Tình huống:
Một doanh nghiệp Việt Nam vay vốn Eximbank để mở một L/C nhập khẩu nguyên liệu về sản xuất. Tuy nhiên trong thời gian hàng hóa được vận chuyển đến Việt Nam, doanh nghiệp này gặp rủi ro trong kinh doanh dẫn đến tình trạng thua lỗ rồi phá sản.
Rủi ro các bên tham gia:
Ngân hàng Eximbank: Khi đó, ngân hàng vẫn phải thanh toán cho người hưởng lợi
khi nhận được bộ chứng từ hợp lệ nhưng gặp khó khăn trong việc thu hồi lại khoản tiền thanh toán cũng như khoản tiền đã cho doanh nghiệp vay. Doanh nghiệp ký quỹ không đủ 100% nên số tiền ký quỹ không đủ bù đắp tổn thất. Mặc dù ngân hàng có quyền sở hữu đối với lô hàng và đã thực hiện các biện pháp đảm bảo bằng tài sản thế chấp đối với số tiền vay nhưng việc giải tỏa và tiêu thụ lô hàng cũng như việc phát mại số tài sản thế chấp để thu hồi vốn sẽ tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí, khiến cho một lượng vốn của ngân hàng bị đóng băng.
Nhận định:
Ngân hàng khi phát hành L/C tức là đã cam kết cho việc trả tiền của người nhập khẩu nếu bộ chứng từ hợp lệ. Vì thế, tuy người nhập khẩu chưa phải trả tiền nhưng đã được người xuất khẩu giao hàng vì tin tưởng vào cam kết của ngân hàng phát hành. Do đó, rủi ro đối với Eximbank có thể xảy ra khi người nhập khẩu vì một lý do nào đó tạm thời mất khả năng thanh toán hoặc có thể bị phá sản. Khi đó, ngân hàng vẫn phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo quy định của L/C. Tuy ngân hàng luôn có các biện pháp để thu hồi lại số tiền thanh toán từ khách hàng như các cam kết hay thế chấp về tài sản, nhưng với việc dùng tiền của ngân hàng để thanh toán sau đó mới lấy lại từ từ thì doanh thu từ các hoạt động khác sẽ giảm do bị giam vốn. Ngân hàng sẽ mất đi một khoản lợi nhuận tiềm năng.
Thông thường, các doanh nghiệp có thể mở một L/C bằng vốn tự có của mình hoặc bằng vốn vay ngân hàng. Đối với những L/C mở bằng vốn tự có hay bằng vốn vay ngân hàng, ngân hàng đều cho phép một tỷ lệ ký quỹ tương đối nhỏ áp dụng cho các khách hàng quen thuộc, giao dịch thường xuyên. Trong những trường hợp này, nếu người nhập khẩu gặp rủi ro trong kinh doanh dẫn đến tình trạng thua lỗ, vỡ nợ, phá sản hay mất khả năng thanh toán khi lô hàng về thì sẽ gây ra rủi ro rất lớn cho ngân hàng. Ngân hàng vẫn phải thanh toán cho người hưởng lợi khi nhận được bộ chứng từ hợp lệ trong khi số tiền ký quỹ không đủ bù đắp tổn thất do doanh nghiệp ký quỹ không đủ 100% trị giá L/C. Mặc dù Eximbank đã yêu cầu doanh nghiệp lập vận đơn theo lệnh của mình để bảo lưu quyền sở hữu của ngân hàng đối với lô hàng nhưng việc giải tỏa và tiêu thụ lô hàng để thu hồi vốn cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn, tốn nhiều thời gian và chi phí, làm một lượng vốn của ngân hàng bị ứ đọng. Qua đó, ta có thể thấy việc phát hành L/C luôn mang yếu tố rủi ro đối với ngân hàng, đặc biệt là khi người nhập khẩu ký quỹ không đủ 100% trị giá L/C.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn hạn chế về tiềm lực tài chính. Do đó, khi quan hệ nhập khẩu với doanh nghiệp nước ngoài thì họ chủ yếu dựa vào vốn vay của ngân hàng. Thực tế, số lượng L/C do
Eximbank phát hành bằng vốn vay của ngân hàng hiện chiếm một số lượng đáng kể trong tổng số L/C. Bởi vậy, ngân hàng cũng sẽ gặp phải rủi ro khi người nhập khẩu mất khả năng thanh toán hoặc không thể thanh toán đúng hạn khoản vay khi có vấn đề xảy ra xoay quanh lô hàng nhập khẩu như phương án nhập khẩu không hiệu quả, hàng nhập về không tiêu thụ được do nhu cầu và giá cả trên thị trường thay đổi theo chiều hướng bất lợi cho người nhập khẩu… Việc ngân hàng có thu hồi lại được vốn hay không phụ thuộc rất nhiều vào kết quả kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp. Mặc dù ngân hàng đã thực hiện nghiêm ngặt các giải pháp bảo đảm tiền vay theo nghiệp vụ tín dụng nhưng việc thực hiện các biện pháp thu hồi lại tiền như tiến hành phát mại số tài sản thế chấp đảm bảo (trong truờng hợp doanh nghiệp phá sản) vẫn sẽ phải tốn một khoảng thời gian, công sức trong khi đó một lượng vốn của ngân hàng thay vì có thể được đem đầu tư cho các hoạt động khác tạo lợi nhuận sẽ bị đóng băng trong khoảng thời gian đó.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trước khi bước vào xem xét, phân tích các rủi ro xảy ra trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đối với hàng xuất nhập khẩu tại Eximbank, chương 2 của đề tài đã giới thiệu một cách tổng quát về Eximbank cũng như về thực trạng hoạt động thanh toán hàng xuất nhập khẩu bằng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng. Sau đó, đề tài đã đi sâu vào nghiên cứu, phân tích những rủi ro trong việc sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ trong thanh toán hàng xuất nhập khẩu tại ngân hàng. Qua đó thấy được, tuy phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến do những ưu điểm của nó như ràng buộc trách nhiệm các bên tham gia một cách cụ thể, chi tiết; có sự tham gia của ngân hàng với tư cách là người cam kết nên đảm bảo quy trình thanh toán được tiến hành trôi chảy, an toàn; cân bằng lợi ích, đảm bảo quyền lợi của cả hai bên nhập khẩu, xuất khẩu và giải quyết được mâu thuẫn không tín nhiệm nhau của cả hai bên: Bảo đảm người xuất khẩu giao hàng, thu được tiền thanh toán một cách chắc chắn, người nhập khẩu nhận được hàng hóa một cách kịp thời nhưng phương thức này không hoàn hảo, an toàn một cách tuyệt đối. Vẫn còn đó những rủi ro tiềm ẩn thường trực có thể xảy ra bất cứ lúc nào gây thiệt hại về tài chính và uy tín không chỉ cho các doanh nghiệp tham gia nhập khẩu mà cho cả ngân hàng như: rủi ro chính trị, xã hội, rủi ro tỷ giá, rủi ro do thị trường hàng hóa nhập khẩu, rủi ro do người xuất khẩu lừa đảo, rủi ro do trình độ nghiệp vụ ngoại thương người nhập khẩu còn hạn chế, rủi ro kỹ thuật nghiệp vụ và rủi ro do người nhập khẩu chậm hay mất khả năng thanh toán. Và vấn đề đặt ra là làm thế nào để hạn chế tối đa các rủi ro này cho các ngân hàng thương mại nói chung và đặc biệt là đối với Eximbank.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI
EXIMBANK