Quan niệm của Vũ Ngọc Phan về phêbình văn học

Một phần của tài liệu Vũ ngọc phan và nhà văn hiện đại (Trang 30 - 32)

Vũ Ngọc Phan là một nhà phê bình có t tởng, có quan niệm riêng và có phơng pháp. Trong Nhà văn hiện đại và trong các công trình nghiên cứu khác ông đã trực tiếp nói lên những quan niệm của mình một cách cụ thể, thẳng thắn, không dấu diếm. Ông luôn có một thái độ làm việc nghiêm túc khi nói về công việc cũng nh chức phận của một nhà phê bình. Nếu Hoài Thanh ngại mang tên nhà phê bình và tỏ ra băn khoăn: “Vậy tôi viết gì đây và trong làng văn danh hiệu của tôi là gì?” thì Vũ Ngọc Phan lại dứt khoát, thẳng thắn và khẳng định trong bộ Nhà văn hiện đại rằng tác phẩm này là một cuốn sách phê bình. Ông không ngại mang danh là nhà phê bình mà ng- ợc lại ông luôn đặt mình vào t cách ấy để thẩm định văn chơng. Vũ Ngọc

Phan quan niệm: “Nhà phê bình cũng là một nhà văn, cũng là một nhà nghệ sĩ, vậy sao nhà phê bình không đi tìm cái hay cái đẹp để cho ngời đời hiểu một văn phẩm, một thi sĩ hơn nữa? Đó mới thật giúp cho sự tiến hoá của văn chơng nghệ thuật” [13]. Và khi đi vào thẩm định văn chơng thì theo Vũ Ngọc Phan “cái phơng pháp cốt yếu của nhà phê bình chân chính và có tài là tìm trong một quyển văn những cái hay, cái dở, phải nói cho rõ tại sao mình cho là hay và tại sao mình cho là dở. Rỗi phải nói đến dở thì phải làm thế nào cho hay và nếu đã hay thì phải làm thế nào cho hay hơn nữa. Ba điều quan trọng trong phép phê bình bao giờ cũng đi sát với nhau thì phê bình mới coi là đầy đủ ” [14; 565]. Yêu cầu đó của Vũ Ngọc Phan về công việc… của một nhà phê bình đối với chính bản thân nhà văn ông luôn thực hiện thật nghiêm túc và đối với các nhà phê bình thế hệ sau họ luôn xem nh đó là một kinh nghiệm quý báu của vị tiền bối.

Trong công trình Trên đờng nghệ thuật, khi nói về việc cần làm của một nhà nghiên cứu phê bình Vũ Ngọc Phan cũng đã phát biểu rất thẳng thắn rằng: “Theo ý tôi nếu đã đứng hẳn về một phơng diện phê bình văn chơng thì chỉ nên so sánh những văn phẩm trớc với những văn phẩm sau của một tác giả để xét sự tiến hoá về đờng t tởng của tác giả trên đờng văn nghệ chứ chẳng nên về một sự chế bai một văn phẩm này mà lại phải vớt vát lại những lời khen của mình về một văn phẩm khác”[13; 109]. Điều này thể hiện ý thức về sự khách quan trong công việc phê bình văn học của tác giả.

Nếu Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam chỉ quan tâm đến cái hay cái đẹp của một thi phẩm thì Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại, đối với các tác giả và tác phẩm mà ông phê bình đều đợc ông tìm hiểu cặn kẽ, soi xét tỉ mỉ và đa ra nhận định thông qua sự phân tích, trích dẫn một cách công phu, đầy đủ, tỉ mỉ, rõ ràng về những cái hay cũng nh cái dở. Chính vì sự khác nhau ở quan điểm nh vậy mà Vũ Ngọc Phan tỏ ra không bằng lòng với việc nhà phê bình chỉ xét đoán theo tình cảm hay sự đố kỵ: “Còn về phê bình, nếu ng- ời phê bình còn xét đoán về tình cảm và theo sự đố kỵ thì đến sự công bình cũng không thể có chứ cha nói đến tìm chân lý và cái đẹp trong văn thơ” [14;

422]. Cũng theo Vũ Ngọc Phan nhà phê bình khi làm công việc thẩm định văn chơng thì một thao tác quan trọng không thể bỏ qua: “Thởng thức là ng- ỡng cửa của phê bình, cha bớc qua ngỡng cửa ấy mà nhảy vào cầm bút thì nhất định mắc phải những sai lầm tai hại, không còn gì ngợng bằng đọc một bài ngời đem dẫn toàn những bài thơ dở và những bài ca dao dở mà lại đi khen là hay” [13].

Vũ Ngọc Phan là ngời luôn có ý thức đề cao công việc phê bình, sự cần thiết của hoạt động phê bình trong đời sống văn học. Ông nói: “Một khi đã có đủ các loại văn khác mà không có loại văn phê bình, văn chơng có thể ví nh con thuyền không chèo không lái” [14; 565]. Công việc nhà phê bình làm là những công việc rất khó “vì nó sẽ đụng chạm đến nhiều ngời, cả ngời đọc lẫn ngời viết, nhng óc công bình sẽ làm cho ngời ta hiểu rằng, trong văn ch- ơng lối phê bình là lối phải theo khoa học nhiều nhất và khi đã có khoa học vào rồi thì không thể nào có sự thiên vị đợc” [14]. Từ đó dẫn đến Vũ Ngọc Phan quan niệm về phê bình chân chính nh sau: “Phê bình chân chính bao giờ cũng phải đặt tình cảm ra ngoài”, “cái phần hay nhất cũng nh cái phần không hay trong những tác phẩm của các nhà văn, nhà phê bình phải xét nhận rất kỹ”.[14]

Là một nhà nghiên cứu có quan niệm rõ ràng, dứt khoát về văn học và phê bình văn học nh vậy nên Vũ Ngọc Phan luôn tỏ ra cứng cỏi, luôn trung thành và nhất quán với những gì mà mình đã lựa chọn. Ngay cả khi có nhiều ý kiến, nhiều hớng đánh giá khác nhau của giới phê bình đối với lối phê bình của ông. Từ quan niệm phê bình văn học nêu trên Vũ Ngọc Phan đã có những lựa chọn rất đúng đắn về phơng pháp phê bình và từ phơng pháp ấy ông đã có những nhận định khá chính xác và đúng mực đối với những tác phẩm, tác giả mà ông lựa chọn.

Một phần của tài liệu Vũ ngọc phan và nhà văn hiện đại (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w