Nghiên cứu sự phát triển của chủng Monascus trên môi trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nâng cao khả năng tổng hợp chất màu và hoạt chất monacolin từ chủng nấm mốc đỏ monascus purpureus 5085 (Trang 44 - 46)

3. ỨNG DỤNG CỦA MONASCUS

3.2. Nghiên cứu sự phát triển của chủng Monascus trên môi trường

3.2. Nghiên cứu sự phát triển của chủng Monascus trên môi trường khácnhau nhau

- Theo dõi quá trình phát triển của chủng Monascus purpureus 5085 trên môi trường lên men bề mặt và lên men chìm trên bình tam giác 500ml. Kết quả thu được ở bảng 1.

Bảng 1: Quá trình phát triển của chủng Monascus purpureus 5085 trên môi trường lên men bề mặt và lên men chìm

Phư Phương pháp lên men Ngày lên men Quan sát hình thái Lên men bề mặt

Ngày 1,2 Sinh khối gạo chưa có sự thay đổi gì về màu sắc, giống chưa phát triển.

Ngày 3,4 Sinh khối gạo tơi, có lốm đốm đỏ xuất hiện Ngày 4,5 Sinh khối gạo hơi ướt có màu đỏ nhạt Ngày 6,7 Sinh khối gạo ướt có màu đỏ đậm hơn Ngày 7,8 Có sự thay đổi rõ rệt về màu sắc, giống

phát triển mạnh, sinh khối gạo ướt, bết có màu đỏ sậm.

Ngày 9,10 Màu đỏ của sinh khối gạo nhạt đi nhiều

Lên men chìm

Ngày 1,2 Dịch lên men chưa có sự thay đổi về màu sắc, dịch trong suốt.

Ngày 3,4

Dịch chuyển sang màu hơi vàng, bắt đầu xuất hiện sinh khối có màu trắng, vón cục, trơn.

Ngày 5 Có sự chuyển màu rõ nét dịch có màu đỏ, sinh khối nhiều có hình tròn, trơn.

Ngày 6,7 Mầu đỏ của dịch giảm đi, xuất hiện bào từ bám trên thành bình.

- Kết thúc quá trình lên men ta thu sinh khối đem phân tích chất mầu.

Lên men bề mặt Lên men chìm

Hình 6: Ảnh chạy dải màu của lên men bề mặt và lên men chìm trên máy đo quang UV-VIS.

- Qua hình 6 ta thấy rằng dải màu hấp thụ nhiều nhất ở bước sóng 370nm, 400nm hay nói cách khác khả năng tổng hợp màu vàng, da cam nhiều.

* Kết luận:

- Lên men bề mặt: Khối gạo chuyển từ mầu trắng sang lốm đốm đỏ, đến đỏ, đỏ sậm, bên trong hạt gạo cũng có mầu đỏ sậm Nếu kéo dài quá trình lên men từ 9-10 ngày mầu đỏ của khối gạo nhạt đi.

- Lên men chìm: Dịch lên men chuyển từ mầu màu trắng đục sang hồng nhạt, tới màu đỏ (màu dâu chín). Nếu kéo dài thời gian lên men từ 6-7 ngày xuất hiện bào từ bám trên thành bình. Nếu kéo dài thêm thời gian lên men 8 ngày, mầu đỏ của dịch giảm đi.

- Chủng Monascus purpureus 5085 đều phát triển tốt trên 2 môi trường lên men bề mặt và lên men chìm. Thời gian lên men càng dài lượng chất mầu tạo thành càng nhiều, nhưng nếu kéo dài thời gian lên men bề mặt quá 8 ngày và lên men chìm quá 5 ngày lượng mầu tạo thành giảm, nguồn dinh dưỡng cạn kiệt, xuất hiện bào tử bám trên thành bình và bề mặt gạo.

Do thời gian thực tập có hạn nên tôi chỉ tiến hành thí nghiệm theo phương pháp lên men chìm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nâng cao khả năng tổng hợp chất màu và hoạt chất monacolin từ chủng nấm mốc đỏ monascus purpureus 5085 (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w