Quản lý tồn kho tại Công ty

Một phần của tài liệu Tình hình quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sản xuất & dịch vụ xuất nhập khẩu rau quả sài gòn (Trang 63 - 64)

Xem xét chỉ tiêu thời gian tồn trữ trung bình và tốc độ vòng quay hàng tồn kho theo quan hệ với chỉ tiêu doanh thu cùng năm. Ta có:

Tồn kho

Thời gian tồn kho = x 360 Doanh thu thuần

Doanh thu thuần

Tốc độ luân chuyển = Tồn kho

Bảng 2.23. Hoạt động tồn kho qua hai năm 2008 - 2009

ĐVT: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch

Doanh thu thuần 46,819,593,484 89,676,761,849 42,857,168,365

Tồn kho trung bình 177,060,034 492,505,970 315,445,936 Kỳ TK bình quân (ngày) 1.36 1.98 0.62 Tốc độ luân chuyển TK 264.43 182.08 (82.35)

Nguồn: Phòng Kế Toán – Tài Vụ

Qua bảng phân tích trên cho thấy quản lý tồn kho của công ty năm 2009 chưa được tốt so với năm 2008, cụ thể:

+ Doanh thu năm 2009 tăng so với năm 2008 là 42,857,138,365 đồng đạt tỷ lệ tăng 91.54%, chính điều này đã làm gia tăng tồn kho trong năm 2009.

+ Kỳ tồn kho bình quân năm 2009 tăng so với năm 2008 là 0.62 ngày cho thấy hàng hóa đã bị tồn đọng chưa nhanh chóng đem đi tiêu thụ, vì vậy doanh số chưa đạt được tối đa.

+ Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho giảm đi so với năm 2008 là 82.35 vòng cũng cho thấy công ty kéo dài thời gian tồn trữ.

Để thấy được kết quả quản lý hàng tồn kho của công tác tài chính năm 2009 tại Công Ty Cổ Phần Sản Xuất & Dịch Vụ XNK Rau Quả Sài Gòn, chúng ta sẽ

SVTH: Nguyễn Thị Mến Trang 54 nghiên cứu mức tồn kho trung bình trong quan hệ với các yếu tố: doanh thu và tốc độ chu chuyển hàng tồn kho.

Ta có bảng phân tích sau:

ĐVT: VND

Chỉ tiêu Năm 2008

DT 2009/Tốc độ

TK Năm 2009

Doanh thu thuần 46,819,593,484 89,676,731,849 89,676,849

Tốc độ luân chuyển 264.43 264.43 182.08

Tồn kho 177,060,034 399,132,216 492,505,970

Qua bảng phân tích trên cho thấy:

+ Doanh thu năm 2009 tăng làm tăng tồn kho theo yêu cầu quản lý kế hoạch là: 399,132,216 – 177,060,034 = 222,072,182 đồng.

+ Nhưng tốc độ luân chuyển tồn kho trong năm lại giảm xuống 182.08 lần nên đã làm tăng mức tồn kho so với kế hoạch là:

492,505,970 – 399,132,216 = 93,373,754 đồng, tăng so với kế hoạch đề ra. + Kết quả tổng tồn kho trung bình năm 2009 tăng:

222,072,182 + 93,373,754 = 315,445,936 đồng.

Tức là Công ty đã tăng một khoản vốn cho tồn kho là 93,373,754 đồng so với kế hoạch do trong kỳ Công ty đã giảm tốc độ chu chuyển hàng tồn kho 82.35 lần so với năm 2008 và kế hoạch đề ra.

Công tác quản lý hàng tồn kho tại Công ty:

Do đặc điểm ngành nghề kinh doanh nên trong công tác quản lý hàng tồn kho không thể áp dụng các biện pháp hay mô hình tốn kho EOQ tối ưu do tình hình kinh doanh có biến động theo thời vụ. Việc giảm đến mức tối đa vốn ứ đọng trong kho đồng thời cũng nhằm giảm đến mức tối thiểu chi phí, hư hao tài sản có thể có luôn được Công ty coi trọng. Trong công tác thu mua hàng hóa, thường Công ty

luôn giữ quan hệ tốt với các cơ sở đầu mối cung cấp hàng hóa ổn định, đồng thời

cũng để được hưởng các ưu đãi trong mua bán chịu do người bán cung cấp. Bên cạnh đó công tác marketing luôn được công ty thúc đẩy nhằm tìm kiếm thêm khách hàng mới nhanh chóng giảm bớt số hàng hóa đang tồn trữ.

Một phần của tài liệu Tình hình quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sản xuất & dịch vụ xuất nhập khẩu rau quả sài gòn (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)