Bổ sung L- Methionine lượng sinh khối tạo thành không nhiều, nhưng khả năng tổng hợp mầu lại là cao nhất, đặc biệt là mầu vàng và da cam (tại bước sóng 370nm cường độ mầu là 333.7, bước sóng 400nm là 462.6).

- Khả năng tổng hợp mầu vàng và da cam là chủ yếu khi bổ sung L-Methionine, do đó chọn L- Methionine là vi chất cho lên men chìm chủng

M. purpureus 5085.

* Để nghiên cứu sâu thêm về ảnh hưởng của vitamin L- Methionine, tiến hành bổ sung vào môi trường lên men ở các hàm lượng sau: 6.0g/l, 6.5g/l, 7.0g/l, 7.5g/l, 8.0g/l. Kết quả thu được ở bảng 7.

Bảng 7: Ảnh hưởng của hàm lượng vitamin L- Methionine đến sự tổng hợp chất màu của M. purpureus 5085

Hàm lượng L-Methionine

(g/l)

Hàm lượng sinh khối ướt

(g/l)

Cường độ màu/ gam sinh khối ướt

370 nm 400 nm 6.0 14.0 342.4 415.2 6.5 15.5 335.1 477.9 7.0 14.2 336.3 478.2 7.5 15.0 340.5 487.7 8.0 13.5 245.6 346.4

* Nhận xét:

- Khi tăng hàm lượng vitamin L- Methionine thì hàm lượng sinh khối ướt thu được gần như không có sự thay đổi.

- Mặt khác khi tăng hàm lượng vitamin L- Methionine thì cường độ mầu vàng, da cam cũng tăng lên. Với hàm lượng bổ sung 6.5g/l, 7.0g/l, 7.5g/l ta thấy khả năng tổng hợp chất mầu vàng, da cam là sấp xỉ như nhau. Nhưng khi tăng hàm lượng L- Methionine lên 8.0g/l thì cường độ mầu vàng, da cam lại giảm đi một cách rõ rệt.

- Như vậy ta thấy nếu bổ sung hàm lượng vitamin ít hơn 6.5g/l thì chưa đủ cho quá trình sinh tổng hợp chất mầu, ngược lại nếu bổ sung quá nhiều thì sẽ gây ức chế sự tổng hợp chất mầu. Do vậy ta chọn vitamin L- Methionine với hàm lượng 6.5g/l là thích hợp nhất cho các nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nâng cao khả năng tổng hợp chất màu và hoạt chất monacolin từ chủng nấm mốc đỏ monascus purpureus 5085 (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w