Rủi ro do trình độ nghiệp vụ ngoại thương người nhập khẩu còn hạn chế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại ngân hàng xuất nhập khẩu việt nam eximbank (Trang 47 - 48)

Tình huống:

Một doanh nghiệp Việt Nam đã ký kết hợp đồng ngoại thương với bên nước ngoài lập đơn đề nghị Eximbank mở một L/C trả ngay. Sau khi kiểm tra đơn đề nghị mở L/C và hợp đồng, thanh toán viên phát hiện có sai sót về tên người thụ hưởng. Nguyên nhân là bởi vì đối với hợp đồng mua bán trực tiếp thì người bán cũng là người thụ hưởng L/C nhưng vì đây là hợp đồng ký tay ba và trong loại hợp đồng này thì người bán và người thụ hưởng khác nhau nên tên người thụ hưởng trong L/C không thể là tên người bán trong hợp đồng được. Ngoài ra, trong hợp đồng cần phải có thêm ngân hàng chuyển nhượng. Đây là sơ sót của doanh nghiệp do chưa hiểu rõ về hợp đồng mua bán tay ba.

Rủi ro các bên tham gia:

Bên nhập khẩu: Những sai sót này khiến doanh nghiệp phải tốn thêm thời gian để lên

ngân hàng bổ sung, sửa chữa bộ hồ sơ cho hoàn chỉnh theo đúng yêu cầu ngân hàng dẫn đến việc phát hành L/C bị chậm lại và kéo theo việc giao hàng cũng bị chậm lại, ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngân hàng Eximbank: Doanh nghiệp không thể thanh toán nguồn vốn đã vay ngân hàng để mở L/C đúng hạn được. Điều này ảnh hưởng đến ngân hàng.

Nhận định

Thực tế hiện nay trình độ nghiệp vụ ngoại thương của các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu ở thành phố Hồ Chí Minh chưa thật sự đồng đều. Bên cạnh các doanh nghiệp nhập khẩu lâu năm đã có nhiều kinh nghiệm, quen thuộc và hiểu biết rõ nghiệp vụ ngoại thương nói chung và phương thức thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng vẫn còn đó một số doanh nghiệp còn hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như về khả năng vận dụng UCP 600 trong thanh toán tín dụng chứng từ. Đặc biệt là các doanh nghiệp mới, hoạt động chưa lâu, những doanh nghiệp này đôi khi còn chưa thật sự hiểu rõ

hết các thông lệ quốc tế, còn thiếu kinh nghiệm trong đàm phán, ký kết hợp đồng nên dễ chịu nhiều thua thiệt, chọn những điều khoản không thật sự có lợi cho mình trong hợp đồng ngoại thương. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong việc thu thập, nắm bắt các thông tin thị trường, thông tin về đối tác nước ngoài, dễ dẫn đến việc gặp phải rủi ro do thị trường hàng hóa nhập về thay đổi theo chiều huớng xấu hay bị đối tác lừa đảo làm ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh và khả năng thanh toán cho ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp khi lập đơn đề nghị mở L/C còn mắc nhiều sai sót như: nộp bộ hồ sơ không đủ nên phải chờ bổ sung, các loại giấy tờ không khớp với nhau v..v.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại ngân hàng xuất nhập khẩu việt nam eximbank (Trang 47 - 48)