Đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại ngân hàng xuất nhập khẩu việt nam eximbank (Trang 69 - 74)

Để góp phần hạn chế rủi ro trong hoạt động TDCT, NHNN cần chú trọng những việc sau:

NHNN cần phải đóng vai trò trung gian làm cầu nối cho sự hợp tác cũng như tạo điều kiện giao lưu, học hỏi kinh nghiệm giữa các NH Việt Nam và các NH trên thế giới. NHNN nên chủ động thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo chuyên ngành về TTQT hay TDCT để các NH Việt Nam có cơ hội học tập kinh nghiệm. Các hội thảo này nên mời các chuyên gia về TTQT, vận tải, bảo hiểm, pháp lý trong và ngoài nước tham gia. Ngoài những kiến thức chuyên sâu thì các chuyên gia cũng sẽ trình bày những tình huống rủi ro, tranh chấp đã từng xảy ra để tranh luận, phân tích nguyên nhân và đề ra giải pháp nhằm hạn chế rủi ro.

NHNN cần tăng cường hỗ trợ thông tin cho các NH thương mại. NHNN cần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC). Bởi CIC là một kênh dữ liệu rất quan trọng đối với các NH thương mại khi muốn tìm hiểu thông tin về một khách hàng trước khi quyết định cho vay, mở L/C…cho nên NHNN cần bảo đảm CIC1 có thể thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác, kịp thời, đầy đủ để góp phần giúp NH phòng ngừa rủi ro tín dụng.

NHNN nên xây dựng một trung tâm chuyên hòa giải, giải quyết vấn đề tranh chấp trong thanh toán TDCT giữa NH Việt Nam với NH nước ngoài.

NHNN cần có chế độ quản lý ngoại hối chặt chẽ và hợp lý hơn, đồng thời xem xét tỷ giá hối đoái thường xuyên.

NHNN cần tăng cường áp dụng các thông lệ, chuẩn mực quốc tế trong hoạt động của NH thương mại. Đồng thời, NH nhà nước cần tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát và đánh giá an toàn đối với hệ thống NH thương mại. Cần xây dựng các phương pháp kiểm tra, giám sát hoạt động thanh toán TDCT của NH thương mại theo luật pháp nước ta và các chuẩn mực quốc tế.

1

Phụ phí mất cân đối vỏ container, trong tiếng Anh là “Container Imbalance Charge”. Đây là một loại phụ phí cước biển mà các hãng tàu chợ thu để bù đắp chi phí phát sinh từ việc điều chuyển (re-position) một lượng lớn container rỗng từ nơi thừa đến nơi thiếu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở những tiền đề có được từ nghiên cứu cơ sở lý luận và phân tích chuyên sâu rủi ro , chương 3 đã nêu ra một số giải pháp cho EIB và đưa ra một số kiến nghị ở cấp độ vĩ mô đối với Nhà nước và NHNN. Các giải pháp này được đưa ra với mục đích nhằm hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả khi sử dụng phương thức thanh toán TDCT trong thanh toán hàng NK ở EIB nói riêng và toàn bộ các chi nhánh của EIB nói chung. Tuy nhiên, thực tế việc vận dụng các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro này như thế nào để có hiệu quả còn tùy thuộc vào NH. NH cần phải thực hiện các giải pháp này một cách đồng bộ, linh hoạt và hợp lý trong từng trường hợp cụ thể để đạt được hiệu quả tốt nhất. Nếu các giải pháp đề tài đưa ra được NH áp dụng trong thực tế, vận dụng tốt trong từng trường hợp thì sẽ tránh được tổn thất và bảo vệ quyền lợi cho khách hàng cũng như cho NH, nâng cao uy tín trên thương trường, thu hút được thêm nhiều khách hàng mới và từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh với các NH khác trong lĩnh vực TTQT

KẾT LUẬN CHUNG

Thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ là phương thức được các nhà xuất nhập khẩu sử dụng nhiều nhất do những lợi thế của nó so với các phương thức khác. Trong những năm trở lại đây hoạt động ngoại thương có những phát triển vượt bậc kéo theo sự phát triển nhanh chóng của phương thức thanh toán này tại các ngân hàng thương mại trong nước . Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan đã làm cho phương thức thanh toán tín dụng chứng từ chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu chất lượng của khách hàng trong nước và bạn hàng quốc tế.

Mong muốn cho chất lượng của dịch vụ tốt hơn và ngày càng tốt hơn nữa là mục tiêu mà Eximbank luôn hướng tới để tồn tại và phát triển trong môi trường toàn cầu hóa khốc liệt như hiện nay. Trong phạm vi hạn hẹp của đề tài nên chưa thể đưa ra nhiều ý kiến cho việc giải quyết vấn đề nhưng mong rằng những biện pháp mà nhóm nghiên cứu đưa ra sẽ phần nào giúp ích cho việc hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại Eximbank.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1)Trần Hoàng Ngân, 2008, “Thanh toán quốc tế”, NXB Thống Kê.

2)Lê Văn Tề, 2008, “Thanh toán và tín dụng xuất nhập khẩu”, NXB Tài chính.

3) Lê Văn Tề, 2009, “Thanh toán quốc tế trong ngoại thương”, NXB Lao động xã hội. 4)Võ Thanh Thu, 2008, “Hỏi đáp về thanh toán XNK qua phương thức tín dụng chứng từ”, NXB Lao Động Xã hội.

5)Nguyễn Văn Tiến, 2003, “Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng”, NXB Thống Kê.

6) Lê Văn Tư, 2009,“ Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế” , NXB thanh niên. 7) Các trang web:

www.eximbank.com.vn www.sbv.gov.vn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại ngân hàng xuất nhập khẩu việt nam eximbank (Trang 69 - 74)