VAY THƯƠNG MẠI:

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng và quản lý nợ vay nước ngoài tại việt nam (Trang 43 - 45)

Vay nước ngoài của chính phủ về cho vay lại:

Để đNy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong thời gian qua, Chính phủ đã sử dụng một phần vốn ODA vay nợ nước ngoài để

cho vay lại đối với các dự án, các chương trình đầu tư có khả năng hoàn vốn của các Bộ, các địa phương. Tỷ lệ cho vay lại chiếm khoảng 45% tổng số vốn vay ODA của Chính phủ.

Bên cạnh vốn vay ODA, Chính phủ còn cho vay lại bằng khoản vay thương mại

đối với các doanh nghiệp nhằm thực hiên các chiến lược phát triển kinh tế.

Cho vay lại của Chính phủ được thực hiện chủ yếu thông qua 2 công cụ, quỹ

Hỗ trợ phát triển (nay là N gân hàng phát triển Việt Nam) và các ngân hàng thương mại. Một số dự án được thực hiện nhờ hoạt động cho vay lại của Chính phủ là dự án phát triển ngành công nghiệp đóng tàu của Vinashin (750 triệu USD), dự án nâng cao

hiệu suất ngành điện (hơn 30 triệu USD), dự án tài chính nông thôn 2 (93,7 triệu USD), điện Phú Mỹ (71,6 triệu USD).

Bo lãnh Chính phđối vi các khon vay nước ngoài ca các doanh nghip và t chc tín dng

Bảo lãnh Chính phủ đối với các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khi vay nước ngoài được thực hiện nhằm mục đích hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong khi nguồn lực có giới hạn. Các doanh nghiệp vay nợ có bảo lãnh bao gồm các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (doanh nghiệp FDI) và các doanh nghiệp N hà nước có quy mô lớn trong các ngành Bưu chính viễn thông, dầu khí, điện lực, xi măng, hàng không và dệt. Tính đến hết năm 2006, tổng số vay nước ngoài của các doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh là 3,5 tỷ USD, trong đó giải ngân được 2,13 tỷ USD, dư nợ bảo lãnh khoảng 1,425 tỷ USD.

Các khoản vay nước ngoài do Chính phủ bảo lãnh đều được thực hiện đúng quy trình và sử dụng đúng mục đích. Trong cơ cấu nợ vay có bảo lãnh, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ (khoảng 4,8%), chủ yếu là nợ trung và dài hạn. Nhìn chung nợ có bảo lãnh đáp ứng được yêu cầu cho quá trình đầu tư trung và dài hạn.

Cho đến thời điểm hiện nay, hầu như các dự án vay nợ nước ngoài có bảo lãnh đều trong quá trình xây dựng hoặc mới đưa vào sử dụng nên chưa phát sinh nợ quá hạn. Vay và tr n nước ngoài ca các tnh, thành ph trc thuc Trung ương

Bên cạnh khoản nợ vay trực tiếp của chính quyền trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khi muốn gia tăng nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế cũng tiến hành hoạt động vay nợ dưới 2 hình thức, phát hành trái phiếu chính quyền địa phương và vay nước ngoài. Trên thực tế, vốn vay nước ngoài của các địa phương chủ

yếu là vốn ODA trực tiếp cho các dự án đầu tư tại các khu vực và phần thụ hưởng gián tiếp từ các dự án của các cơ quan trung ương thực hiện trên địa bàn.

Đồ thị 2.2: Vốn vay nước ngoài của các địa phương (đơn vị : %) Vốn vay của các địa phương 18.7 8 6.2 18.1 7.6 34.4 7 Vùng núi phía Bắc Vùng đồng bằng Bắc Bộ (kể cả Hà Nội) Bắc Trung Bộ Duyên hải Miền Trung Tây Nguyên Đồng bằng sông Cửu Long Đông Nam Bộ (kể cả TP.HCM)

Nguồn: Báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư

Nhìn đồ thị 2.2, ta thấy vốn vay của chính quyền địa phương chủ yếu là ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ (34,4%). Điều này cũng phù hợp với quy hoạch phát triển vùng, miền trên địa bàn cả nước vì khu vực này có tiềm năng kinh tế rất lớn nhưng khai thác chưa hiệu quả.

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng và quản lý nợ vay nước ngoài tại việt nam (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)