Sử dụng nợ nước ngoài có hiệu quả

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng và quản lý nợ vay nước ngoài tại việt nam (Trang 86 - 88)

- Hệ số tín nhiệm:

3.3.2.Sử dụng nợ nước ngoài có hiệu quả

CHƯƠNG III:

3.3.2.Sử dụng nợ nước ngoài có hiệu quả

Một vấn để khác không kém phần quan trọng trước khi cân nhắc vấn đề vay nợ

nước ngoài chính là sử dụng nguồn vốn này sao cho có hiệu quả. Vì vậy, cần phải:

• Xem xét một cách độc lập, khách quan và đánh giá cNn trọng các phương án kinh doanh, năng lực và tiềm năng của các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn, cần định giá được lợi nhuận ròng trong phương án này phải cao hơn lãi suất đi vay.

• Công bố công khai định kỳ (ngắn hạn) và thường xuyên các số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh, tiến độ của dự án tại các đơn vịđược vay lại nguồn tiền phát hành này.

• Nhằm phân chia rủi ro cho việc phân bố các khoản vay vào các dự án đầu tư

nên phân vốn vay này vào các dự án đầu tư trong các lĩnh vực ngành nghề khác nhau nhưng chủ yếu tập trung vào ngành kinh tếđang là mũi nhọn.

• Có các biện pháp chế tài mạnh không chỉ dành riêng cho doanh nghiệp được vay lại nguồn vốn từ trái phiếu mà cả với các vị trí lãnh đạo liên quan từ khâu đề nghị, xét duyệt dự án, điều hành và thực hiện dự án, có như vậy mới ràng buộc được trách nhiệm tài chính.

• Với Quy chế kiểm soát trái phiếu quốc tế năm 2005, Bộ Tài chính nên nhận Báo cáo tài chính của Vinashin theo định kỳ của quý không phải đợi đến 15 ngày sau khi có Biên bản kiểm toán khi đã kết thúc năm tài chính.

• Bộ Tài chính cần quan tâm và kiểm soát có bắt buộc đối với Quỹ hoàn trái

điển hình là Quỹ hoàn trái của Vinashin. Với Quỹ hoàn trái này, Vinashin phải có nhiệm vụ trích quỹ định kỳ hàng tháng dành cho việc thanh toán lại. Riêng việc trích quỹđể hoàn trả gốc vay cần được tiến hành trích định hàng năm.

- Đa dạng hóa và khai thác triệt để các nguồn vốn vay nước ngoài. Coi trọng vốn vay dài hạn dưới hình thức ưu đãi của các tổ chức tài chính, tiền tệ, đặc biệt là nguồn vốn ODA. Hạn chế vay thương mại với lãi suất cao, thời hạn ngắn, cần cân nhắc vay nợ như thế nào cho lợi nhất, tránh để ngập đầu vì nợ.

- Phải có chính sách vay trả nợ nước ngoài thận trọng, đầu tư hợp lý.

+ Xây dựng dự án để có khả năng sử dụng vốn vay hợp lý và có hiệu quả nhất. Ngăn chặn vay nợ và đầu tư tràn lan, đầu tư vào những dự án không hiệu quả, không có khả năng hoàn trả vốn vay.

+ Khi vay nợ phải xem xét kỹ các điều khoản về vay và trả, thực hiện đàm phán

để tránh những rủi ro không đáng có.

+ Cần hạn chế việc đầu tư quá mức bằng nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ vào các dự án không có khả năng tạo ra nguồn ngoại tệđể trả nợ.

+ Việc vay nợ nước ngoài phải theo kế hoạch tổng hạn mức. Vay và trả nợ

nước ngoài hàng năm được quốc hội phê duyệt trên cơ sở vay nợ phải căn cứ vào nhu cầu đầu tư, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế và khả năng hoàn trả nợ. Nghĩa là chỉ

số khả năng hấp thụ vốn vay ( tổng Nợ/GDP) nhỏ hơn 50% và chỉ tiêu khả năng hoàn trả nợ vay theo thông lệ quốc tế nhỏ hơn 150%.

+ Sử dụng vốn vay phải đảm bảo cơ cấu đầu tư phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của đất nước.

Trước hết đó là khâu qui hoạch, nếu khâu này làm không tốt thì dễ gây lãng phí lớn muốn vậy qui hoạch phải đồng bộ, phải kết hợp theo ngành với vũng lãnh thổ, thực hiện đúng hướng ưu tiên phát triển.

- Kiên quyết chống tình trạng tham nhũng, khắc phục tính thất thóat trong đầu tư xây dựng.

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng và quản lý nợ vay nước ngoài tại việt nam (Trang 86 - 88)