- Hệ số tín nhiệm:
CHƯƠNG III:
3.5.2. Cải thiện môi trường đầu tư
Đây là vấn đề bức xúc mà hầu hết các doanh nghiệp đều yêu cầu Chính phủ
thực hiện. Các nhà đầu tư trong các hội thảo vềđầu tư trực tiếp nước ngoài và các diễn
đàn doanh nghiệp thường yêu cầu:
- Cải cách mạnh mẽ hành chính công, đặc biệt là các quy định về công chứng, thủ tục hành chính, thủ tục đầu tư; cải thiện tính minh bạch của luật lệ và chính sách
đảm bảo tính nhất quán của các văn bản luật ở mọi cấp, tăng cường xây dựng chính sách kinh tế dựa theo thị trờng.
- Hợp lý hóa thuế thu nhập cá nhân, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài nhằm tạo điều kiện cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm nhân lực ở các vị trị chủ chốt.
- Đầu tư hơn nữa vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật đểđNu tư ngoài quốc doanh diễn ra thuận lợi hơn.
Còn theo một số doanh nghiệp tư nhân, khu vực dân doanh không cần ưu tiên,
đãi chỉ cần:
- Được đối xử bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, đặc biệt trong các lĩnh đất
- Đổi mới cơ chế, giảm bớt thủ tục hành chính phiền hà trong việc cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, thủ tục xuất nhập khNu, thủ tục về thuế.
- Có chính sách rõ ràng, thống nhất trong đối xử với Việt kiều. Mặc dù theo quy
định, Việt kiều được lựa chọn một trong hai Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hoặc Luật khuyến khích đầu tư trong nước nhưng trên thực tế còn phân biệt đối xử như hạn chếđối tượng mua nhà, bắt buộc xin Visa…
- Có những kênh thông tin rõ ràng, chi tiết về các dự án cần đầu tư, chính sách
đầu tư trong nước, mở rộng lĩnh vực đầu tư, đặc biệt tham gia vào lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng.
Kết luận chương 3:
Dựa trên tình hình thực tế về vấn đề vay và quản lý nợ nước ngoài của Việt nam
đã được trình bày ở chương trước, phần này luận văn đưa ra hai nhóm giải pháp: - Nhóm thứ nhất là những giải pháp liên quan đến nâng cao hiệu quả quản lý nợ: tính tóan nhu cầu vốn vay tối thiểu dựa trên ba cân đối lớn của nền kinh tế (tiết kiệm,
đầu tư, vay nợ, ...). Bên cạnh đó, tính tóan mức bội chi ngân sách tối đa, nếu ngân sách giữđược mức độ bội chi như hiện tại, khoảng 2-3% sẽ không dẫn đến khó khăn chồng chất về nghĩa vụ trả nợ. Những giải pháp đảm bảo khả năng tiếp nhận nợ vay nước ngoài: tăng trưởng kinh tế, lựa chọn danh mục vay mượn hợp lý nhưđánh giá cNn thận từng món vay mới, đa dạng hóa nguồn vay, duy trì cơ cấu nguồn vốn, gia tăng dự trữ
ngoại hối.
- Nhóm thứ hai, những giải pháp giảm thiểu chi phí nợ vay; kiểm soát và sử dụng nợ có hiệu quả cũng góp phần phòng tránh được nguy cơ của khủng khoảng nợ và không làm gia tăng rủi ro quốc gia. Cuối cùng là những giải pháp mang tính hỗ trợ bao gồm các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư, thay đổi hình ảnh Việt nam theo hướng minh bạch, tin cậy hơn trong mắt của cộng đồng tài chính Quốc tế như giảm tham nhũng, gia tăng hệ số tín nhiệm quốc gia.
KẾT LUẬN
Vốn nước ngoài là một nhân tố cực kỳ quan trọng và cần thiết cho quá trình thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội ở bất kỳ một nước hay một nền kinh tế đang phát triển nào, đặc biệt là trong điều kiện hiện nay, khi mà xu hướng mở cửa hòa nhập
đã trở thành phổ biến
Trên cơ sở nhận thức đúng đắn vai trò vay và trả nợ như thế nào để vừa khai thác nguồn vốn vay nước ngoài sao cho hiệu quả để biến việc vay mượn thành một
đòn bNy phát triển kinh tế vừa không làm gia tăng những nguy cơđối với an ninh tài chính và không phụ thuộc vào những can thiệp về kinh tế và chính trị từ nước ngoài không phải dễ dàng giải quyết đối với Việt nam hiện nay.
Từ những đòi hỏi thực tế này, luận văn đã ngiên cứu hoàn thành các nội dung cơ bản sau:
Về mặt lý luận, trình bày một cách có hệ thống những lý luận cơ bản về nợ
nước ngoài, quản lý nợ nước ngoài, từ các khái niệm và đặc điểm cơ bản, phân loại, các chỉ tiêu đánh giá, các nhân tố tác động. Các lý thuyết quản lý nợ nước ngoài đưa ra các nội dung quản lý: khía cạnh kỹ thuật, khía cạnh thể chế, tìm hiểu kinh nghiệm quản lý nợ của một số nước trong khu vực, có những điểm khá tương đồng với Việt nam về bối cảnh kinh tế - chính trị - xã hội, khu vực địa lý như Philippines, Trung quốc, Malaysia, để phân tích và rút ra những bài học kinh nghiệm không chỉ thành công mà cả thất bại trong quản lý nợ nước ngoài nhằm giúp Việt nam tránh những sai lầm mà các nước khác đã trải qua.
Về mặt thực tiễn,đã tiến hành phân tích thực trạng vay, trả nợ và quản lý nợ của Việt nam một cách có khoa học, trên cơ sở các số liệu, tài liệu được thu thập một cách phong phú và đánh giá những thành tựu cũng như những hạn chế trong công tác quản lý nợ nước ngoài của Việt N am.
Trên cơ sở nêu lên các mục tiêu và định hướng trong tăng cường hiệu quả sử
ở tầm vĩ mô lẫn các giải pháp mang tính kỹ thuật. Đây là những giải pháp có khả thi về
mặt thực tiễn. Tuy nhiên để các giải pháp này phát huy hết hiệu quả đòi hỏi phải có sự
thống nhất trong vấn đề ban hành văn bản pháp lý của Quốc hội và Chính phủ cũng như sự phối hợp đồng bộ trong quá trình thực hiện của các cơ quan có liên quan trong việc quản lý và sử dụng nợ nước ngoài.Vì vậy, tác giả kiến nghị một số vấn đề sau:
Thứ nhất , trong thời gian qua vấn đề quản lý việc vay trả nợ nước ngoài được Quốc hội, Chính phủ quan tâm, kiểm sóat chặt chẽ. Tuy nhiên,cần lưu ý rằng nợ giảm 50% là do thành công của công tác đối ngoại trong đàm phán giảm nợđối với các đối tác; Việt nam chưa thể hiện tính chủđộng trong vay nợ, chưa xây dựng chiến lược vay và trả nợ cụ thể, hợp lý và chưa xác định rõ mục tiêu, hiệu quả kinh tế của việc vay nợ
và nhận viện trợ.
Thứ hai, việc giám sát và duy trì thông tin nợ có thể tóm tắt qua nhận định “Số
liệu sẵn có thiếu chính xác, không kịp thời, thiếu toàn diện và thiếu nhất quán về định nghĩa”, do đó cần phải tiến hành công khai minh bạch số liệu về nợ và quản lý nợ, bao gồm kế họach vay nợ, các chương trình, dự án được sử dụng nợ vay,trách nhiệm của các cơ quan trong quản lý và thực hiện nghĩa vụ.
Thứ ba,yếu tố quan trọng trong công tác quản lý vẫn là con người, vì vậy cần phải nâng cao trình độ quản lý cũng như khả năng ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong công tác quản lý nợ.
Những giải pháp và kiến nghị đã nêu trên, nếu được vận dụng một cách đầy đủ
và các cơ quan hữu quan làm việc bằng cái tâm của mình và cái tâm đối với đất nước chắc chắn rằng Việt nam sẽ đạt được những mục tiêu kinh tế xã hội dài hạn đã đề ra, góp phần thiết thực vào việc hoàn thiện hơn nữa công tác sử dụng và quản lý nợ nước ngoài, đảm bảo an ninh tài chính, tạo thế và lực trong giai đọan hội nhập hiện nay đối với các nước trong khu vực và trên thế giới.