Rủi ro đối với Ngân hàng chiết khấu Thư tín dụng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại ngân hàng xuất nhập khẩu việt nam eximbank (Trang 26)

NH chiết khấu là NH được chỉ định cụ thể hoặc bất cứ NH nào nếu L/C cho phép chiết khấu tự do (any bank negotiation). Cũng như NH phát hành, NH chiết khấu có thể gặp phải rủi ro nếu như không thực hiện chính xác, mắc sai sót trong nghiệp vụ kiểm tra sự hợp lệ của BCT. NH chiết khấu sẽ gặp rủi ro không được hoàn trả tiền thanh toán nếu chiết khấu BCT bất hợp lệ bị người NK từ chối thanh toán. Ngoài ra, NH chiết khấu còn

gặp phải rủi ro khi NH phát hành bị phá sản, người NK không đủ khả năng thanh toán, trì hoãn thanh toán.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã tiến hành tìm hiểu hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ trên cơ sở trình bày những cơ sở lý thuyết đó sẽ làm nền tảng cho quá trình phân tích rủi ro trong quá trình thanh toán bằng TDCT và đề ra các giải pháp cho ngân hàng Eximbank trong thời gian tới.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG EXIMBANK 2.1. Khái quát chung về Eximbank

2.1.1. Giới thiệu khái quát về Eximbank

Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ

Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

(Vietnam Export Import Bank), là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu

tiên của Việt Nam.

Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992, Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng VN tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint - Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank.

Đến nay vốn điều lệ của Eximbank đạt 10.560 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 13.627 tỷ đồng. Eximbank hiện là một trong những Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam trong thời gian hiện nay.

Tính đến ngày 31/12/2010, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với Trụ Sở Chính đặt tại TP. Hồ Chí Minh và 183 Chi nhánh, phòng giao dịch được đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Nghệ An, Huế, Bạc Liêu, Long An, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, An Giang, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đắc Lắc, Lâm Đồng và TP.HCM và đã thiết lập quan hệ đại lý với hơn 852 Ngân hàng và chi nhánh ngân hàng ở hơn 80 quốc gia trên thế giới.

2.1.2. Các dịch vụ chủ yếu của Eximbank

Huy động tiền gởi tiết kiệm, tiền gởi thanh toán của cá nhân và đơn vị bằng VND, ngoại tệ và vàng. Tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm theo quy định của Nhà nước.

Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; cho vay đồng tài trợ; cho vay thấu chi; cho vay sinh hoạt, tiêu dùng; cho vay theo hạn mức tín dụng bằng VND, ngoại tệ và vàng với các điều kiện thuận lợi và thủ tục đơn giản.

Mua bán các loại ngoại tệ theo phương thức giao ngay (Spot), hoán đổi (Swap), kỳ hạn (Forward) và quyền lựa chọn tiền tệ (Currency Option).

Thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, chiết khấu chứng từ hàng hóa và thực hiện chuyển tiền qua hệ thống SWIFT bảo đảm nhanh chóng, chi phí hợp lý, an toàn với các hình thức thanh toán bằng L/C, D/A1, D/P2, T/T3, P/O4, Cheque5.

Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế: Thẻ Eximbank MasterCard, thẻ Eximbank Visa, thẻ nội địa Eximbank Card. Chấp nhận thanh toán thẻ quốc tế Visa, MasterCard, JCB...thanh toán qua mạng bằng Thẻ.

Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổi ngoại tệ, nhận và chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước.

Các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước (bảo lãnh thanh toán, thanh toán thuế, thực hiện hợp đồng, dự thầu, chào giá, bảo hành, ứng trước...).

Dịch vụ tài chính trọn gói hỗ trợ du học. Tư vấn đầu tư - tài chính - tiền tệ - Dịch vụ đa dạng về Địa ốc...

1

D/A (Documents against acceptance): Nhờ thu chấp nhận trả tiền đổi chứng từ.

2

D/P (Documents against payment): Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ.

3

T/T (Telegraphic Transfer): Chuyển tiền bằng điện.

4

P/O (Postal Order): Lệnh Bưu điện được sử dụng để gửi tiền thông qua thư

5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Home Banking; Mobile Banking; Internet Banking.

Các dịch vụ khác: Bồi hoàn chi phiếu bị mất cắp đối với trường hợp Thomas Cook Traveller' Cheques, thu tiền làm thủ tục xuất cảnh (I.O.M), cùng với những dịch vụ và tiện ích Ngân hàng khác đáp ứng yêu cầu của Quý khách.

2.1.3. Một số thành tựu đạt được gần đây

Năm 2009:

Tháng 03/2009, Eximbank nhận Giải Thưởng Thanh Toán Xuyên Suốt (STP Award) năm 2009 dongân hàng Bank of New York Mellon trao tặng .

Tháng 04/2009, Eximbank vinh dự nhận giải thưởng Vàng "Thanh toán quốc tế và quản lý tiền mặt” năm 2010 do ngân hàng HSBC trao tặng.

Tháng 5/2009, Eximbank nhận giải thưởng “Thương hiệu được người tiêu dùng bình chọn” do độc giả báo Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn.

Năm 2010:

Tháng 02/2010, Eximbank nhận Giải Thưởng Thanh Toán Xuyên Suốt (STP Award) năm 2009 dongân hàng Bank of New York Mellon trao tặng .

Tháng 03/2010, Eximbank vinh dự nhận giải thưởng Vàng “Thanh toán quốc tế và quản lý tiền mặt” năm 2010 do ngân hàng HSBC trao tặng.

Tháng 4/2010, Eximbank nhận giải thưởng “Thương hiệu Việt được yêu thích nhất” do độc giả báo Sài Gòn Giải Phóng trao tặng.

Tháng 5/2010, Eximbank nhận giải thưởng “Thương hiệu được người tiêu dùng bình chọn” do độc giả báo Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn.

Tháng 6/ 2010, Eximbank đoạt giải thương thương hiệu chứng khoán uy tín năm 2010.

Hình 2.1: Doanh số thanh toán quốc tế

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2007-2009 của Eximbank)

Tháng 7/2010, Eximbank đạt giải thưởng "Báo cáo thường Niên Xuất sắc nhất năm 2010” do Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM và báo Đầu tư Chứng khoán trao tặng.

Năm 2011:

Tháng 02/2011, Eximbank nhận Giải Thưởng Thanh Toán Xuyên Suốt (STP Award) năm 2010 dongân hàng Bank of New York Mellon trao tặng .

Tháng 03/2011, Eximbank vinh dự nhận giải "Thanh toán quốc tế xuất sắc” năm 2010 do ngân hàng HSBC trao tặng. Đây là năm thứ 10 liên tiếp ngân hàng HSBC trao tặng danh hiệu này cho Eximbank.

Tháng 4/2011, Eximbank nhận giải thưởng “Thương hiệu được người tiêu dùng bình chọn” do độc giả báo Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn.

2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Eximbank từ tại Eximbank

Chất lượng dịch vụ thanh toán là thế mạnh của ngân hàng trong lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu. Điều này được kiểm chứng trong suốt hơn 20 năm hoạt động và được nhiều tổ chức tài chính có uy tín trên thế giới công nhận như Standard Charterd Bank, HSBC, Wachovia Bank New York,…

Doanh số thanh toán quốc tế của Eximbank năm 2008 đạt 2,944.99 triệu USD, tăng 47% (tương đương 2,002.6 triệu USD) so với năm 2007. Năm 2009 doanh số thanh toán quốc tế đạt 3,098.19 triệu USD, tăng nhẹ so với năm 2008 là 153.2 triệu USD

Hình 2.2: Trị Giá Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2007-2009 của Eximbank)

tương đương 5.2%. Nguyên nhân doanh số thanh toán quốc tế của Eximbank năm 2009 tăng ít là do tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, khiến các doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn phải đương đầu với nhiều áp lực từ thị trong và ngoài nước.

Bảng 2.1: Cơ cấu thanh toán quốc tế

Đơn vị: Triệu USD

Cơ cấu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

TTR1 1042.5 52.14 1533.03 52.06 1581.63 51.05

Nhờ thu 131.21 7.23 192.94 6.55 267.13 8.62

L/C 828.93 42.25 1219.02 41.39 1249.43 40.33

Tổng 2002.6 100 2944.99 100 3098.19 100

(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Eximbank các năm)

Trong tổng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của Eximbank qua các năm gần đây thì tỷ lệ thanh toán bằng phương thức chuyển tiền (TTR) chiếm hơn 50%, kế tiếp là phương thức tín dụng chứng từ L/C chiếm khoảng 40%, và phương thức nhờ thu chiếm khoảng 8%.

Năm 2008 thanh toán L/C đạt 1,219 triệu USD tăng 390.07 triệu USD tương đương 47% so với năm 2007. Năm 2009

1

thanh toán L/C đạt 1,249.43 triệu USD, tăng 30.41 triệu USD tương đương 2.5% so với năm 2008.

Thanh toán nhờ thu năm 2008 đạt 192.94 triệu USD tăng 61.73 triệu USD tương đương 47% so với năm 2007. Năm 2009 thanh toán nhờ thu đạt 267.13 triệu USD, tăng 74.09 triệu USD tương đương tăng 38.45% so với năm 2008.

Thanh toán TTR năm 2008 đạt 1,533 triệu USD tăng 490.5 triệu USD tương đương 47% so với năm 2007. Năm 2009 thanh toán TTR đạt 1,518.63 triệu USD, tăng 48.6 triệu USD, tương đương 3.17% so với năm 2008.

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu doanh số thanh toán nhập khẩu 2009

(Nguồn: Báo cáo thường niên Eximbank 2009) Năm 2009 doanh số thanh toán nhập khẩu đạt 2,004.24 triệu USD, chiếm tỷ trọng 2.92% kim ngạch nhập khẩu cả nước, giảm 4.52% so với năm 2008. Các mặt hàng có doanh số nhập khẩu cao như máy móc thiết bị (194.76 triệu USD), sắt thép (103.05 triệu USD), xăng dầu (146.34 triệu USD), ô tô và phụ tùng ô tô (49.26 triệu USD), chất dẻo nguyên liệu (58.35 triệu USD).Trong đó thanh toán L/C chiếm 45% tương đương với 901.9 triệu USD; thanh toán TTR chiếm 48%, thanh toán nhờ thu chiếm 7%.

Năm 2009 doanh số thanh toán xuất khẩu đạt 1,093.95 triệu USD, chiếm tỷ trọng 1.93% kim ngạch xuất khẩu cả nước, tăng 29.3% so cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là thuỷ sản (143.65 triệu USD), hàng dệt may (20.13 triệu USD), giày dép (12.89 triệu USD), hàng thủ công mỹ nghệ (28.3 triệu USD),… Trong đó thanh toán L/C chiếm 33% tương đương với khoảng 361 triệu USD; thanh toán TTR chiếm tỷ trọng lớn nhất 55% và thấp nhất là thanh toán nhờ thu 12%.

Bảng 2.2: Doanh số thanh toán quốc tế các năm

Đơn vị: triệu USD

Doanh số thanh toán

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

Nhập khẩu 1516.37 75.72 2099.12 71.28 2004.24 64.7

Xuất khẩu 486.23 24.28 845,87 28.72 1093.95 35.3

Tổng 2002.6 100 2944.99 100 3098.19 100

(Nguồn: báo cáo thường niên Eximbank các năm)

Nhận xét: Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu trong năm 2009 của Eximbank chịu ảnh hưởng do suy thoái kinh tế, chủ yếu giảm ở doanh số nhập khẩu do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như: do biến động giá của thị trường thế giới ảnh hưởng đến sức tiêu thụ của thị trường trong nước của một số mặt hàng nhập khẩu nên Eximbank đã chủ động hạn chế việc tài trợ vốn cho doanh nghiệp nhằm hạn chế rủi ro; do tình trạng khan hiếm ngoại tệ kéo dài dẫn đến việc đã hạn chế mở L/C có trị giá lớn; các nguyên nhân trên cũng phần nào làm chuyển dịch một lượng khách hàng của Eximbank sang giao dịch ở các ngân hàng khác. Tình hình xuất khẩu khả quan hơn nhờ vào những

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu doanh số thanh toán xuất khẩu 2009

biện pháp hỗ trợ của Chính phủ và các sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu của Eximbank đã phát huy hiệu quả đẩy mạnh doanh số xuất khẩu.

Tổng thu phí dịch vụ từ hoạt động thanh toán quốc tế năm 2008 đạt 86 tỷ, tăng 35 tỷ tương đương 68.25%, năm 2009 đạt 137 tỷ đồng, tăng 51 tỷ đồng tương đương tăng 60.15% so với năm 2008.

Hình 2.5: Phí Thanh Toán Quốc Tế

ĐVT: Tỷ đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2007-2009 của Eximbank Việt Nam

2.3. Thực trạng rủi ro trong thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại Eximbank Eximbank

2.3.1. Rủi ro trong thanh toán hàng xuất khẩu

Trong hoạt động thực hiện thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, ngân hàng Eximbank chủ yếu đóng vai trò là ngân hàng thông báo, nhưng cũng gặp không ít rủi ro trong quá trình tham gia hoạt động thanh toán.

Bảng 2.3: Trị giá thiệt hại trong thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Eximbank

Đơn vị: triệu đồng

Loại rủi ro

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số vụ Thiệt hại Số vụ Thiệt hại Số vụ Thiệt hại Số vụ Thiệt hại Số vụ Thiệt hại Rủi ro kỹ thuật 6 2,679.10 3 1,973.63 2 1,554.48 5 1,828.86 2 630.36 Rủi ro đạo đức 2 1,264.86 1 1,062.92 1 944.52 0 0 2 265.2 Rủi ro chính trị 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Rủi ro tỷ giá 1 396.52 1 471.37 1 552.47 1 109.98 1 416.12 Tổng 9 4,340.48 5 3,507.92 4 3,051.47 6 1,937.94 5 1311.68

(Nguồn: Báo cáo tình hình thanh toán xuất nhập khẩu các năm của Eximbank)

Thực trạng rủi ro trong hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ của ngân hàng Eximbank đạt mức rất nhỏ so với tổng số vụ thanh toán thành công của ngân hàng và có xu hướng giảm dần về tổng mức thiệt cũng như là số vụ việc gây ra thiệt hại.Cụ thể, Năm 2005 tổng số vụ rủi ro thanh toán gây thiệt hại cho ngân hàng là 9 vụ với mức thiệt hại là 4,340.48 triệu đồng trong đó các vụ liên quan đến rủi ro kỹ thuật có tỷ trọng cao nhất với 6 vụ thiệt hại 2,679.10 triệu đồng chiếm 61.72% tổng mức thiệt hại, thứ hai là các vụ về rủi ro đạo đức với 2 vụ và mức thiệt hại là 1,264.86 triệu đồng.

Năm 2006 mức độ rủi ro giảm đã đáng kể cả về số vụ và tổng thiệt hại từ 9 vụ năm 2005 xuống còn 5 vụ năm 2006 và mức thiệt hại năm 2006 là 3,507.92 triệu đồng giảm 19.2% so với năm 2007, trong đó thiệt hại từ rủi ro kỹ thuật là 1,973.63 triệu đồng với 3 vụ, rủi ro đạo đức là 1 vụ với thiệt hại 1,062.92 triệu đồng, 1 vụ cũng là số vụ của rủi ro tỷ giá với mức thiệt hại 471.37 triệu đồng.

Năm 2007, tổng số vụ rủi ro thanh toán hàng xuất khẩu là 4 vụ với tổng mức thiệt hại 3,051.47 triệu đồng, trong đó số vụ rủi ro kỹ thuật là 2 vụ với mức thiệt hại là 1,554.48 triệu đồng chiếm 50.94% tổng mức thiệt hại cả năm, số vụ rủi ro đạo đức dừng lại ở mức là 1 vụ với mức thiệt hại là 944.52 triệu đồng, bên cạnh đó 1 vụ rủi ro do tỷ giá với mức thiệt hại là 552.47 triệu đồng. Năm 2008, tống số vụ có nhiều hơn năm 2007 là 2 vụ và tổng giá trị thiệt hại giảm so với năm 2007 hơn 36.49%, rủi ro kỹ thuật là 5 vụ với trị giá 1,828.86 triệu đồng chiếm tới hơn 94.37% tổng mức thiệt hại cả năm, có duy nhất 1 vụ rủi ro tỷ giá với mức thiệt hại là 109.98 triệu đồng, và không có vụ rủi ro đạo đức nào.

(Nguồn: Báo cáo tình hình thanh toán xuất nhập khẩu các năm của Eximbank)

Biểu đồ 2.6: Trị giá thiệt hại trong thanh toán hàng xuất khẩu và số vụ rủi ro giai đoạn 2005- 2009

Năm 2009, tổng giá trị thiệt hại cả năm là 1,311.86 triệu đồng giảm tới 30% so với năm 2007 và là năm có trị giá thiệt hại nhỏ nhất, trên tổng số 5 vụ rủi ro, rủi ro kỹ thuật, rủi ro đạo đức mỗi loại 2 vụ, ta thấy giá trị thiệt hại của các vụ rủi ro kỹ thuật vẫn lớn

nhất chiếm tới hơn 50% tổng thiệt hại, rủi ro tỷ giá chỉ gây thiệt hại với mức 416.12 triệu đồng, trong khi tổn thất do rủi ro đạo đức là 265.2 triệu đồng.

2.3.2. Rủi ro trong thanh toán hàng nhập khẩu

(Nguồn: Báo cáo tình hình thanh toán xuất nhập khẩu các năm của Eximbank).

Biểu đồ 2.7: Trị giá thiệt hại trong thanh toán hàng xuất khẩu và số vụ rủi ro giai đoạn 2005–2009.

Trong hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại ngân hàng Eximbank có những trường hợp rủi ro gây thiệt hại cho ngân hàng và khách hàng của ngân hàng. Eximbank với vai

trò chính là ngân hàng mở L/C, thay mặt người nhập khẩu đứng ra cam kết thanh toán cho người xuất khẩu để việc giao dịch thương mại được diễn ra nhanh chóng. Trong giai đoạn 2005 – 2009 tổng thiệt hại do rủi ro và tổng số vụ rủi ro có xu hướng giảm dần. Cụ thể, năm 2005 với 25 vụ với tổng mức thiệt hại là 7935.87 triệu đồng, với

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại ngân hàng xuất nhập khẩu việt nam eximbank (Trang 26)