thâm hụt ngân sách
- Mất cân đối giữa tiết kiệm và đầu tư:
Trong những năm gần đây, mức gia tăng tiết kiệm nội địa ở Việt Nam thấp hơn mức gia tăng đầu tư gây ra sự mất cân đối giữa tiết kiệm và đầu tư, sau khi đạt mức thặng dư vào 2000, 2001 thì những năm tiếp theo cán cân tiết kiệm - đầu tư liên tục bị
thâm hụt.
Bảng 2.2. Tỷ lệ tiết kiệm – đầu tư so với GDP
N ăm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 - Tổng tiết kiệm (% GDP) 31,7 33,2 32 30,4 31,1 30,1 31 31,3 - Tổng đầu tư (% GDP) 29,6 31,2 33,2 35,1 35,5 34,6 34,5 34,7 - Cán cân tiết kiệm và đầu tư (% GDP) 2,1 2 -1,2 -4,7 -4,4 -4,5 -3,5 -3,4 Nguồn IMF
Đặc biệt là thành viên của WTO, đang đòi hỏi Việt Nam phải thực hiện nhiều cải cách kinh tế hơn, do đó nhu cầu vốn cho đầu tư ngày càng gia tăng, sự mất cân đối giữa tiết kiệm và đầu tư sẽ tiếp tục gia tăng.
Theo tinh thần Nghị Quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng về phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực để phát triển kinh tế trong giai đoạn 2001 - 2010, phấn đấu đạt tốc
độ tăng trưởng kinh tế trung bình trên 7%/năm thì tỷ lệ nhu cầu về vốn cho phát triển
đạt khoảng từ 31 - 32% GDP. Tổng mức đầu tư toàn xã hội khoảng 135 tỷ- 140 tỷ
USD, tỷ lệ vốn trong nước chiếm khoảng 2/3 tổng vốn đầu tư, tức có thể đáp ứng khoảng 98 - 100 tỷ USD. Như vậy nguồn vốn nước ngoài cần huy động bổ sung cho
đầu tư phát triển từ 45 - 50 tỷ USD, trong đó nguồn vốn FDI dự kiến khoảng 25 tỷ
USD, phần còn lại phải huy động vốn vay nợ và viện trợ nước ngoài khoảng 20 - 25 tỷ
USD. Do đó tăng tỷ lệ tiết kiệm nội địa là rất cần thiết nhằm giảm bớt gánh nặng nợ
nước ngoài.
- Thâm hụt ngân sách
Khi gia nhập WTO, nguồn thu từ thuế nhập khNu của NSN N sẽ giảm xuống do cam kết cắt giảm thuế quan. Theo cam kết song phương đã được ký kết với 26 nước thành viên của WTO, Việt Nam sẽ cắt giảm 22% thuế nhập khNu so với mức hiện hành, thực hiện trong vòng 5 năm kể từ khi gia nhập WTO và 36% trong 10.600 dòng thuếđưa ra đàm phán với lộ trình kéo dài bình quân từ 5 - 7 năm. Theo tính toán của Bộ Tài chính, nguồn thu từ thuế nhập khNu - một loại thuế chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu NSN N sẽ giảm bình quân mỗi năm 1.000 tỷ đồng trong giai đoạn 5 năm sau khi gia nhập WTO. Trong khi đó NSN N cho nhu cầu chi thường xuyên và chi phí phát sinh trong giai đoạn 2006 - 2010 ngày càng tăng. Vì thế tình trạng thâm hụt NSN N ngày càng gia tăng sẽ tạo ra nguy cơ nợ vay nước ngoài ngày càng cao do nguồn vay trong nước khó có thể thực hiện vì tiết kiệm nội địa thấp. (Phụ lục 6 )