Sau một giai đoạn chuNn bị, ngày 27/10/2005, Chính phủ đã chính thức phát hành trái phiếu trên thị trường chứng khóan New York với tổng số vốn huy động được là 750 triệu USD, lãi suất 7,125%/năm, thời hạn 10 năm. Đợt phát hành trái phiếu Chính phủ lần đầu tiên ra thị trường vốn quốc tếđã giúp Việt N am đa dạng hóa nguồn huy động vốn, thiết lập một “thang chuNn” để giúp cho các doanh nghiệp và địa phương huy động vốn sau này.
Trái phiếu quốc tế của Chính phủ đã thu hút được sự quan tâm rất lớn của các nhà đầu tư nước ngoài trên khắp thế giới. Trong số 255 nhà đầu tư mua trái phiếu có 51% là các quỹ đầu tư tài chính, ngân hàng 25%, các công ty bảo hiểm 17% và 7% là
các tổ chức đầu tư khác. Số trái phiếu này được phát hành rộng rãi ở châu Á (nắm giữ
38%), Châu Âu (32%) và Mỹ (30%), (Phụ lục 3).
Toàn bộ số tiền huy động được giao cho Tổng Công ty Công nghiệp Tàu Thủy Việt N am (Vinashin )sử dụng đểđầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.
Việc phát hành trái phiếu quốc tế có thể thực hiện qua 3 hình thức: Chính phủ Việt Nam phát hành về cho vay lại; Chính phủ bảo lãnh cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp; Doanh nghiệp tự trực tiếp phát hành mà chính phủ không phải bảo lãnh. Tuy nhiên, các tập đoàn lớn của Việt Nam được kỳ vọng vẫn chưa hội đủ điều kiện để phát hành trái phiếu quốc tế. Theo sự chỉ đạo mới nhất của Thủ Tướng, Bộ Tài Chính vào tháng 9/2007 với thời hạn 15 năm và 20 năm, Chính phủ Việt Nam
đã phát hành 1 tỷ USD trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế và cũng là lần thứ hai Chính phủ vay tiền để các doanh nghiệp nhà nước vay lại. Để có thể đảm bảo uy tín của Việt N am trên thị trường vốn quốc tế cho dù đó là trái phiếu do Chính phủ phát hành hay do các doanh nghiệp Việt Nam tự phát hành nhất thiết không vì một sự thất tín nào trong khâu trả nợ của bất kỳ tổ chức phát hành nào mà làm cho các nhà đầu tư
quốc tế quay lưng lại với trái phiếu quốc tế của Việt Nam.
Nhìn chung, nợ nước ngoài của Chính phủ gia tăng qua các năm, phần nào đáp
ứng nhu cầu hỗ trợ vốn cho quá trình đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Điều này được lý giải một phần do những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế và chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Bên cạnh đó, hoạt động trả nợđược duy trì
đều đặn, đảm bảo uy tín trong quá trình thanh toán cũng góp phần vào việc gia tăng số
lượng nợ nước ngoài.
Trong cơ cấu nợ nước ngoài, chủ yếu là nợ trung và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư dài hạn vào cơ sở hạ tầng. Các khoản nợ do Chính phủ bảo lãnh cũng chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng số nợ nước ngoài của Chính phủ (trung bình nợ
Chính phủ bảo lãnh chiếm khoảng 7%), (Phụ lục 4).
Theo số liệu của Bộ Tài chính, tổng số nợ nước ngoài của Việt Nam hiện nay vào khoảng 15 tỷ USD. Cả số nợ tuyệt đối và tỷ lệ nợ / GDP đều đã giảm đi so với
năm 2000 vì Chính phủđã và đang trả nợ dần. Hiện tất cả số nợ từ Câu Lạc Bộ Luân
đôn và Paris đã được giải quyết hết, chỉ còn lại số nợ vay các nước phương Tây và hơn 90% số nợ này là vay ưu đãi ODA, khoản vay thương mại rất nhỏ. Năm 2000, tỷ trọng nợ trong GDP là 39%, năm 2001 giảm còn 37,4%. Tỷ trọng này trong các năm 2002 và 2003 là 34%, năm 2005 là 35,8% và năm 2006 là 36,6%. Tính bình quân trong 5 năm 2001 - 2005 là 35,6%.
Việc trả nợ vay đã được tính toán kỹ trong chỉ tiêu ngân sách hàng năm. Hiện nay trong số chi ngân sách cho trả nợ hàng năm, chỉ 1/3 dành cho việc trả nợ nước ngoài, 2/3 còn lại là để trả nợ vay trong nước. Thậm chí trong một số trường hợp nguồn lực dự trữ trả nợ không đáp ứng được nhu cầu, các cơ quan quản lý nợ cũng sắp xếp được nguồn trả nợ bằng nhiều cách khác nhau. Điều đó chứng tỏ không có áp lực
đối với ngân sách Nhà nước và khả năng trả nợ của Việt Nam. Số nợ sẽ vay hàng năm trong chiến lược nợđã được hoạch định và cân đối với nhu cầu cho đầu tư phát triển và chỉ tiêu ngân sách.
Cơ cấu giữa nợ ngắn hạn và nợ trung và dài hạn luôn được duy trì ở trạng thái cân bằng, đảm bảo hài hòa giữa các mục đích huy động vốn và nhu cầu chi đầu tư phát triển của Nhà nước.