Đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại ngân hàng xuất nhập khẩu việt nam eximbank (Trang 69)

Để góp phần hạn chế rủi ro trong hoạt động TDCT, Nhà nước cần chú trọng những việc sau:

Nhà nước cần hoàn thiện môi trường pháp lý để đảm bảo an toàn cho hoạt động TDCT. Nhà nước phải từng bước củng cố và hoàn thiện cơ chế, chính sách và hệ thống văn bản pháp lý sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như phù hợp với môi trường kinh tế - chính trị - xã hội của Việt Nam để tạo một môi trường pháp lý rõ ràng, thuận lợi cho việc quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động TDCT.

Nhà nước cần ban hành các văn bản nhằm giải quyết tranh chấp khi có mâu thuẫn, xung đột giữa pháp luật quốc gia và các quy tắc quốc tế.

Nhà nước cần có những văn bản dưới luật (pháp lệnh, nghị định) qui định rõ ràng, cụ thể quyền hạn trách nhiệm của người XK, người NK, NH khi tham gia vào quan hệ TDCT để phục vụ cho việc giải quyết, xử lý các tranh chấp phát sinh.

Nhà nước cần chỉ đạo các ngành thống nhất thực hiện các văn bản đã được ban hành về nghiệp vụ TTQT, tránh sự mâu thuẫn trong công việc hướng dẫn thực hiện các văn bản này của các cơ quan khác nhau. Đối với hoạt động kinh tế đối ngoại cần có hệ thống văn bản pháp lý riêng và phải được quy định một cách cụ thể, rõ ràng vì đây là một hệ thống có nhiều khó khăn phức tạp, kết quả của nó không chỉ ảnh hưởng đến bản thân các nhà XNK mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của đất nước.

Nhà nước cần phải bảo đảm chất lượng công tác kế toán, kiểm toán DN để giúp NH có được số liệu chính xác, minh bạch về tình hình tài chính của DN.

Nhà nước cần nâng cao chất lượng điều hành vĩ mô về tiền tệ, tín dụng.

Nhà nước cần tạo dựng một môi trường kinh tế ổn định và thuận lợi để tạo điều kiện cho các DN phát triển.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại ngân hàng xuất nhập khẩu việt nam eximbank (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)