Giọng điệu chính bùi ngùi và thơng cảm

Một phần của tài liệu Vị trí hai tiểu thuyết thời xa vắng của lê lựu và mùa lá rụng trong vườn của ma văn kháng trong tiến trình đổi mới văn học (Trang 104 - 110)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.Giọng điệu chính bùi ngùi và thơng cảm

Nếu đi ngợc lại dòng chảy của văn học vào những năm kháng chiến chống Mỹ để làm phép đối sánh thì thấy đợc sự cách tân trong tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu và Mùa lá rụng trong vờn của Ma Văn Kháng về giọng điệu trần thuật. Văn học trớc năm 1975 mang đậm khuynh hớng sử thi, thờng viết về những chiến tích lẫy lừng, những con ngời anh hùng bất khuất. Viết về

cái cao cả, cái hào hùng của thời đại nên tất yếu phải là giọng điệu hào sảng ngân vang. Thế nhng bớc vào thời kỳ hậu chiến, văn học không thể ngoảnh mặt làm ngơ trớc mọi biến cố của lòng ngời và lẽ đời. Tiểu thuyết nhập cuộc và vào vai “chyển tải vận mệnh thời cuộc”. Mỗi một nhà văn đều có sự thay đổi về quan điểm sáng tác sao cho phù hợp với thực tiễn. Lê Lựu cũng nh Ma Văn Kháng mải mê kiếm tìm cho con đờng nghệ thuật viết văn của mình chỗ đứng trong lòng độc giả, bây giờ không thể viết theo kiểu hô hào, cổ động, cái ta lấn át cái tôi, cái chung lấn át cái riêng. Cuộc sống xô bồ, nhốn nháo, rối reng của thời hậu chiến đã khiến cho con ngời sống đôi khi không còn là mình nữa. Những nhà văn “sinh nghề, tử nghiệp” nh Lê Lựu và Ma Văn Kháng thực sự không thể đem đến cho ngời đọc nụ cời gợng gạo trong khi tay họ dang phải lén chùi những giọt nớc mắt thơng đau, họ chẳng thể vui vẻ yêu đời khi chất trên vai họ gánh nặng của cơm áo gạo tiền ngày đêm thúc ép, trớc những mu cầu hạnh phúc cho bản thân mình. Con ngời thực sự là “tổng hoà các mối quan hệ xã hội”, theo nguyên nghĩa của nó, cho nên con ngời có những niềm vui cũng nh nỗi buồn, có những cái đợc và cái mất để rồi in đậm trong từng tác phẩm là tính đa giọng điệu và sự vận động của giọng điệu bùi ngùi thơng cảm.

Mỗi một số phận, một con ngời trong tác phẩm của Lê Lựu và Ma Văn Kháng đều có sức ám ảnh riêng. Trong văn cũng nh trong đời, số phận của các nhân vật dới ngòi bút của Lê Lựu và Ma Văn Kháng đều mạng trong mình một hơi thở và nhịp đập trần thế. Không lac quan cách mạnh nh những tiểu thuyết viết trong thời kỳ chiến tranh 1945 - 1975, không uỷ mị, thoát ly trần thế nh những tiểu thuyết viết trong thời kỳ 1930 - 1945, giọng điệu bùi ngùi thơng cảm trong tiểu thuyết Thời xa vắngMùa lá rụng trong vờn đã khơi gợi đợc những cảm xúc cao đẹp của ngời đọc, bởi đó là những gì chân thành nhất của cái tôi, cái bản ngã trong lòng ngời. Những lần trò chuyện của Sài, của chú Hà hoặc vợ chồng anh Tính, của ông bà đồ Khang, của chính uỷ Đỗ Mạnh, của anh Hiền, anh Hiểu hay ngay đến cả Tuyết - ngời vợ không có đợc tình cảm của Sài.

Những lần trò chuyện của ông Bằng với bà Lang Chí, của chị Hoài với Phợng, của Phợng với vợ Cừ, với Luận và Lý…tất cả đều khoác một tấm thảm trầm buồn, đầy nét thơng cảm.

Nhìn chung, tác phẩm Thời xa vắng của Lê Lựu có rất nhiều câu văn, đoạn văn thể hiện tình cảm sâu lắng của các nhân vật, nh đoạn văn viết về tâm trạng Sài trớc lúc lên đờng nhập ngũ:

“Có thể một trăm năm sau ngời ta vẫn tìm thấy lá th này trong quan tài của anh! có thể trớc khi nhắm mắt anh còn trối trăn lại rằng: “Đừng ai ngu xuẩn và hèn nhát nh tôi mà giết chết tình yêu đầu tiên vào năm 18 tuổi!

Nhng hôm nay, giữa bố và mẹ, giữa anh chị và chú bác, giữa bạn bè và xóm giềng, giữa cái lối đi quen thuộc với lầm lội từ làng Hạ Vị vào chợ Bái anh đã lên đờng nhập ngũ với sự lặng thinh lầm lũi. Anh im lặng với tất cả mọi ng- ời, anh im lặng với tất cả những đêm ngồi trên sân thợng chờ trăng lên giữa mênh mông đồng nớc. Anh im lặng với giấc ngủ áp mặt vào khuôn ngực đầy nguồn nguộn ánh trăng, im lặng vơí cả tiếng nức nở, tiếng gọi tha thiết yêu th- ơng ở bức th đang nằm trong túi áo. Anh đi nh sự chui luồn, chạy trốn với cả hôm qua, hôm nay và ngày mai mà tự bằng lòng với quyết định đợc coi là vô cùng “dũng cảm” của mình: hãy im lặng chịu đựng!!!”

Nhịp văn chậm rãi, thâm trầm, sâu sắc nh muốn sẻ chia với tâm trạng của nhân vật Sài về mối lơng duyên với Hơng và tấn bi kịch hôn nhân gia đình với Tuyết. Sài vào quân đội với hy vọng sẽ chạy trốn khỏi hiện thực, thoát xa khỏi nỗi đau, song thực tế lần trốn chạy này của Sài mở ra hàng xâu chuổi dài bi kịch mà cuộc đời Sài không sao thoát ra đợc. Những ngày đầu ở trong quân ngũ, ban ngày Sài tìm quên trong công việc, thế nhng ban đêm Sài chẳng biết làm gì. Nỗi nhớ, niềm đau nh cào xé tâm can Sài. Sài quyết định viết nhật ký vì “hơn nữa tháng nay thành anh bộ đội, tôi không có ai để chia sẻ”. Ngay đến cả với Tuyết cũng đợc Lê Lựu dịch chuyển chung vào cái vòng quay của giọng điệu bùi ngùi thơng cảm ấy. Tuyết đợc làm vợ, làm mẹ, trong hoàn cảnh hết sức oái oăm, chỉ

vì nếu Sài không “yêu vợ” thì không thể kết nạp Đảng. Cả một đời làm vợ, duy nhất có một lần đợc gần gũi với chồng, để rồi sớm mai ra, anh Hiền hỏi thăm, cô bẽ bàng, không nói lên lời: “Thế nào, vui vẻ chứ ?” Tuyết ngớc mắt nhìn anh cời cời, rồi cúi xuống một lúc, cô quay vào lấy vạt áo chấm nớc mắt. Khi quay ra cô vẫn nhìn ngọn lửa của đám củi gai cha khô reo lên gièo gièo”.

Ngời dõi theo cuộc đời Sài với tất cả lòng thơng yêu, kính phục, chính là Hơng. Cô tởng chừng nh đợc an phận bên ngời chồng hết lòng vì vợ và hai đứa con ngoan ngoãn, ấy vậy mà số phận vẫn không buông tha cô, vẫn ngầm gắn kết nỗi đau trong tâm thức cô với mãnh vỡ trong tâm thức Sài.Trong đoạn kết của truyện, khi Sài ngỏ ý muốn Hơng quay lại với anh, Hơng đã trả lời bằng tất cả tấm lòng chân thật trớc nỗi đau mà suốt thời gian qua cô phải nếm trải:

“Và, trớc đó em đã nói những gì? Anh đã đau đớn về sự chia lia rồi. Lại xé đôi sự ổn định, dù nó là chấp vá của cuộc đời em thì làm sao có thể bù đắp đ- ợc cho anh. Xoá bỏ sự cọc cạch này để chấp vá với sự cọc cạch khác là đánh lừa nhau, đợc cái gì.

Không! Em biết. Ngày xa thì đợc. Vì thế mãi mãi chúng mình phải giữ gìn nó. Còn bây giờ làm gì còn thì giờ để hẹn hò, chờ đợi nhau nữa. Đừng buồn.” [27,402].

Giọng điệu đều đều, lúc khoan, lúc nhặt, đã tạo nên một sức sống riêng cho ngôn ngữ các nhân vật trong tiểu thuyết Thời xa vắng. Những uẩn khúc trong thế giới nội tâm nh chấm phá cho bức tranh về hiện thực đời sống xã hội Việt Nam những năm đầu của thập kỷ 80.

Ngòi bút của Ma Văn Kháng nh soi tìm đào sâu vào tận bản thể của chiều sâu tâm hồn con ngời. Đặt con ngời vào sự tác động của gia đình, xã hội và ngay cả bản thân của mỗi một con ngời, từ đó khẳng định thiên hớng nhân bản mà con ngời vơn tới. Mùa lá rụng trong vờn có sự chuyển đổi về giọng điệu rất rõ nét so với những tác phẩm trớc đây; nếu trớc đây những truyện ngắn của ông sáng tác về đề tài miền núi, giọng điệu chủ yếu là đồng cảm, sẻ chia

với nhân vật trớc nhng buồn vui của đời ngời, còn từ đây khi ngòi bút Ma Văn Kháng, hớng ngòi bút của mình vào đề tài đời sống đô thị trong thời kỳ hậu chiến thì giọng điệu và văn phong Ma Văn Kháng trăn trở trớc một bớc ngoặt, một cuộc chuyển mình của cá nhân và xã hội.

Nhân vật trong Mùa lá rụng trong vờn rất đa dạng: từ nhà giáo lâu năm về hu nh ông Bằng, nhà báo nh Luận, kế toán nh Phợng, cán bộ công ty thơng mại nh Lý, kẻ vợt biên nh Cừ, nhà toán học nh Cần, công nhân dệt chiếu nh vợ Cừ, nông dân nh chị Hoài, tất cả đều đợc nhà văn giành riêng cho họ sự yêu mến rất thành tâm. Lý là ngời đàn bà nanh nọc với nhiều tham vọng mù quáng ấy, vậy mà vẫn đợc Ma Văn Kháng giành cho rất nhiều tình cảm nếu nh không muốn nói ông giành bút lực và hồn văn của mình cho Lý. Viết về Lý, viết về những phẩm chất cao đẹp cũng nh những thói đam mê dung tục tầm thờng của chị bao giờ Ma Văn Kháng cũng giành cho Lý một con đờng thoát, một chút ánh sáng soi rọi thiên lơng, thiên chức ngời vợ, ngời mẹ trong con ngời chị.

Lý sẽ không trở thành nạn nhân dới sức mạnh của đồng tiền, của lòng tham vô định về vật chất nếu Lý có một ngời chồng biết quan tâm sẻ chia sẻ gánh nặng cuộc sống gia đình và xã hội, nếu lúc đứng giữa đờng biên ranh giới thiện ác, cao cả, thấp hèn mong manh nh sợi ấy Đông biết thắp sáng cho Lý một chút niềm tin và tình yêu thơng thì có lẽ cuộc đời Lý sẽ khác. Lý đã chờ đợi, đã hy vọng, đã mơ tởng đến sự quan tâm yêu chiều của chồng, song tất cả đều là vô vọng. Đoạn văn miêu tả tâm trạng Lý trong đêm khuya: liệu có nên đi cùng “ lão Trởng phòng xấu trai”, lố bịch và sự giàu có của anh ta.

“Nhng, không đổi khác đợc. Đông tốt lành, nhng xa cách, ít lắng nghe, gắn liền vô tình với hoang vắng, vô tích sự. Và Lý thì vốn chông chênh, lúc này càng chông chênh” [18].

...“ Một tiếng đồng hồ sau, Lý bừng bừng những cảm giác đòi thoả mãn và bất chấp, chị lao ra cửa với những ý nghĩ hết sức quái đản. Giá lúc ấy Đông tỉnh giấc, và gọi: “Lý, em đi đâu? Sao mặc phong phanh thế?

Vờn cây có hơi sơng đêm rời rời mát và hơng hoa thơm thức tỉnh Lý. Chị ngồi ở cái ghế đá dới vòm cây táo, lát sau thở một hơi dài buồn rã rợi: “Thôi đi Sài Gòn một chuyến cùng anh ta cho đỡ buồn!” [18].

Ma văn Kháng không kén chọn nhân vật để gửi gắm tình thơng yêu quý mến. Ngay nh Cừ - đứa con lạc loài của gia đình vốn đợc coi là nề nếp vẫn đợc nhà văn xem nh một mầm sống đáng đợc quan tâm, chăm sóc. Cừ h hỏng từ bé, cãi cha mẹ, trốn bộ đội, bỏ làm công nhân, vợt biên ra nớc ngoài thế nhng Cừ vẫn sống trong trái tim Ma Văn Kháng. Cừ đã tìm đờng về để sống trong khí phách hào hùng của dân tộc, trong nền tảng đạo đức gia đình, trong tình yêu th- ơng mà mọi ngời giành cho Cừ, điều đó đã đợc thực hiện qua từng câu, từng chữ mà Cừ đã viết gửi về cho cha.

“Con đã có cái mầm đó, con vốn coi thờng tất cả những gía trị tinh thần cao quý, thiêng liêng. Ba, anh Đông, anh Luận thì lại coi giá trị tinh thần là tất cả. Con vốn hằn học, con vốn đối lập với gia đình. Và con quyết sống theo lô gíc của con!” [18].

“Con đã đánh mất cái quý giá lắm! Ngọn nến đêm 30 tết gọi con về kỹ niệm xa. Mỗi ngời chỉ có thể thuộc về một dân tộc nhất định, từ trong tâm hồn. Con ngời sống có hai nhu cầu: vật chất và tinh thần. Phá bỏ đạo đức thì gặp ngay hung bạo. Khinh rẻ giá trị tinh thần thì đời trống rỗng, hoang tàn. Đọc báo Mỹ thấy nhan nhản ngời tự tử vì thấy đời phi lý, vừa rồi báo Mỹ đa tin, tám trăm thằng thanh niên Mỹ con nhà khá giả, hẹn nhau đến một hòn đảo cùng uống thuốc tự tử”.

“Thuốc ngủ liều mạnh ở đây bán tự do ê chề, chắc là nhiều ngời phát hiện ra chân lý nh con (!). Con sẽ uống thuốc đó khi viết hết dòng chữ này.”

[18].

Mùa lá rụng trong vờn, bi kịch không chỉ đến với từng số phận cá nhân nh trong Thời xa vắng của Lê Lựu mà còn gõ cửa cả gia đình vốn có bề

dày về truyền thống đạo lý. Bi kịch của cá nhân, của gia đình nếu không đợc giải quyết một cách triệt để thì số phận con ngời sẽ bị đẩy vào ngõ cụt của cuộc đời, không lối thoát. Lê Lựu cũng nh Ma Văn Kháng, đã dùng ngòi bút của mình khắc hoạ lên những nhân vật “sống trong lòng độc giả nhờ ngôn ngữ giọng điệu” [39]. Bằng giọng điệu bùi ngùi thơng cảm trớc những số phận bất hạnh, trớc những cuộc đời dở dang, Lê Lựu cùng Ma Văn Kháng trả lại cho thế giới nhân vật của mình cái mầm nhân bản sáng trong ở mỗi con ngời. Đó chính là cái tài và cái tâm góp phần tạo nên sự thành công cho tác phẩm mà không phải bất kỳ ngời cầm bút nào cũng đạt đợc.

Một phần của tài liệu Vị trí hai tiểu thuyết thời xa vắng của lê lựu và mùa lá rụng trong vườn của ma văn kháng trong tiến trình đổi mới văn học (Trang 104 - 110)