Những nhà văn tiền trạm trong công cuộc đổi mới văn học

Một phần của tài liệu Vị trí hai tiểu thuyết thời xa vắng của lê lựu và mùa lá rụng trong vườn của ma văn kháng trong tiến trình đổi mới văn học (Trang 25 - 41)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.2.Những nhà văn tiền trạm trong công cuộc đổi mới văn học

Hoà bình lập lại, hiện thực cuộc sống thời bình không cho phép các nhà văn sáng tác theo lối cũ, yêu cầu mới đợc đặt ra: nhà văn phải sáng tác những tác phẩm chứa đựng đợc hơi thở của thời đại, phản ánh chân thực những gì vốn có trong đời sống, của con ngời. Để tác phẩm của mình không xa rời bạn đọc, các nhà văn đã chủ động trăn trở tìm tòi một hớng đi mới bởi chính họ cũng ý thức đợc điều này. Trong các nhà văn thuộc thế hệ tiên phong trong công cuộc đổi mới phải kể đến những cây bút nh: Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Nguyễn Mạnh Tuấn...; nhà nghiên cứu Lã Nguyên đã khẳng định: “Trớc khi làn sóng đổi mới dâng lên mạnh mẽ trong đời sống tinh

thần của dân tộc, trong những điều kiện cực kỳ khó khăn của đất nớc, sáng tác của Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Nguyễn Manh Tuấn... đã đốt lên nhiệt tình kiếm tìm chân lý, hứa hẹn khả năng tự đổi mới của nền văn học, khi nó dám sòng phẳng với quá khứ, bất chấp mọi thế lực ngăn cản” (Lã Nguyên, Nguyễn Minh Châu và những trăn trở trong đổi mới t duy nghệ thuật) Đề cập đến những tác giả này chúng tôi không tách rời họ với bối cảnh chung, giới hạn trong khoảng thời gian từ sau năm 1975 đến 1986 chúng tôi muốn xem sáng tác của họ là sự phản ánh theo nhu cầu và thành tựu của thời kỳ tiền đổi mới, đồng thời cũng góp phần nhìn nhận đánh giá khách quan về hai tiểu thuyết

Thời xa vắng của Lê Lựu và Mùa lá rụng trong vờn của Ma Văn Kháng trong tiến trình đổi mới văn học. Từ sau 1986, con đờng nghệ thuật của mỗi ngời sẽ có hớng phát tiển riêng biệt và đóng góp của họ cho nên dòng văn học cuối thế kỷ XX trong mỗi ngời mang một sắc thái, diện mạo riêng.

1.2.2.1. Nguyễn Minh Châu

Những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, giới văn nghệ sỹ và bạn đọc thực sự ngỡ ngàng trớc một lối viết mới: thẳng thắn, mạnh dạn của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Hai tập truyện ngắn Ngời đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983) và Bến quê (1985) nh tiếng kèn xung trận, đánh thức các tiềm năng của nhà văn mà bấy lâu nay bị ngủ quên. Ngay khi hai tập tuyện ngắn này ra đời công chúng lập tức nhận ra đợc bớc chuyển quyết định trong lộ trình nghệ thuật của ông. Bớc đột phá này khiến cho nhiều ngời ngạc nhiên trớc Nguyễn Minh Châu - một con ngời mang trong mình hai dòng cảm xúc qua hai thời kỳ. Nếu đến với văn học thời chiến thì dờng nh mọi ngời chỉ biết đến ông qua những trang văn xuôi trữ trình đầy chất thơ, đậm sắc màu lãng mạn, ngợi ca vẻ đẹp hào hùng của cuộc sống và con ngời thời chiến. Thế nhng thời bình, với nếp sống và nếp nghĩ thay đổi đã làm cho ngòi bút của Nguyễn Minh Châu tìm một lối đi mới - một Nguyễn Minh Châu của những nỗi trăn trở day dứt khôn nguôi về số phận cá nhân mỗi con ngời và sự tồn tại phát triển của đất nớc sau

chiến tranh. Với ông, viết về chiến tranh không có nghĩa là thi vị hoá, với những sự kiện và con ngòi vĩ đại, mô phỏng theo một công thức nhất định, chính con ngời phải là “Mảnh đất khám phá những quy luật vĩnh hằng của các giá trị nhân bản” [30,287] là hạt nhân của t duy nghệ thuật, là hình thức bên trong của mọi sự chiến lĩnh đời sống, sự phân tích, cắt nghĩa và lý giải về thế giới và con ngời. Điểm nhìn nghệ thuật mới này về con ngời đã mở ra cho ngòi bút Nguyễn Minh Châu nhiều hớng tiếp cận khác nhau về hiện thực, chống lại lối viết chạy theo đề tài.

Đi sâu vào khám phá chiều sâu tính cách, khái quát tổng kết bản chất trong tính cách của mỗi con ngời chính là một hớng tìm tòi đổi mới t duy nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu. Nhân vật Quang trong Cơn giông chính là sự thể hiện thành công theo hớng đó. Qua nhân vật Quang, nhà văn muốn phơi bày bản chất ích kỷ, cơ hội của một kẻ phản bội. Nguyên nhân của sự phản bội nó đợc bắt nguồn từ bản chất tráo trở, lật lọng, cơ hội, đem lại và đồng thời thể hiện quan niệm sống “Tuỳ thời” của hắn khiến cho những ngời dân lơng thiện phải khổ sở, điêu đứng.

Nét độc đáo ngòi bút của Nguyễn Minh Châu trong hai tập Ngời đàn bà trên chuyến tàu tốc hànhBến quê còn là khả năng tiếp cận cuộc sống của con ngừơi trong “muôn mặt đời thờng”. Tôn Phơng Lan trong khi tìm hiểu t t- ởng nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua quan niệm nghệ thuật của con ngời, đã đa ra những suy nghĩ mới mẻ khi tác giả cho rằng:“Điều đáng nói là ở chỗ Nguyễn Minh châu là cây bút sớm có ý thức đặt con ngời trong “mối tổng hoà các quan hệ xã hội” mà trong đó đời thờng là một tiêu điểm đáng chú ý”

[21,27-28]. Xuất phát từ khả năng và ý thức ấy đã cho phép Nguyễn Minh Châu “nhìn đâu cũng ra truyện ngắn” [26]. ở những truyện ngắn trong hai tập đó ta có dịp nhìn rõ cuộc sống dới dạng bình thờng mà lấp lánh những khoảng sáng, vào những mặt mà bấy lâu nay bị bỏ quên, mờ nhạt đi bên sự chói ngời của

những sự kiện, những tình huống lớn. Từ đó lắng đọng, bồi đắp và làm thanh sạch tâm hồn con ngời, giúp con ngòi sống với nhau “Ngời” hơn theo nghĩa viết hoa. ở những câu chuyện rất bình thờng, tỏng không có gì đặc biệt, nh trong

Một lần đối chứng. Mẹ con chị Hằng, Hơng và Pha, Sống mãi với cây xanh, Đứa ăn cắp, Một ngòi đàn bà tốt bụng. Cuộc sống luôn luôn vận động trong trạng thái tự nhiên với đầy những ngẫu nhiên, vô thức, với tất cả hay dở, những điều tốt xấu trong bản tính vốn có của mình. Cách tiếp cận hiện thực và con ng- òi với những điểm mới này của Nguyễn Minh Châu đã cho ta nhận ra diện mạo đích thực và hiện thực của con ngời trong dạng tồn tại vốn có của nó.

Đến với đời sống ở bình diện sinh hoạt thế sự, Nguyễn Minh Châu đã h- ớng sự chú ý tới cá nhân con ngời. Con ngời cá nhân với ý nghĩa là một nhân cách độc lập, một thế giới riêng biệt đầy bí ẩn. Mỗi cá nhân tự xác định mình bằng mối quan hệ với cộng đồng, với xã hội bằng một cuộc hành trình t tởng từ bên trong, bằng cách tự đối diện với lơng tâm mình, bằng toàn bộ sự chi phối sức mạnh ý chí cũng nh tiềm thức qua những truyện ngắn trong hai tập. Ngời đàn bà trên chuyến tầu tốc hành Bến quê. Bênh cạnh đó hình ảnh ngời nông dân và bức tranh nông thôn cũng đợc Nguyễn Minh Châu phát hiện ra nhiều nét đặc sắc đó, là cái nhìn độc đáo, mới mẻ, nó khác hẳn cái nhìn về nông thôn và ngời nông dân trong các sáng tác trớc năm 1975, nhng đồng thời cũng không giống một số cây bút văn xuôi cùng thời trong quan điểm tham gia vào quá trình dân chủ hóa xã hội ở t cách nhà văn. Với biên độ quan sát rộng, ngòi bút của Nguyễn Minh Châu đã “quét” đợc hầu khắp những vấn đề nhạy cảm của cuộc sống ngời nông dân, khiến cho bức chân dung của họ trong văn xuôi đầu năm 80 đã mang một vóc dáng khác trớc rất nhiều, góp phần làm phong phú thêm cho hình tợng nhân vật trong nền văn học Việt Nam. Nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến đã nhận xét: “Trong văn học hiếm có những biểu tợng về ng- ời nông dân cao cả, hào hùng mang ý nghĩa lịch sử nhân loại lớn lao đến nh vậy” [11,118].

Cuộc sống vốn“đa sự”, con ngời vốn“đa đoan” - đó là cách nói của Nguyễn Minh Châu và điều tâm niệm này đã đi vào sáng tác của ông. Cuộc sống vốn thuận theo chiều đồng đại của thời gian, ấy thế nhng con ngời lại luôn sống trong sự phức hợp của hai chiều thời gian đồng đại và lịch đại với những buồn vui, khổ đau bất hạnh: “Tơng lai không phải là độc quyền của hạnh phúc. Tơng lai là mái nhà chung của cả niềm vui và bất hạnh, là hy vọng của cả cái thiện và cái ác” [43,28].

Với Nguyễn Minh Châu, văn học không chỉ tồn tại những vấn đề tốt - xấu, đúng - sai, hay - dở, thiện - ác; văn học còn phải làm cho con ngời đa dạng, phong phú, từng trải và hiểu biết hơn để con ngời có thể sống đợc trong hiện thực cuộc sống vốn đầy rẫy những phức tạp này. Văn học có tính chất “hớng nội”, con ngời tự phơi mình ra trớc con mắt cật vấn của chính mình, bao gồm quá trình phát triển tâm lý phức tạp, chiều sâu và sự phong phú của các quá trình ý thức và vô thức - đây chính là đặc điểm tinh thần của con ngời hiện đại.

Nguyễn Minh Châu quan niệm “Chiến đấu cho quyền sống của từng con ngời, làm sao cho con ngời ngày một tốt đẹp”. Chính vì vậy, với Ngời đàn bà trên chuyến tầu tốc hànhBến quê Nguyễn Minh Châu đã dũng cảm vợt lên chính mình và vợt lên trớc thời đại một cách lặng lẽ trong sự thể nghiệm thành công một cách nhìn mới về con ngời và cuộc đời. Truyện ngắn của ông đã sớm đạt tới sự xác lập một quan niệm về hiện thực và con ngời mà nền tảng của nó là những nghiền ngẫm, suy t có chiều sâu triết học. Nguyễn Minh Châu đã trở thành một trong số những nhà văn mở đờng rất đáng kính của văn học Việt Nam thời đại mới, của công cuộc đổi mới văn học.

1.2.2.2. Ma Văn Kháng

Trớc những năm 80 của thế kỷ XX hẳn ngời đọc đã quen với một Ma Văn Kháng thấm đợm cái nhìn “sử thi” trong sáng tác. ấy thế nhng bớc sang những năm đầu của thập kỷ 80 ông đã liên tục cho ra đời những tác phẩm mang

đậm màu sắc sinh hoạt thế sự đời t, đời thờng, đánh dấu những đổi mới trong t duy nghệ thuật về cuộc sống và con ngời.

Thả tâm hồn mình trớc buồn vui, âu lo của cuộc sống, đón đợi nguồn cảm xúc sáng tạo nghệ thuật trớc những hạnh phúc, khổ đau, những thắng thua đợc mất của đời ngời, ngòi bút Ma Văn Kháng rất nhạy cảm với các giá trị tinh thần đã nâng đỡ con ngời vợt lên những lam lũ khốn khó của cuộc đời. Tìm cho mình điểm tựa là giá trị nhân văn chân chính cổ truyền, Ma Văn Kháng không ngừng sáng tạo, không ngừng tự đổi mới ngòi bút. Khi Ma mùa hạ xuất hiện, làng văn đã ngỡ ngàng, sửng sốt, tởng đây là một Ma Văn Kháng mới. Nhiều d luận khen, chê trái ngợc nhau xung quanh tác phẩm, song Ma Văn Kháng vẫn vững tin ở mình bởi đó là nỗi niềm lo âu mà cũng là lời kêu cứu từ tác phẩm. Tại sao những ngời tốt nh bố con Trọng thì lại có một cuộc sống khổ cực, bất hạnh, còn những kẻ độc ác, đầy dã tâm nh Hng, Hảo, Thởng, mụ Nhuần lại sống phè phỡn, sung túc? Đó là những tiêu cực, bất công đã xuất hiện ngày một nhiều trong xã hội, nó sẽ trở thành những mối hiểm họa khôn lờng nếu trong mỗi ngời chúng ta không tự ý thức đợc.

Nếu nông thôn thờng đại diện cho những nếp sống, nếp nghĩ ngời Việt Nam thời xa thì thành thị lại thờng đại diện cho một lối sống, cách nghĩ của con ngời thời hiện đại. ở thành thị, với sự phong phú, ngổn ngang, bề bộn, trắng đen, phải trái lẫn lộn, đan xen biết bao là biến động, khiến con ngời bị chi phối bởi lối sống gấp gáp, xô bồ, chỉ biết chạy theo đồng tiền mà quên đi mọi đạo lý trên đời. “Thành phố vẻ nh là nơi đây sinh đẻ ra sự vô danh, thái độ bàng quan cá nhân và các thói lệ tầm thờng” [18,34-35]. Đắm mình trong môi trờng ấy, con ngời không thể thuần nhất trong tính cách của mình. Từ Ma mùa hạ, Mùa lá rụng trong vờn, Ngày đẹp trời, Đám cới không có giấy giá thú... là hàng lọat kiểu loại nhân vật, phong phú, đa dạng, phức tạp hơn trong các trạng thái phức thể của tâm hồn. Cũng từ Ma mùa hạ cho đến hàng loạt các sáng tác ở cuối

thập kỷ 80, nhân vật trí thức nh sợi chỉ đỏ xuyên suốt các sáng tác của Ma Văn Khánh.

Trong tác phẩm Ma mùa hạ, Ma Văn Kháng đã dành nhiều tâm sức, tình cảm để xây dựng nhân vật Trọng. Trọng hiện thân cho mơ ớc, hoài bão mà tác giả muốn gửi gắm về một mẫu ngời trí thức tài năng, trong sáng, phúc hậu đối lập hoàn toàn với thói dung tục xấu xa. Trọng là một trí thức trẻ, có tài, năng nổ say sa cống hiến toàn bộ công sức mình cho công việc. Anh cùng đồng đội chiến đấu với thủy thần để bảo vệ con đê, bảo vệ thành quả lao động mà văn minh dân tộc đã có công xây dựng. Trọng cùng đồng đội vợt lên những cám dỗ về vật chất để giữ gìn và vơn tới những giá trị tinh thần cao quý của con ngời. Lấy thân mình làm vật cản lại dòng nớc xiết, Trọng đã hy sinh thật anh dũng. Nhng sau cái chết của Trọng, ông giáo Cầu, cha anh bỗng trở nên tỉnh táo hơn, từ bỏ lối sống tiêu cực, kiểu “mũ ni che tai” để trở lại với cuộc đời. Nếu Trọng còn phảng phát cái yếu đuối trong tâm hồn, thì trởng phòng Nam là sự bổ sung hoàn thiện với một tính cách mạnh mẽ, đầy sức sống, một tầm t tởng cao hơn, Nam đã nhận rõ đợc thực trạng cuộc sống. Tiếp nối cho mẫu ngời trí thức đích thực Ma Văn Kháng tiếp tục phát triển trong Mùa lá rụng trong vờn với những nhân vật: ông Bằng, Luận và đợc phát triển ở nhân vật thầy giáo Đặng Trần T, thầy giáo Thuật trong tác phẩm Đám cới không có giấy giá thú. Đó là những trí thức chân chính, tài năng, suốt đời theo đuổi lý tởng nhng lại bị ném chìm vào một xã hội thực dụng, băng hoại về đạo đức và nhân cách, sa sút về niềm tin và lẽ sống, kết cục cuộc đời là một tấm bị kịch.

Ngòi bút Ma Văn Kháng đã có những thể nghiệm thành công trong việc nghiên cứu, phát hiện con ngời phức tạp, con ngời lỡng diện, con ngời không nhất quán với mình và dờng nh ngòi bút trong ông đã có dấu hiệu hớng vào quỹ đạo t duy của giới khoa học nhân văn. Khả năng khám phá con ngời ở nhiều chiều, nhiều bình diện, xuất phát từ cái nhìn nhân đạo về con ngời, mong kiếm tìm những điều kiện tốt đẹp cho sự phát triển nhân cách con ngời. Con ngời vốn

phức tạp nên không thể dùng một tiêu chí đánh giá cố định mà đo đếm nó, phải có một cái nhìn linh hoạt hơn, uyển chuyển hơn về con ngời. Ma Văn Kháng đã cố gắng cắt nghĩa điều đó qua lời của nhân vật Luận: “Chị Lý không khác chúng ta đâu. Trong chúng ta cũng vậy: có cái xấu, có cái tốt. Cái xấu nói chung mọi ngời đều biết nó là xấu. Vậy mà cuối cùng vẫn không tránh đợc”

[18]. Khi nghệ thuật muốn trở thành một thứ “khoa học về lòng ngời” (Nguyễn Khải), khi nó khao khát “phát giác sự vật ở bề cha thấy. ở cái bề sâu, ở cái bề xa” (Chế Lan Viên) thì nó phải tìm đến một quan niệm đầy đủ, biện chứng hơn về con ngời. Ma Văn Kháng muốn lu ý chúng ta mối quan hệ với tự nhiên. Trong Ngày đẹp trời, ông Thiềng - một quan trắc viên khí tợng với “vẻ khắc kỷ”, “dáng lủi thủi né tránh” với “gơng mặt xấu xí” hoàn toàn mất cân đối... nh- ng ngời ta bảo ông nh đạo sĩ giao cảm đợc với thiên địa, “ông với bầu trời, thời tiết là một” [18]. Con ngời sống hòa bình với thiên nhiên, núi rừng, tìm thấy

Một phần của tài liệu Vị trí hai tiểu thuyết thời xa vắng của lê lựu và mùa lá rụng trong vườn của ma văn kháng trong tiến trình đổi mới văn học (Trang 25 - 41)