Cơ chếquản lý nợ

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng và quản lý nợ vay nước ngoài tại việt nam (Trang 47 - 49)

Hệ thống các cơ quan thực hiện quản lý nợ Chính phủ hiện nay vẫn chưa phân

định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ. Với số lượng các cơ quan tham gia quản lý nợ hiện nay, khó có thể và thậm chí không thể có những phản hồi kịp thời đối với các cơ hội thị trường. Chẳng hạn trong huy động nợ mới, quy trình phê duyệt có thề kéo dài 6 - 8 tháng. Khi Việt Nam chuyển sang huy động nhiều hơn theo hớng thị trờng, đây sẽ là vấn đề lớn đối với các nhà quản lý nợ.

Số lượng các cơ quan trên đã giảm xuống sau khi ban hành Luật Ngân sách sửa

đổi. Tuy nhiên, vẫn còn một số lượng lớn các cơ quan chịu trách nhiệm về giám sát, phân tích và.quản lý nợ Chính phủ.

Hiện nay cả Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, N gân hàng nhà nước và một số cơ quan ngành khác cùng được giao nhiệm vụ quản lý nợ Chính phủ mà không xác

định được chính xác phạm vi hoạt động của từng đơn vị. Luật NSN N quy định Bộ Tàì chính là cơ quan xây dựng chiến lược, kế hoạch vay nợ, trả nợ trong và ngoài nước (Điều 21), Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài quy định Bộ Kế hoạch và dầu tư

chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược quốc gia về vay và trả nợ nước ngoài và tổng hợp kế hoạch dài hạn về vay và trả nợ nước ngoài của cả nước (Điều 6. Luật tổ chức các tổ chức tín dụng quy định N gân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng chiến lược điều hành nợ Chính phủ trong từng giai đoạn để đảm bảo sự phù hợp trong việc thực thi chính sách tiền tệ và chính sách tài chính, tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến nợ nước ngoài. Quỹ Hỗ trợ Phát triển là cơ quan thuộc Văn phòng Chính phủ và Bộ Tài chính (nay tách ra thành Ngân hàng Phát triển Việt N am) huy động vốn và giải ngân cho các dự án phát triển ưu tiên của Chính phủ.

Ngay trong nội bộ Bộ Tài chính cũng có sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ

quản lý nợ Chính phủ. Chức năng quản lý nợ phân tán trong 3 đơn vị Tài chính đối ngoại, Ngân sách nhà nớc và Kho bạc nhà nước.

Quyết định số 151/2003/QĐ - BTC của Bộ trởng Tài chính quy định nhiệm vụ

của Vụ N gân sách Nhà nước, đó là "Chủ trì phối hợp các đơn vị thống nhất quản lý nợ quốc gia". Tuy nhiên, quy định này lại chồng chéo với nhiệm vụ quản lý nợ nước ngoài mà Bộ trưởng Bộ Tài chính đã phân công cho Vụ Tài chính đối ngoại tại Quyết

định số 163/2003/QĐ - BTC, theo đó Vụ Tài chính đối ngoại có chức năng giúp Bộ

trưởng Bộ Tài chính "thống nhất quản lý vay và trả nợ nước ngoài của Chính phủ, vay và trả nợ nước ngoài của quốc gia".

Quyết định số 209/2003/QĐ - BTC, Kho bạc nhà nước có nhiệm vụ “nghiên cứu xây dự thảo đề án, chính sách, chế độ về huy đông vốn trong nước và ngoài nước… thông qua phát hành công trái, trái phiếu Chính phủ”, trong khi đó Quyết định số 163/2003 đã quy định một trong những nhiệm vụ của Vụ Tài chính đối ngoại là “Nghiên cứu, đề xuất và tổ chức thực hiện các phương án huy động vốn nước ngoài trên thị trường vốn quốc tế của Chính phủ”.

Trong Bộ chưa phân công trách nhiệm cho đơn vị nào thực hiện nhiệm vụ quyết toán nguồn viện trợ không hoàn lại của Bộ Tài chính (hiện tại Bộ mới giao trách nhiệm cho Vụ Hợp tác quốc tế làm đầu mối thu hút nguồn vốn tài trợ cho Bộ Tài chính). Vì vậy gây khó khăn cho công tác quyết toán nguồn tài trợ cho Bộ Tài chính. Trách nhiệm trong quản lý tài chính các doanh nghiệp FDI tại Bộ Tài chính còn nhiều bất cập, nhất là trong khâu thNm định cấp giấy phép, phân công quản lý các lĩnh vực còn chồng chéo... dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý tài chính nhà nước các doanh nghiệp FDI trong khi các doanh nghiệp này cũng nằm trong đối tượng được vay nước ngoài có sự bảo lãnh của Chính phủ.

Bên cạnh đó, một trong những vấn đề quan trọng trong quá trình quản lý nợ

Chính phủ là theo dõi và đánh giá các khoản nợ cũng bị chia sẻ giữa các cơ quan quản lý. Bộ Kế hoạch và đầu tư theo dõi, thống kê và đánh giá về ODA, trong đó có nợ, Vụ

Tài chính đối ngoại - Bộ Tài chính quản lý nợ nước ngoài, Kho bạc N hà nước quản lý nợ trong nước. Các đơn vị này đều có sử dụng hệ thống quản lý nợ riêng biệt và thủ

công nên các báo cáo về nợ Chính phủ hiện nay được xây dựng hoàn toàn do sự phối hợp số liệu của các đơn vị một cách thủ công và không đảm bảo sự chuNn xác. Các chỉ

tiêu theo dõi và đánh giá nợ cũng không được tập hợp thành một hệ thống nhằm xác

định mức độ nghiêm trọng của nợ cũng như làm cơ sở xây dựng chiến lược dài hạn về

nợ Chính phủ.

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng và quản lý nợ vay nước ngoài tại việt nam (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)