Các biện pháp quản lý nợ vay nước ngoà

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng và quản lý nợ vay nước ngoài tại việt nam (Trang 88 - 89)

- Hệ số tín nhiệm:

3.4.Các biện pháp quản lý nợ vay nước ngoà

CHƯƠNG III:

3.4.Các biện pháp quản lý nợ vay nước ngoà

-Thành lập hội đồng tư vấn nợ.

Tổ chức này có trách nhiệm giúp thủ tướng Chính phủ về chính sách vay, trả

nợ nước ngoài, về kế hoạch vay và trả nợ hàng năm. N hưng tổ chức này cần phải hoạt

động độc lập với thNm định dự án, những người làm trong tổ chức phải thực sự có đạo

đức, vô tư không có khả năng dùng quyền lực của mình để đặt giá với các đơn vị xây dựng đề án xin vay vốn nhằm tránh hiện tượng tiêu cực xảy ra trong đánh giá và xét duyệt các dự án vay nợ nước ngoài.

- Thiết lập cơ quan chuyên trách trực thuộc chính phủ về quản lý nợ nước ngoài. Hiện nay các cơ quan quản lý nợ nước ngoài như: Bộ kế hoạch và Đầu tư, Bộ

Tài chính, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đang từng bước hoàn chỉnh chương trình quản lý nợ nước ngoài hiện đại, tuân thủ pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, cũng chỉ

mới dừng lại ở mức quản lý hành chính và nghiệp vụ. Do đó, cần phải thành lập một cơ quan về quản lý nợ nước ngoài, cơ quan này có chức năng về quản lý nợ quốc gia sao cho vừa đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý Nhà nước, vừa đảm bảo nguyên tắc chỉđạo tập trung và gắn kết giữa quản lý nợ nước ngoài với cân đối kinh tế

vĩ mô. Nhiệm vụ của tổ chức này là theo dõi, tổng hợp báo cáo tình hình huy động và sử dụng vốn vay nước ngoài, tình hình nợ quốc gia tồn đọng để báo cáo với Thủ tướng Chính phủ.

- Đổi mới, hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý nợ nước ngoài, gạt bỏ sự chồng chéo hoặc mâu thuẫn trong việc phân công phân nhiệm. Việc gắn trách nhiệm sử dụng vốn vay với việc trả nợ là hết sức cần thiết tạo cho các doanh nghiệp ý thức sử dụng nguồn vốn vay có hiệu quả.

- Cần tổ chức lại hệ thống thông tin về nợ nước ngoài. Hệ thống thông tin về nợ

nước ngoài ở Việt Nam cho đến nay còn nghèo nàn, cha đầy đủ và liên tục, chất lượng thông tin về nợ thiếu tin cậy. Bên cạnh đó, sự không công khai thông tin giữa các bộ, ngành dẫn đến hiện tượng bưng bít thông tin gây hậu quả xấu đối với công tác quản lý nợ. Các tác giả thực hiện dự án về quản lý nợ vay nước ngoài (dự án VIE 01/010) cũng

thống nhất và cập nhật một cách nhất quán, thông tin từ các khoản vay cần được hoàn chỉnh để có thể có được tất cả các đầu ra và báo cáo cần thiết. Do đó, cần lập mạng thông tin trao đổi công khai giữa các cơ quan được giao chuyên trách về quản lý nợ.

- Cần xây dựng một bộ số liệu cập nhật kinh tế vĩ mô nhất quán và đáng tin cậy,

điều này cho phép chuNn bịđược các dự báo thực tế về nhu cầu tài chính cho phát triển kinh tê. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá về nợ phù hợp với đặc điểm của Việt Nam nhưng cũng tuân thủ theo nguyên tắc quốc tế.

- Tìm kiếm khả năng giảm được nợ hơn nữa thông qua việc chủđộng cơ cấu lại nợ, chuyển đổi nợ. Thu hút các luồng tài chính không mang tính chất nợ như đầu tư

trực tiếp nước ngoài…

- Khi thực hiện phát hành trái phiếu quốc tế cần xem xét đến khả năng trả nợ

nhằm hạn chế rủi ro. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp Nhà nước vay lại nguồn vốn này cần phải rà soát nhu cầu vốn thực tế của các DN này, doanh nghiệp phải cỏ kế

hoạch khai thác và sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả và hợp lý. Việc sử dụng vốn

đúng mục đích, có hiệu quả sẽ làm tăng độ tín nhiệm cũng như độ an toàn, khả năng hoàn trả nợ của chủ thể phát hành đối với nhà đầu tư, kết quả này sẽ tạo ra sự thuận lợi cho những lần phát hành TPQT kế tiếp, khả năng chấp nhận của nhà đầu tư sẽ cao hơn cũng như chi phí sẽ giảm bớt khi niềm tin được nâng lên.

- Cần có cơ chế giám sát mang tính thị trường đối với các doanh nghiệp Nhà nước vay vốn từ nguồn vốn phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ để đảm bảo khả năng trả nợ.

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng và quản lý nợ vay nước ngoài tại việt nam (Trang 88 - 89)