Nợ phải trả

Một phần của tài liệu Tình hình quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sản xuất & dịch vụ xuất nhập khẩu rau quả sài gòn (Trang 67 - 70)

Đây là khoản nợ chiếm dụng sử dụng của Công ty do tận dụng thời hạn trả nợ của các khoản nợ. Khoản nợ này không phải chịu lãi suất, không phải có tài sản thế chấp, mặc dù mức gia tăng của nó cũng làm gia tăng áp lực trả nợ cho Công ty. Tại Công Ty Cổ Phần Sản Xuất & Dịch Vụ XNK Rau Quả Sài Gòn, trong hai năm khoản nợ này bao gồm:

SVTH: Nguyễn Thị Mến Trang 58

Phải trả người bán: Số dư có tài khoản 331, đây là khoản vốn chiếm dụng được của

nhà cung cấp do mua chịu. Thường để tận dụng khoản vốn này công ty sẽ trả nợ cho người bán vào ngày đến hạn và để giữ uy tín với người bán nên công ty không để nợ quá hạn. Thời hạn chiếm dụng thường vào khoản từ 7 đến 20 ngày. Thấp hơn thời hạn thu tiền khách hàng của công ty.

Tuy nhiên do hàng hóa là hàng nông sản nên Công ty thường phải thanh toán ngay trong ngắn hạn dưới 15 ngày thường chiếm 54% đến 65% doanh số mua vào của công ty.

Phân tích khoản phải trả người bán trong quan hệ với giá vốn hàng bán thực hiện trong kỳ:

Bảng 2.27.Kỳ trả tiền bình quân

ĐVT: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch

Doanh thu 46,819,593,484 89,676,731,849 42,857,138,365

Kỳ trả tiền bình quân 13.517 4.246 (9.271)

Phải trả người bán 1,757,971,623 1,057,800,634 (700,170,989)

Nguồn: Phòng Kế Toán – Tài Vụ Như vậy trong năm 2009, khoản chiếm dụng từ người bán giảm 700,170,989 đồng do kỳ trả tiền bình quân giảm, điều đó có nghĩa là vốn chiếm dụng của người bán giảm so với năm 2008. Mặc dù doanh thu tăng nhưng khoản phải trả khách hàng lại giảm sẽ làm thiếu hụt vốn lưu động, công ty phải tìm nguồn tài trợ từ nguồn khác trong đó có khoản nợ vay ngắn hạn ngân hàng phải chịu lãi suất sẽ làm gia tăng chi phí hoạt động của công ty.

Ta có khoản phải trả khách hàng tính theo điều kiện khác nhau:

Bảng 2.28.Bảng phân tích khoản phải trả người bán theo yêu cầu.

ĐVT: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2008 KH năm 2009 Năm 2009

Doanh thu 46,819,593,484 60,865,471,529 89,676,731,849

Kỳ trả tiền bình quân 13.517 13.517 4.246

Khoản phải trả người bán 1,757,971,623 2,285,363,110 1,057,800,634

Nguồn: Phòng Kế Toán – Tài Vụ

Qua bảng trên ta thấy:

_ Doanh thu năm 2009 tăng so với năm 2008, theo yêu cầu kế hoạch thì khoản phải trả người bán sẽ tăng:

SVTH: Nguyễn Thị Mến Trang 59 _ Nhưng kỳ trả tiền bình quân giảm 9.271 ngày so với dự toán, nên khoản phải trả người bán giảm

1,057,800,634 - 2,285,363,110 = -1,227,562,476 đồng _ Tổng hợp hai nhân tố, khoản phải trả người bán năm 2009 527,391,487 + (-1,227,562,476) = -700,170,989 đồng

Giảm chung là 700,170,989 đồng.

Nhận xét: Như vậy trong năm 2009 kỳ trả tiền cho người bán giảm 9.271 ngày nên khoản vốn chiếm dụng từ người bán giảm 700,170,989 đồng , giảm so với kế hoạch dự toán là 1,227,562,476 đồng. Trong năm 2009 này tài trợ từ khoản phải trả người bán hoàn toàn không tăng, trong khi đó còn giảm thêm 700,170,989 đồng nợ. Công ty nên thương lượng với người bán kéo dài thêm thời hạn trả nợ nếu việc giảm thời hạn trả tiền trên là do chủ quan của người bán. Bởi vì nếu công ty không đạt kỳ trả tiền bình quân như kế hoạch (cũng như năm 2008) thì một sự gia tăng trong doanh thu thì càng làm cho tình hình vốn đã khó khăn càng khó khăn hơn do thiếu nguồn tài trợ như kế hoạch đã định. Mặt khác đây cũng là khoản tài trợ không có chi phí nên công ty cần phải tận dụng khoản vốn này tốt hơn là phải vay ngắn hạn ngân hàng.

Nợ tự do khác Khoản nợ này gồm:

_ Người mua trả tiền trước: Số dư Có TK 131

_ Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước: Tổng số dư có các TK thuộc nhóm 333. Gồm:

+ Thuế doanh thu: thường công ty nộp vào giữa tháng, tức chiếm dụng được 15 ngày số tiền thuế phải nộp.

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp: khoản này được tính khi duyệt quyết toán cuối năm, khoản thuế này công ty được chiếm dụng lâu nhất.

+ Thuế xuất khẩu.

+ Các loại phải trả phải nộp khác

_ Phải ttrả cán bộ công nhân viên: số dư tài khoản 334, thường công ty trả lương cho cán bộ công nhân viên vào ngày 15 và 30 mỗi tháng, nên thời gian chiếm dụng của này là 15 ngày.

_ Phải trả đơn vị nội bộ: số dư tài khoản 336, là các khoản vay, chuyển vốn lẫn nhau giữa các công ty thnàh viên trong tổng Công Ty Rau Quả Việt Nam.

_ Phải trả phải nộp khác:số dư tài khoản 338, là các khoản phải trả về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và các khoản phải trả phải nộp khác

SVTH: Nguyễn Thị Mến Trang 60 _Nợ phải trả khác: gồm chi phí phải trả ( số dư TK 335) và nhận thế chấp ký quỹ ký cược ngắn hạn ( số dư Tk 344)

Bảng 2.29. Bảng tình hình nợ phải trả không phải người bán

ĐVT: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch

Người mua trả tiền

trước 616,727,298 0 -616,727,298

Phải trả Nhà nước 277,173,879 360,187,335 83,013,456

Phải trả CBCNV 76,078,268 202,683,224 126,604,956

Phải trả phải nộp khác 1,759,606,430 1,740,305,685 -19,300,745

Cộng 2,729,585,875 2,303,176,244 -426,409,631

Nguồn: Phòng Kế Toán – Tài Vụ

Chỉ tiêu Năm 2008 KH năm 2009 Năm 2009

Doanh thu 46,819,593,484 60,865,471,529 89,676,731,849

Kỳ trả tiền bình

quân 20.988 20.988 9.246

Khoản phải trả

người bán 2,729,585,875 3,548,461,638 2,303,176,244

Nhận xét chung: Do kỳ trả tiền bình quân năm 2009 giảm so với kế hoạch năm 2008 nên khoản vốn là nợ phải trả chiếm dụng được giảm so với yêu cầu kế hoạch dự toán. Với khoản giảm sút này, Công Ty Cổ Phần Sản Xuất & Dịch Vụ XNK Rau Quả Sài Gòn phải tìm nguồn tài trợ khác để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động tăng thêm năm 2009.

Một phần của tài liệu Tình hình quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sản xuất & dịch vụ xuất nhập khẩu rau quả sài gòn (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)