Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý và hiệu quả sử dụng vốn tại Công Ty

Một phần của tài liệu Tình hình quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sản xuất & dịch vụ xuất nhập khẩu rau quả sài gòn (Trang 74 - 76)

& DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU RAU QUẢ SÀI GÒN NĂM 2008 – 2009.

3.1. Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý và hiệu quả sử dụng vốn tại Công Ty Ty

Công Ty Cổ Phần Sản Xuất & Dịch Vụ XNK Rau Quả Sài Gòn là một đơn vị hạch toán độc lập, có quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chính vì thế những biện pháp từ phía công ty có tính chất quyết định đến việc quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn. Có thể nói năm 2009 công ty đã giải quyết phần nào khá tốt vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, để làm tốt hơn nữa trong năm 2010 này, công ty cần chú ý tới một số vấn đề sau:

 Vốn cố định

Đối với các loại tài sản có tuổi thọ trung bình dưới 10 năm trừ tài sản nhóm nhà cửa vật kiến trúc, vì vốn đầu tư cho các loại tài sản cố định là rất lớn, nên nhằm giảm bớt áp lực đầu tư trong tương lai gần, công ty nên tận dụng tối đa công suất của các loại tài sản này. Đồng thời công ty nên duy tu sữa chữa, nâng cấp nếu có thể kéo dài thời gian sử dụng, tạo thời gian cho tích lũy vốn đầu tư sau này.

Về vấn đề bảo toàn vốn cố định: trong quá trình sử dụng những biến động về giá cả, tiến bộ khoa học kỹ thuật làm cho giá của vốn cố định ở thời điểm hiện tại và thời điểm bỏ vốn ban đầu có sự chênh lệch. Công ty cần đưa ra kế hoạch đánh giá lại TSCĐ nhằm bảo tồn vốn.

Đối với những tài sản chưa phát huy hết hiệu quả mong muốn, cần tìm hiểu tình trạng kỹ thuật và hiệu suất của các TSCĐ hiện có này, để nên kế hoạch đổi mới, đầu tư TSCĐ cho phù hợp với tình hình hoạt động trong tương lai.

Để tránh mất mát, hư hỏng TSCĐ trước thời gian dự tính công ty nên đưa ra quy chế về sử dụng TSCĐ trong đó quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng bộ phận và cá nhân đối với việc sử dụng và gìn giữ tài sản nói chung và TSCĐ nói riêng, đồng thời mở các buổi huấn luyện các kỹ năng. Thao tác sử dụng, bảo quản, sữa chữa nhỏ TSCĐ nhằm giúp tuổi thọ của TSCĐ được lâu dài.

 Vốn lưu động:

Qua các phần tích ở trên cho thấy, trong hai năm 2008 -2009, Công ty cũng đã quản lý tốt và sử dụng vốn có hiệu quả. Trong đó việc quản lý tốt và sử dụng có hiệu quả các loại vốn bằng tiền, khoản phải thu, tồn kho,… Tuy nhiên trong tình hình còn khó khăn về vốn lưu động, vốn lưu động còn bị phụ thuộc nhiều, để đảm

SVTH: Nguyễn Thị Mến Trang 65 bảo giữ vững doanh thu, đảm bảo cho Công ty ngày càng phát triển, Công ty cần phải tăng cường quản lý và sử dụng tốt các khoản mục lưu động như:

_ Đối với khoản tiền mặt: Giảm thiểu vốn bằng tiền trong kế hoạch, tức là đã giảm được một số vốn cho nhu cầu vốn lưu động tăng thêm theo yêu cầu kế hoạch. Điều này đã được công ty làm khá tốt.

_ Đối với khoản phải thu: Không nên tài trợ quá lớn cho khách hàng thông qua bán chịu. Mặc dù trong thời buổi kinh tế hiện nay, không thể phủ nhận tác động ảnh hưởng của việc bán chịu trong việc gia tăng doanh số bán ra. Nhưng trong tình hình công ty trong hai năm phân tích thì khoản vốn bị chiếm dụng gia tăng sẽ càng làm khó khăn thêm tình hình vốn lưu động của công ty, công ty phải vay thêm để bổ sung cho khoản thiếu hụt vốn lưu động. Vì vay vốn thì phải trả lãi, trong khi đó lợi tức tăng thêm do gia tăng doanh thu chưa hẳn bù đắp được khoản lãi phải trả tăng thêm. Bên cạnh đó, việc giảm khoản phải thu khách hàng sẽ giúp được đồng vốn tăng tốc độ chu chuyển, vừa giảm bớt nhu cầu vốn lưu động qua đó sẽ giảm bớt được vốn vay, nâng cao lợi nhuận cho công ty, tạo thêm tích lũy.

Cách thức thực hiện có thể là tăng công tác thu nợ, có chính sách khuyến khích trả nợ sớm cho khách hàng,… trong thanh toán ngoại thương thì cách thức thanh toán, lựa chọn khách hàng và vai trò của ngân hàng ủy thác là quan trọng.

_ Đối với hàng tồn kho: Tăng tốc độ chu chuyển của hàng tồn kho cũng sẽ giảm bớt nhu cầu vốn lưu động do không cần vốn lớn cho đầu tư hàng hóa tồn kho. Bên cạnh đó còn có yếu tố tích cực, tăng tốc độ chu chuyển hàng tồn kho sẽ tạo thêm doanh thu, tăng lợi nhuận cho công ty. Muốn vậy công ty phải xây dựng một đội ngũ marketing hiệu quả, khám phá những thị trường mới, khách hàng mới, mà trong đó hơn cả là thị trường nước ngoài.

_ Giảm bớt những khoản vốn bị chiếm dụng trong nội bộ công ty như: khoản tạm ứng, các khoản trả trước,…

_ Bên cạnh đó, vấn đề gia tăng vốn chiếm dụng đối với các khoản nợ tự do như phải trả nhà cung cấp, người mua trả trước, các khoản thanh toán với cán bộ công nhân viên, với Nhà nước, với các đơn vị nội bộ và các khoản khác. Những khoản vốn chiếm dụng này Công ty coi như được sử dụng miễn phí vì chúng không có lãi suất phải trả. Tuy nhiên cũng chỉ nên chiếm dụng trong một chừng mực nào đó nhất là đối với nhà cung cấp. Bởi vì uy tín thanh toán của Công ty có thể quyết định trở lại thời gian được mua chịu của Công ty.

Ngoài ra công ty nên dành phần lớn lợi nhuận để lại để bổ sung vốn lưu động hàng năm.

SVTH: Nguyễn Thị Mến Trang 66

Một phần của tài liệu Tình hình quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sản xuất & dịch vụ xuất nhập khẩu rau quả sài gòn (Trang 74 - 76)