Tiếng chuông cảnh tỉnh về tình trạng suy thoái, xuống

Một phần của tài liệu Vị trí hai tiểu thuyết thời xa vắng của lê lựu và mùa lá rụng trong vườn của ma văn kháng trong tiến trình đổi mới văn học (Trang 91)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.4.Tiếng chuông cảnh tỉnh về tình trạng suy thoái, xuống

đạo đức trong xã hội

Thời xa vắngMùa lá rụng trong vờn gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về tình trạng suy thoái xuống cấp phẩm chất, nói từ góc độ đạo đức, sự biến chất nói từ phạm vi nhân cách. Đó là thực trạng đáng báo động của xã hội buổi giao thời, không ít ngời có lối sống ích kỷ, chỉ biết chạy theo dục vọng cá nhân, chạy theo đồng tiền, thoát ly truyền thống, phá vỡ mọi chuẩn mực đạo đức xã hội... Tất cả những điều đó đang hàng ngày, hàng giờ làm băng hoại hạnh phúc, lòng tự tôn của cá nhân và mối quan hệ gia đình. Cuộc đời Giang Minh Sài (Thời xa vắng) nh đợc nhân đôi bi kịch kể từ khi anh gặp Châu. Châu sống với mọi ngời bằng vẽ bề ngoài “tinh tế, lịch lãm”. Châu “mị” những chàng trai trẻ đẹp, có học thức bằng sự thông minh và nét khả ái của sắc đẹp ngoại hình. Cô đến với tình yêu đợc bắt đầu từ tội lỗi, cô chen vào mái ấm gia đình của một ng- ời đần bà khác, ngang nhiên tring quan hệ “chú - cháu” với toàn và chấp nhận

“giải quyết hậu quả” của thứ tình yêu vị kỷ không chút áy náy lơng tâm. Mệt mỏi, chán trờng trong thứ tình yêu dục vọng, thấp hèn. Cô bớc vào cuộc sống lứa đôi; cô muốn tìm cho đứa con đang mang trong mình một ngời cha hợp pháp; cô muốn tìm cho bản thân mình một chốn yên ổn nơng thân. Châu đem đến cho Sài sự dối lừa mà Sài không hề hay biết, không hề nghi ngờ. Sự khôn ngoan lọc lõi chốn tình trờng của cô gái ăn chơi gốc Hà thành đâu có gặp khó khăn gì trong việc dạy bài học vỡ lòng về tình yêu cho anh chàng nhà quê ngô nghê, ngờ nghệch. Tuy nhiên cái Sài có thì Châu không cần, cái Sài không có thì Châu lại khao khát. Sau mấy năm chung sống, cuộc rợt đuổi kiếm tìm hạnh phúc của Sài cũng chấm dứt. Anh không thể mãi chạy theo thói ích kỷ, vô tâm, tàn nhẫn và lừa dối của Châu. Châu hắt hủi, hành hạ Sài “ngoài giờ hành chính”, Châu qua mặt Sài, đến với ngời tình cũ, cặp kè với ông chú kết nghĩa “trong giờ hành chính”. Trong con ngời Châu sự chân thành, dịu dàng, đằm thắm, thủy chung của một ngời vợ ngày càng cạn vơi theo thời gian. Thay vào đó, càng ngày Châu càng trở nên đanh đá, nanh nọc. Biểu hiện “thiếu nghiêm túc” và cảm giác “thấy chán ở nhà” xuất hiện ngày càng nhiều trong tâm trí Châu. Châu hình thành hai con ngời “phần ở cơ quan, ở ngoài đờng gặp ai, làm gì cũng duyên dáng, lịch thiệp, cời nói phóng khoáng mà vẫn tế nhị, một cô gái nết na dịu hiền có thể gọi là ngời phụ nữ lý tởng hiện nay. Phần ở nhà thì cau có quyết đoán, thô lỗ, bất chấp và lạnh lùng”, xem thờng chồng, không tôn trọng cuộc sống hiện tại, chối bỏ quá khứ của chồng mà trớc đây cô hằng tôn vinh. Những kỷ vật gắn bó với Sài vào sinh ra tử cùng Sài, Châu đều coi nhẹ. Châu thẳng tay cắt bỏ hai quai ba lô vứt xuống cái giờng xếp mà Sài vẫn nằm để lấy chỗ cô buộc chăn bông... Châu bớc vào cuộc đời vốn dĩ đã bất hạnh của Sài không những không làm cho nó vui vẻ, hạnh phúc hơn mà còn làm cho phần đời còn lại của Sài chìm ngập trong trạng thái “mệt mỏi, chán chờng”. Châu đã đi qua ranh giới sức chịu đựng của Sài mà cô không hay biết. Do đó, tới lúc nhận

đợc giấy gọi của Tòa “Cô mới ớ ngời ra”. Cho đến buổi đầu tiên đến Tòa lấy lời khai và ba lần “hòa giải” trong vòng sáu tháng trời cô vẫn “yêu” Sài.

Châu ăn ở với Sài một quãng thời gian không phải là ngắn, ấy thế mà cô vẫn không hiểu đợc một phần cơ bản tính cách của chồng. Châu quá kiêu ngạo, quá lạnh lùng, quá tàn nhẫn, đáng lẽ cô nên giữ bí mật về tội lỗi của mình cho đến trọn đời, thì đằng này trớc Tòa, trớc nguyện vọng của Sài, cô lại sổ toẹt nó ra: “Cháu Giang Minh Thuỳ không phải con anh Sài”. Nhân nào quả ấy, Châu không làm tròn trách nhiệm của ngời vợ vậy mà cô vẫn nhẫn tâm làm hoen ố hình ảnh của mình trong con mắt trẻ thơ. Liệu hạnh phúc có mỉm cời với cô khi cô quay về điểm xuất phát ban đầu với Toàn trong khi một nách hai đứa con thơ? Lê Lựu không đa ra kết luận cho số phận Châu, song có lẽ đó sẽ là điều nên làm bởi thời gian đã mài ngòi bút của nhà văn dới những trang giấy khi viết về ngời đàn bà sống không có lòng thủy chung, thiếu sự chân thành và không hiểu hết đợc giá trị hạnh phúc của ngày hôm nay.

Cừ và Lý (Mùa lá rụng trong vờn) xuất hiện trong gia đình ông Bằng nh hai con ngời nổi loạn muốn tung hê tất cả, phủ định sạch trơn mọi chuẩn mực đạo đức truyền thống. Cừ vốn là kẻ “trong ngời đã có sẵn cái mầm h hỏng”. Mọi lời khuyên bảo của cha mẹ đối với Cừ chỉ là hành động “đạo đức giả”. Trong thâm tâm, Cừ “coi đạo đức là con số không vô nghĩa”, nên dù bị chửi bới, đánh đập, dọa nạt đủ điều Cừ vẫn chứng nào tật nấy. Đi bộ đội, luôn viết th về nhà kêu khổ để “tróc” cho đợc nhiêu tiền của cha mẹ. Cừ coi việc hệ trọng “trăm năm” chỉ là “chuyện sinh hoạt vặt vãnh”. Hơn thế nữa, sau khi để lại cho cô gái nhẹ dạ hai đứa con thơ, Cừ rủ bỏ trách nhiệm làm chồng, làm cha rồi rủ rê một ngời đàn bà khác trốn chồng cùng mình vợt biên. Chỉ khi đến đợc “Miền đất hứa” thì Cừ mới tỉnh ngộ và nhận ra rằng “làm kẻ nô lệ dẫu có đeo đầy vàng thì cũng vẫn nhục “và “con đã đánh mất cái quý giá lắm! Mỗi ngời chỉ có thể thuộc về một dân tộc nhất định, từ trong tâm hồn. Con ngời sống có hai nhu cầu vật chất và tinh thần, phá vỡ đạo đức thì gặp ngay hung bạo. Khinh rẻ giá trị

tinh thần thì đời sống trống rỗng, hoang tàn... Con đã oán giận một cái gì đó”. Bây giờ thì vỡ mộng, phản tỉnh với cái ớc ao, tiếc nuối cái đã oán giận, cay cú. Nh ngời đi vào hầm, càng vào sâu càng tối tăm bế tắc, Cừ đã chọn cái chết nơi đất khách quê ngời để chuộc lỗi cho sai phạm của cuộc đời mình.

Khác với Cừ là một nhân vật chỉ hiện lên gián tiếp thông qua lời kể, Lý là nhân vật chính đợc miêu tả rất cụ thể sinh động. Đây là nhân vật phức tạp, có cá tính, có đời sống nội tâm phong phú. Có lúc chị đôn hậu đáng yêu, có lúc chị đanh đá tàn nhẫn. Chị là một “ngời phụ nữ đẹp, sắc sảo, tháo vát nhng ít học và sớm bị tiêm nhiễm lối sống xô bồ nơi thị thành. Khi còn trẻ là một thiếu nữ mơ mộng. Chị lấy một anh bộ đội hiền lành. Tự hào về sự anh dũng chiến đấu của chồng, chị đã thủy chung với chồng suốt những năm tháng kháng chiến chống Mỹ ác liệt, một mình nuôi con trởng thành. Nhng chị lại là một ngờig thích quyền hành, muốn sai khiến ngời khác, dám đứng mũi chịu sào, tự coi mình là hơn ngời, chị lại thích ăn diện, thích theo đòi cuộc sống xa hoa” [39]. Lý thiếu một nền tảng đạo đức và không đợc trang bị nhận thức về những giá trị đời sống tinh thần. Mơ mộng, tự kiêu cho nên Lý bớc qua Đông khi Đông không còn là niềm tự hào của chị. Không bằng lòng với chồng, sống vào thời kỳ xuân sắc của ngời đàn bà giầu tham vọng, Lý không cỡng lại đợc những đam mê, dục vọng thấp hèn. Bỏ chồng, Lý say sa đắm chìm trong những thói h tật xấu và những việc làm ăn phi pháp cùng gã Trởng phòng, nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần. Chị không cỡng lại đợc sự cám dỗ vật chất, lối sống vị kỷ, thực dụng, bản năng. Lý phó mặc cho những “cảm giác đòi hỏi thỏa mãn và bất chấp” sai khiến, dẫn chị đến chỗ buông xuôi, trợt ngã.

Giá trị về đạo đức và tinh thần luôn là nấc thang cao nhất trong bảng giá trị về nhân cách con ngời. Đó là chuẩn mực chung của mọi thời đại. Cho dù xã hội có phát triển, con ngời có cuộc sống tốt đẹp đến đâu thì cũng không thể phủ nhận tiêu chí đánh giá này. Những nhân vật nh Châu (Thời xa vắng) Cừ và Lý

hoại về đạo đức và tinh thần, tuy nhiên đó chỉ là những cá nhân thiểu số. Họ đáng bị phê phán và lên án, song đồng thời họ cũng cần đợc quan tâm, chia sẻ cảm thông để sự sống của họ không tách khỏi nhịp sống của dân tộc và cộng đồng. Đây cũng là điều mà Lê Lựu và Ma Văn Kháng muốn gửi gắm tới độc giả.

Chơng 3

Những đổi mới về phơng diện nghệ thuật 3.1. Dấu hiệu đa thanh trong nghệ thuật trần thuật

Hoà vào bớc chuyển mình của văn học, Lê Lựu và Ma Văn Kháng không ngừng tìm tòi trăn trở để tự đổi mới ngòi bút của mình. Dịch chuyển từ quan điểm trần thuật theo hớng sử thi trong các sáng tác về đề tài chiến tranh sang quan điểm trần thuật đời t - thế sự. Len lỏi vào từng ngõ ngách của đời sống để nghiên cứu, khám phá cái phong phú, phức tạp của lòng ngời và lẽ đời với tất cả các cung bậc, buồn vui, hy vọng của mỗi cuộc đời. Chính điều đó đã làm nên phong vi riêng cho sáng tác của Lê Lu và Ma Văn Kháng.

Đến với Thời xa vắng, Lê Lu tìm cho nhân vật của mình một chỗ đứng riêng biệt, không hoà lẫn vào sáng tác của bất kì nhà văn nào. Sự đa thanh trong ngôn ngữ đã tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn riêng bởi vậy mà từ nhân vật chính thể hiện t tởng chủ đề của tác phẩm đến những nhân vật phụ góp phần làm rõ nội dung, t tởng của tác phẩm đều có một lớp ngôn ngữ riêng. Chân chất mộc mạc nh ông bà đồ Khang và vợ chồng anh Tính, khôn khéo nh chú Hà, đằm thắm nh Hơng, ranh mảnh nh Châu, ngô nghê nh Tuyết và thẳng thắn nh Sài... tất cả tạo nên một bức tranh phức điệu về ngôn ngữ.

Trong Thời xa vắng, có tới 72 đoạn đối thoại và 81 đoạn độc thoại, những mẫu đối thoại và độc thoại giúp tác phẩm gần hơn với đời sống t tởng, tình cảm của mỗi con ngời. Đó là những lời nói, những chiêm nghiệm, suy t và đồng thời còn là cả niềm vui, nớc mắt mà từng nhân vật phải trải nghiệm. có thể nói từng đoạn đối thoại giữa các nhân vật giúp cho sự đánh giá, phán xét và nhìn nhận từ phía bạn đọc đợc công bằng hơn, khách quan hơn, đa nhân vật từ trong tác phẩm đặt vào tâm hồn của độc giả để độc giả cùng nhân vật nếm trải cuộc đời theo chiều dài của tác phẩm.

Trong các đối thoại, ngôn ngữ của nhân vật cũng thể hiện t tởng tình cảm, tính cách nhân vật, dự báo tơng lai sắp tới. Cuộc đối thoại giữa Sài và H- ơng trong hoàn cảnh chạy lụt là một cuộc đối thoại đẹp giữa những tâm hồn cao đẹp bên cạnh một khát vọng đợc sống trong yêu thơng, để rồi từ sau buổi gặp gỡ này, kiếp “đoạn trờng” của mỗi ngời dần dần hé mở.

- “Hình nh anh không thích Hơng đến đây phải không? - Sao Hơng lại nói thế?

- Từ khi Hơng đến anh có vẻ không vui?.

Lại đến lợt anh cố nén một hơi thở, giọng anh buồn buồn của một kẻ yếu thế.

- Có những đêm một mình ngồi chỗ này ngắm trăng rất khuya, tôi chỉ ớc có Hơng ở đây”.

Ngay trong lần gặp gỡ đầu tiên, Sài và Châu đã dần bộc lộ quan điểm và cách sống của mỗi ngời. Sài thật thà cả tin, còn Châu là một cô gái “từng trải”. Châu chinh phục Sài bằng sắc đẹp ngoại hình và tài ăn nói có duyên của cô gái chốn Hà thành, mục đích nhằm hợp pháp hoá cái thai ngày một lớn lên trong bụng cô, bởi đó là kết quả của một cuộc tình bất chính giữa cô và Toàn - ngời đàn ông đã có vợ con.

- “Anh biết em đã vợt qua thói quen rất nghiêm ngặt để chúng mình có dịp nói chuyện với nhau.

- Không phải đâu, em cũng chả là ngời khắt khe gì nhng em thông cảm con gái chúng em không đợc buông thả nh con trai các anh.

- Chả nhẽ bọn con trai các anh buông thả, h hỏng đến nỗi em không thể kiếm đợc một ngời ra hồn để xây dựng gia đình?”.

Ngôn ngữ góp phần đắc lực thể hiện nội dung, t tởng của tác phẩm. Bản thân ngôn ngữ cũng chứa đựng nội dung, sắc thái tình cảm. Cuộc đối thoại giữa Sài và Châu khi Sài cảm nhận đợc một sự thật hết sức cay đắng là anh và Châu

không thể ăn ở với nhau cho đến trọn đời đã đợc dàn trải trong một lớp ngôn ngữ ngắn gọn, rạch ròi, dứt khoát nhng nó thực sự chua chát và đắng cay.

“- Anh định bàn với em một việc. - Không có việc gì phải bàn bây giờ cả.

- Nếu em không muốn thì để anh nói một câu. - Muốn nói gì thì nói, xê ra cho tôi ngủ mai đi làm.

- Cho anh nói đã, có lẽ chúng mình không ăn ở đợc với nhau nữa đâu. Châu cời:

- Tởng gì, thế thì dễ thôi, làm đơn đi. - Đơn anh viết rồi em đọc rồi ký vào.

- Việc quái gì phải đọc cho mệt xác, đa bút đây”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây thực sự là một cuộc nói chuyện thẳng thắn tới nhẫn tâm. Chỉ bằng vài dòng ngắn ngủi nhng nó có đủ sức phá huỷ, cắt dứt cuộc hôn nhân mà sài hy vọng. Với cái giọng nhát chả nhát gừng, cần gì hỏi nấy, cần gì trả lời nấy đã đẩy mâu thuẫn từ bấy lâu nay trong con ngời Sài và Châu lên tới đỉnh điểm, khiến cho họ đi đến quyết định ly dị thật nhẹ nhàng, tựa hồ nh hai vợ chồng đang bàn bạc với nhau về những vấn đề vặt vãnh đời thờng.

Đến Mùa lá rụng trong vờn, Ma Văn Kháng tự ý thức đợc sức sống tiềm tàng của nhân vật không chỉ là hành động và việc làm mà nó còn ẩn chứa trong ngôn ngữ lời thoại. Mỗi nhân vật có một cách nhìn nhận riêng về cuộc sống; có bao nhiêu con ngời thì có bấy nhiêu cách nhìn nhận, đánh giá cuộc đời! Cừ xem cuộc đời là lừa lọc, “đạo đức giả cả thôi”, Lý thì thấy “Đời bây giờ nó tệ lắm”, “có tiền là xong hết”. đông thì quan niệm “đời có gì quan trọng lắm đâu”. Ông

bằng thì “dựa vào một nền tảng tinh thần bền vững”. Mùa lá rụng trong vờn đã cố gắng đi theo xu hớng đối thoại và bớc đầu đã đạt đợc sự đa dạng trong điểm nhìn trong giọng điệu trần thuật.

Đoạn đối thoại giữa Lý và Phợng vào chiều 29 tết khi Lý khoe Phợng chiêc áo mới mua mà cô đang mặc trên ngời đã phần nào gợi lên đợc chân dung

về một nhân vật Lý sắc sảo, khéo léo, tháo vát nhng cũng không kém phần tham vọng.

“- Có hợp với mình không? Hình nh vai hơi rộng nhỉ? Lý dồn dập sung s- ớng, hợp với da mình đấy, phợng nhỉ? Này trông cái khuy tay của nó đợc đấy chứ? Ngời quen họ để lại cho đấy cha bóc tem nhé!

- Bao nhiêu hả chị?

- Năm ngàn rỡi! giá hữu nghị đấy, nó hô một câu, mình cũng hét một tiếng thế là xong. Cũng cha hay bằng cái áo lông gấu bắc Cực, có biết bao nhiêu không? hai-mơi-t- ngàn.

- Trời !

- Hé hé Đúng là một cô nàng tỉnh lẻ mới về thành phố. Này cô em ơi,một

Một phần của tài liệu Vị trí hai tiểu thuyết thời xa vắng của lê lựu và mùa lá rụng trong vườn của ma văn kháng trong tiến trình đổi mới văn học (Trang 91)