Chính sách của Mĩ.

Một phần của tài liệu Vấn đề đài loan trong quan hệ mĩ cộng hoà nhân dân trung hoa từ 1949 năm 2005 (Trang 37 - 42)

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, để thực hiện tham vọng của mình, Mĩ đã lôi kéo đồng minh phát động chiến tranh lạnh chống lại Liên Xô và các nớc xã hội chủ nghĩa. Tháng 3 - 1947 Mĩ đề ra “Chủ nghĩa Truman”, lấy nguy cơ cộng sản làm ngọn cờ tập hợp lực lợng, thành lập một loạt liên minh kinh tế, chính trị quân sự trên toàn cầu nh kế hoạch Marshall (1947), Rio (9 - 1947), thành lập các tổ chức quân sự nh: NATO (4 - 1949), ANZUS (9 - 1951), SEATO (1954),... khắp nơi trên toàn thế giới, kí kết các hiệp định an ninh song phơng với nhiều nớc để “ngăn chặn cộng sản”, làm cho tình hình thế giới lúc bấy giờ hết sức căng thẳng. Chính trong bối cảnh đó nớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời (1 – 10 - 1949), trở thành một đối trọng lớn buộc Mĩ phải quan tâm.

Việc thành lập nớc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đánh dấu thời kì cầm quyền của “Trung Hoa dân quốc” đã kết thúc ở Đại Lục. Nh ng việc thành lập nớc Trung Quốc mới vẫn cha thể đặt dấu chấm hết đối với thế lực Quốc dân Đảng. Ngày 8 – 12 - 1949, chính phủ Quốc dân Đảng rơi rớt lại ở Đại Lục chính thức chuyển sang Đài Loan. Thành phần này có ý dựa vào Eo biển Đài Loan để cùng Đảng Cộng sản Trung Quốc đọ sức đến cùng. Tập đoàn Tởng Giới Thạch lúc mới sang Đài Loan chính trị còn trong tình trạng bấp bênh và ỷ lại vào Mĩ. Do mất lòng tin với Quốc dân Đảng, có lúc Mĩ muốn bỏ rơi Tởng Giới Thạch để nhen nhóm những thế lực thân Mĩ khác nh Ngô Quốc Trinh, Tôn Lập Nhân.

Cuối tháng 12 - 1949, Cục tình báo Trung ơng Mĩ tính rằng, Quốc dân Đảng đã mất toàn bộ Đại Lục, Đài Loan đã rơi vào tay Đảng Cộng sản, vấn đề tiếp theo chỉ là thời gian. Cục tình báo Trung ơng Mĩ cũng nhận đợc tin: “Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đặt việc giải phóng Đài Loan thành nhiệm vụ giải phóng quan trọng hàng đầu. Đồng thời, họ luôn lập doanh trại và tập kết chiến thuyền, dự trữ xăng dầu và huấn luyện quân đội”. Mĩ phán đoán, “đại thể đến cuối những năm 50, Trung Quốc sẽ khống chế đợc Đài Loan”.

Do đó, Tổng thống Truman quyết định chuẩn bị bỏ Đài Loan, tiếp nhận sự thực: “Trung Quốc có thể tiếp nhận Đài Loan”. Ngày 5 – 1 - 1950. Truman tuyên bố, tỏ rõ thái độ Mĩ không can thiệp vào vấn đề Đài Loan. Nhng phía quân đội Mĩ và Quốc hội thì cho rằng, Đài Loan rất quan trọng với Mĩ, không thể dễ bỏ, nếu bỏ Đài Loan thì nguy cơ ảnh hởng của Mĩ ở khu vực châu á - Thái Bình Dơng sẽ bị đe dọa bởi sự lớn mạnh và thống nhất của nớc Trung Quốc non trẻ. Với áp lực của quân đội và Quốc hội, Truman bắt đầu dùng “con bài Đài Loan” để kiềm chế nớc Trung Quốc mới.

Sau khi giành đợc độc lập Trung Quốc tuyên bố sẽ tiến lên xây dựng đất nớc theo con đờng chủ nghĩa xã hội. Trung Quốc là nớc có dân số đông nhất thế giới, diện tích rộng lớn có tiềm năng kinh tế dồi dào. Mĩ biết rằng nếu Trung Quốc đi theo con đờng chủ nghĩa xã hội thì chắc chắn sẽ đe dọa nghiêm trọng đến địa vị của mình. Vì tham vọng bá quyền thế giới, chống lại chủ nghĩa xã hội, bằng mọi cách Mĩ đã nuôi âm mu kiềm chế và tiêu diệt chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc.

Sau khi cách mạng Trung Quốc thắng lợi, Tởng Giới Thạch cùng Quốc dân Đảng đợc sự giúp đỡ của Mĩ đã chạy ra đảo Đài Loan, xây dựng lực lợng chống lại chính quyền Bắc Kinh. Lợi dụng tình hình xung đột ở Triều Tiên, Mĩ ngày càng nhúng tay sâu vào công việc nội bộ của Trung Quốc, âm mu của Mĩ là chia cắt lãnh thổ Trung Quốc, giúp đỡ Đài Loan thành lập một quốc gia riêng biệt. Tổng thống Mĩ Truman tuyên bố: “Quyết định địa vị của Đài Loan trong tơng lai cần phải khôi phục an ninh ở khu vực châu á - Thái Bình Dơng, kí hòa ớc với Nhật hoặc cần tham khảo ý kiến của Liên Hợp Quốc”, đồng thời ra lệnh cho Hạm đội 7 tiến sát vào eo biển Đài Loan, “dơng ô” che cho Tởng. Trong thời gian từ 1950 – 1954, Mĩ đã viện trợ cho Đài Loan về kinh tế, quân sự trị giá lên tới 1,4 tỉ USD. Cũng trong thời gian này, do cuộc chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, xung đột quân sự Mĩ - Trung diễn ra quyết liệt, đặc biệt là vào năm 1950, Mĩ đã đánh phá khu vực ở Bắc Triều Tiên, nơi giáp ranh với lãnh thổ Trung Quốc. Mĩ còn cho máy bay oanh tạc nhiều thành phố ở Đông Bắc Trung Quốc. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc đã trở thành đối tợng bao vây số 1 của Mĩ ở châu á. Mĩ đánh giá Trung Quốc đã trở thành một bộ phận của cuộc đấu tranh toàn cầu giữa hai cực. Đối với Trung Quốc, Mĩ cho rằng quốc gia này “đang lợi dụng sự bất ổn định của các nớc mới trỗi dậy ở Đông Nam á nhằm mở rộng ảnh hởng của chủ nghĩa Mác- Lênin”. Trong chính sách bao vây và ngăn chặn toàn diện Trung Quốc Cộng sản, Đài Loan đã trở thành một bộ phận hữu cơ không thể tách rời trong chính sách này của Mĩ. Ngày 2 – 12 - 1954, Mĩ và Đài Loan kí Hiệp định phòng thủ tơng hỗ, trong đó Mĩ cam kết sẽ giúp đỡ Đài Loan nếu Đài Loan bị đe dọa hoặc bị tấn công bằng quân sự. Ngày 21 – 1 - 1955, Thợng viện và Hạ viện Mĩ thông qua “Nghị quyết về Đài Loan”. Rõ ràng trong giai đoạn đoạn trên Mĩ không thể để yên cho Trung Quốc đụng đến “hàng không mẫu hạm không thể bị chìm” của mình, quyết tâm bảo vệ và lôi kéo Đài Loan chống lại Trung Quốc - đây là một thách thức lớn của Mĩ đối với Trung Quốc.

Trong thời điểm này tình hình thế giới cũng có những biến động lớn ảnh hởng tới chính sách của Mĩ đối với vấn đề Đài Loan. Nhà cầm quyền Mĩ lại tiếp tục chính sách “bành trớng” của mình thông qua âm mu xâm l- ợc Xiri (8 - 1957), dung dỡng cho bọn tay sai Irắc chống lại cách mạng

Irắc (14 – 7 - 1958), đem quân xâm lợc sâu vào Đông Dơng nhất là Việt Nam... Những hành động của Mĩ bị d luận thế giới lên án mạnh mẽ, thể hiện rõ là 80 nớc thành viên tại Liên Hợp Quốc lên tiếng không tán thành những hành động trên của Mĩ. Vì vậy, nhằm đánh lạc hớng thế giới, Mĩ quay sang gây nên tình hình căng thẳng ở Viễn Đông, nhất là việc Mĩ tăng cờng chuẩn bị tiến hành chiến tranh ở Đài Loan nhằm ngăn chặn nguy cơ phát triển của chủ nghĩa cộng sản (Trung Quốc), ngăn cản việc thống nhất lãnh thổ Trung Quốc, bằng việc mở rộng xâm lợc đến các đảo ven biển của Trung Quốc.

Sự đối kháng Trung – Mĩ trong vấn đề Đài Loan một lần nữa đã làm cả thế giới phải nín thở trớc nguy cơ bùng nổ chiến tranh hạt nhân. Đ- ợc Mĩ giật dây chỉ đạo, ngày 6 – 8 - 1958 nhà cầm quyền Đài Loan ban bố tình trạng “khẩn cấp chiến tranh, quân đội của Tởng Giới Thạch phải luôn ở trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu”, hô hào “phản công đất liền” nhằm thực hiện giấc mơ “khôi phục lại địa vị của mình ở Đại Lục”. Vì vậy, ít ngày sau đó cuộc giao tranh quyết liệt giữa Quân giải phóng Trung Quốc với Quốc dân Đảng ở Kim Môn, Mã Tổ đã diễn ra đã dẫn đến cuộc khủng hoảng quân sự tại eo biển Đài Loan lần thứ ba.

Có thể nói, trong giai đoạn này chính sách của Mĩ đối với Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề Đài Loan theo nh hai nhà học giả nổi tiếng Franz Schuman và Orville Schell đánh giá “là nhằm ngăn chặn sự xuất hiện của một đế chế hùng mạnh mới muốn kiểm soát những khu vực rộng lớn ở châu á”.

Từ năm 1959 đến năm 1972, chính sách của Mĩ đối với vấn đề Đài Loan có những thay đổi. Mĩ liên tiếp thất bại trong chiến tranh Đông D - ơng, kinh tế giảm sút, chính trị bị cô lập, mất uy tín trên tr ờng quốc tế. Mĩ mong muốn thiết lập lại quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, nhng do vấn đề Đài Loan đã làm cho tiến trình quan hệ hai nớc đã có những bớc tiến rất chậm chạp,

Những năm đầu thập kỉ 60 cả Aixenhao và Kennơđi vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách thù địch với Trung Quốc và tiếp tục ủng hộ chính quyền Tởng Giới Thạch ở Đài Loan.

Kennơđi tiếp tục đẩy mạnh biện pháp “kiềm chế” bao vây cô lập, âm mu chia cắt Trung Quốc. Hoa Kì đề ra phơng pháp “quyền dân chủ” ở

Trung Quốc, mà thực chất nó là sự biến dạng của hai nớc Trung Quốc. Mĩ mong muốn Trung Quốc từ bỏ chủ quyền của mình đối với Đài Loan.

Đến năm 1964, Trung Quốc tuyên bố chế tạo thành công bom nguyên tử, sự kiện này đã làm cho hai siêu cờng Xô - Mĩ lo ngại, địa vị quốc tế của Trung Quốc ngày đợc nâng cao. Mĩ bắt đầu có những dấu hiệu mong muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc, từ “chính sách bao vây cô lập” trớc đây thành “chính sách bao vây không cô lập” với Trung Quốc. Hơn nữa trong thời gian này Trung Quốc bắt đầu thiết lập quan hệ ngoại giao với các nớc ở châu Âu và ủng hộ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở á - Phi – Mĩ latinh. Nhiều nớc thành viên nh Pháp, Anh... tán thành đề án “kết nạp Trung Quốc vào Liên Hợp Quốc” và trục xuất Đài Loan.

Với chính sách “thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc” trớc, sau đó mới giải quyết đến tơng lai của Đài Loan. Mĩ mong muốn nối lại quan hệ với Trung Quốc, nhng cũng không muốn mất quyền lợi của mình ở Đài Loan. Tuy đề ra phơng châm nh vậy Hoa Kì vẫn coi Trung Quốc là kẻ thù, vẫn là vấn đề “nghiêm trọng và phiền toái nhất mà ngoại giao Mĩ gặp phải” [21; 95].

Đến những năm cuối thập kỉ 60 của thế ki XX, do bị sa lầy trong chiến tranh Đông Dơng, khiến Mĩ rơi vào tình cảnh khó khăn. Trong bối cảnh đó Mĩ muốn kiếm tìm đồng minh để cân bằng với Liên Xô nên cần phải thay đổi chiến lợc ngoại giao. Tháng 11 – 1968 khi Nichxơn lên nắm quyền Tổng thống Mĩ, ông ta nhanh chóng nhận thấy rằng: “Trung Quốc là nớc quan trọng giúp Mĩ thực hiện chiến lợc đối ngoại mới của Mĩ, mở rộng quan hệ với Trung Quốc là việc cần làm” [28; 406]. Nhng lúc này Mĩ cũng đã lộ rõ âm mu thực hiện chính sách “hai nớc Trung quốc”, một mặt tỏ ra sẵn sàng phát triển mối quan hệ với Trung Quốc, mặt khác lại duy trì sự tồn tại riêng biệt của hòn đảo Đài Loan dới sự kiểm soát của Mĩ. Mĩ mong muốn Trung Quốc sẽ có cả hai đại diện là Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Đài Loan ở Liên Hợp Quốc, nên Mĩ không muốn Trung Hoa dân quốc là “chính phủ hợp pháp duy nhất đại diện cho toàn Trung Quốc”.

Đầu năm 1970, Mĩ công khai chủ động thay đổi chính sách đối với Trung Quốc từ “bao vây không cô lập” trớc đó sang chính sách “đàm phán”, Mĩ đã khéo léo ủng hộ Trung Quốc tham gia vào Liên Hợp Quốc, tuy nhiên vẫn không ngừng theo đuổi chính sách “hai nớc Trung Quốc”.

Ngày 25 – 2 - 1972 giữa Mĩ và Trung Quốc đã đi đến kí kết bản Thông cáo chung tại Thợng Hải. Nh vậy, Thông cáo Thợng Hải là sự kiện lịch sử quan trọng, đánh dấu “một mốc” quan trọng trong quan hệ Mĩ – Trung. Hai nớc đi từ chỗ đối đầu căng thẳng bắt đầu tiến tới bình thờng hóa quan hệ bắt tay hợp tác, và cả hai nớc đều đi đến nhất trí chung là giải quyết vấn đề Đài Loan bằng phơng pháp hòa bình.

Nh vậy, có thể nói: Sự lớn mạnh của Liên Xô trong thập kỉ 60 của thế kỉ XX đã trực tiếp đe dọa đến địa vị số một của Mĩ, vì thế một lần nữa Đài Loan lại trở thành “món hàng” để Mĩ đa ra để mặc cả với Trung Quốc trong việc nối lại quan hệ với Trung Quốc, để có thể lôi kéo thêm đồng minh trong cuộc chiến với Liên Xô trong những năm diễn ra chiến tranh lạnh.

Một phần của tài liệu Vấn đề đài loan trong quan hệ mĩ cộng hoà nhân dân trung hoa từ 1949 năm 2005 (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w