Tiểu kết chơng 3:

Một phần của tài liệu Vấn đề đài loan trong quan hệ mĩ cộng hoà nhân dân trung hoa từ 1949 năm 2005 (Trang 100 - 106)

Giai đoạn 1973 – 1991, là giai đoạn khai thông và phát triển quan hệ ngoại giao giữa Mĩ và Trung Quốc (từng bớc thể hiện qua ba bản thông cáo chung 1972, 1978, 1982). Xuất phát từ nhu cầu cùng chống Liên Xô, quan hệ Mĩ – Trung đã bình thờng hóa trở lại. Mĩ chính thức công nhận Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là chính phủ hợp hiến duy nhất ở Trung Quốc, chỉ có

“một Trung Quốc” và Đài Loan là một bộ phận của lãnh thổ Trung Quốc; chấp nhận ba nguyên tắc (điều kiện) của phía Trung Quốc về việc thiết lập quan hệ ngoại giao. Tuy nhiên, Mĩ vẫn không từ bỏ Đài Loan vẫn duy trì quan hệ không chính thức với Đài Loan. Quốc hội Mĩ thông qua “Luật quan hệ với Đài Loan”, tiếp tục cung cấp vũ khí phòng vệ cho Đài Loan để thực hiện chính sách “ngăn chặn” “kiềm chế” đối với Trung Quốc nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của Mĩ ở Đài Loan một cách lâu dài về sau. Về phía Trung Quốc, do mâu thuẫn với Liên Xô nên cũng có nhu cầu kiếm tìm đồng minh mới, đồng thời khi thiết lập quan hệ ngoại giao với Mĩ, mục đích khác nữa của Trung Quốc là muốn phá vỡ thế bị bao vây cô lập “đẩy cánh cửa” đa Trung Quốc tiến ra bên ngoài để tiến tới hội nhập cùng thế giới, đồng thời, thông qua việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Mĩ, Trung Quốc muốn tìm kiếm một giải pháp mới cho vấn đề Đài Loan, tiến tới thống nhất đất nớc. Cho nên Vấn đề Đài Loan trong quan hệ Mĩ – Trung giai đoạn này trở thành “con bài” để hai bên mặc cả với nhau.

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, Mĩ đã trút bỏ đợc “gánh nặng ngàn cân” và rảnh tay xét lại mối quan hệ với Trung Quốc. Mĩ đã nhận thấy sự cần thiết phải nắm lấy Đài Loan thay vào vị trí của Trung Quốc trong “con bài” chiến lợc của mình, bởi Trung Quốc là nớc chủ nghĩa xã hội duy nhất đe dọa đến vị trí số một của Mĩ trong tơng lai. Vì vậy, quan hệ Mĩ – Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề Đài Loan có những thời điểm rất căng thẳng và nguy cơ đe dọa một cuộc chiến có thể nổ ra bất kì lúc nào ở vùng eo biển Đài Loan, nh trong những năm: 1983, 1994 – 1995, 1999, 2001, 2004. Tuy hai nớc đã bắt tay nhau trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế nh vấn đề chống khủng bố, phân biệt chủng tộc, vấn đề Irắc, Trung Đông... Nhng vấn đề Đài Loan, vẫn là vấn đề nổi cộm nhất trong quan hệ Mĩ – Trung, bởi thái độ lập trờng của hai bên khác xa nhau và nó mang tính lịch sử lâu dài. Đài Loan cho đến hôm nay vẫn là chiến trờng chính trong các cuộc đấu tranh giữa Mĩ và Trung Quốc, một cuộc đấu mang tính dằng co dai dẳng cha có dấu hiệu kết thúc. Vấn đề Đài Loan có thể giải quyết hay không phụ thuộc rất lớn vào mối quan hệ Mĩ – Trung Quốc trong tơng lai.

KếT LUậN

Xem xét nghiên cứu những chuyển biến của vấn đề Đài Loan trong quan hệ Mĩ – Trung Quốc từ năm 1949 đến năm 2005 có thể thấy: Những chính sách mà Mĩ và Trung Quốc đa ra trong việc giải quyết vấn đề Đài Loan ảnh hởng rất lớn đến quan hệ chung của hai nớc và quan hệ quốc tế. Đài Loan trở thành vấn đề nhạy cảm, là trở ngại chủ yếu trong quan hệ Mĩ – Trung Quốc; vấn đề Đài Loan luôn luôn vận động xung quanh lợi ích chiến lợc, mục tiêu và chính sách của Mĩ và Trung Quốc trong từng giai

đoạn cụ thể, khiến cho quan hệ Mĩ – Trung Quốc kể từ sau khi n ớc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời đến nay phát triển không ổn định, trải qua nhiều biến cố, thăng trầm khác nhau. Mục đích chiến l ợc của Mĩ là củng cố và giữ vững ví trí bá quyền thế giới. Còn đối với Trung Quốc - một n ớc đang phát triển mạnh mẽ, đấu tranh cho một xu thế đa cực, chống lại sự bá quyền của Mĩ.

Trung Quốc trớc sau vẫn khẳng định lập trờng của mình là Đài Loan thuộc bộ phận lãnh thổ Trung Quốc, việc thống nhất Đài Loan là công việc nội bộ của Trung Quốc nên giải quyết vấn đề Đài Loan nh là một trong những nhiệm vụ của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, là thống nhất toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, vấn đề Đài Loan liên quan trực tiếp đến lợi ích dân tộc của nhân dân Trung Quốc. Chính vì lí do đó Trung Quốc luôn kiên định chính sách, đờng lối của mình là thu hồi Đài Loan bằng con đ- ờng “một quốc gia hai chế độ”.

Trong khi Trung Quốc kiên trì một chính sách đối với vấn đề Đài Loan thì lập trờng của Mĩ đối với vấn đề này lại liên tục thay đổi, nhất là khi tình hình thế giới có những biến động. Mặc dù trong các bản thông cáo Mĩ luôn thể hiện thái độ quan điểm của mình đối với Trung Quốc trong vấn đề Đài Loan là tôn trọng “một nớc Trung Quốc” “không ủng hộ Đài Loan độc lập”... Nhng đằng sau những lời lẽ đó Mĩ vẫn tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan, ngấm ngầm ủng hộ Đài Loan chống lại chính sách thống nhất đất nớc của Trung Quốc. Điều này chứng minh là tại sao trong thời gian 10 năm (1972 đến 1982) Trung Quốc và Mĩ đã kí kết 3 bản thông cáo mà nội dung về vấn đề Đài Loan không có gì thay đổi đáng kể.

Nh vậy, Đài Loan luôn là vấn đề cốt lõi và nhạy cảm nhất trong quan hệ Mĩ – Trung, cũng là vấn đề duy nhất có khả năng làm cho quan hệ hai nớc trệch khỏi quỹ đạo bình thờng. Mĩ luôn coi Đài Loan là một quân cờ trên bàn cờ chiến lợc quốc tế của mình, quân cờ đó đợc sắp đặt ra sao, quả cân trên cán cân quyết sách luôn luôn là lợi ích quốc gia của Mĩ. Từ khi Trung Quốc và Mĩ thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay, các khóa chính quyền Mĩ đều biểu thị thực hiện chính sách “một nớc Trung Hoa” và tuân theo ba bản thông cáo chung giữa hai nớc. Tuy nhiên, những tuyên bố của Mĩ bao giờ cũng rất khác so với những hành động của Mĩ. Vì thế cho nên d luận thế giới cho rằng: Chỉ cần Mĩ tuân thủ các nguyên tắc về vấn đề Đài Loan nêu trong các thông cáo chung đó, vấn đề lịch sử để lại này sẽ đ -

ợc giải quyết dễ dàng, quan hệ Mĩ – Trung Quốc càng đợc cải thiện và phát triển hơn. Nếu không quan hệ hai nớc sẽ bị tổn thất thậm chí thụt lùi, đồng thời sẽ gây ảnh hởng lớn đến tình hình thế giới trong tơng lai vì cả Mĩ và Trung Quốc đều là những cờng quốc có sức mạnh chi phối quan hệ quốc tế rất lớn .

Vấn đề Đài Loan chỉ có thể do ngời Trung Quốc ở hai bờ eo biển này tự giải quyết, không nớc nào có quyền can thiệp. Về cơ bản, sự nghiệp lớn thống nhất Tổ quốc đợc quyết định bởi việc tăng cờng sức mạnh tổng hợp của bản thân Trung Quốc, bao gồm thực lực kinh tế, thực lực quốc phòng và khả năng hội tụ dân tộc. Hòa bình thống nhất là ph ơng châm đã định của chính phủ Trung Quốc, Lí luận Đặng Tiểu Bình và chủ trơng 8 điểm của Giang Trạch Dân là phơng châm cơ bản trong vấn đề chỉ đạo và thống nhất Tổ quốc. Trung Quốc chủ trơng “nắm hai tay, cả hai tay đều phải cứng”.

Bớc sang thế kỉ XXI, quan hệ Mĩ – Trung là quan hệ “đối tác chiến lợc hớng tới thế kỉ 21” Mĩ tiếp tục cam kết với Trung Quốc về việc tuân thủ nguyên tắc “một Trung Quốc”. Tuy nhiên, với Đài Loan Mĩ vẫn không ngừng trấn an, cam kết sẽ không bỏ rơi ngời bạn cũ này bất chấp quan hệ ngoại giao chính thức cũng nh các cam kết “3 không” đã có với Đại Lục. Tiêu biểu cho hành động này là Luật quan hệ với Đài Loan mà theo đó các chính phủ Mĩ có thể bán và cung cấp vũ khí các loại cho Đài Loan. Mĩ đã tạo đợc một cơ chế cân bằng mới giữa Đại Lục với Đài Loan và cơ chế này có lợi cho lợi ích của Mĩ. Ngời ta đặt ra câu hỏi, nếu quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan trở nên hòa dịu thì Mĩ sẽ còn bán vũ khí cho ai? Rõ ràng là Mĩ đang cố tình chơi trò bấp bênh bằng cách gây bất hòa giữa hai bờ để trục lợi và trở thành “kẻ tốt bụng” đối với cả hai bên. Đài Loan luôn là “con bài” mà Mĩ dùng đến mỗi lần họ muốn gây khó khăn với Đại Lục và họ sẽ tiếp tục khai thác con bài này để gây sức ép với Bắc Kinh. Nh vậy, thực chất điều mà Mĩ mong muốn là giữ nguyên trạng tình hình hai bờ eo biển Đài Loan, không có thống nhất và cũng không có độc lập gì cả, để từ đó Mĩ có thể tiếp tục thao tác trò chơi cân bằng và khai thác những lợi thế có đợc của tình hình để trục lợi cho mình.

Thái độ của Mĩ và Trung Quốc đối với vấn đề Đài Loan không chỉ liên quan đến quan hệ Mĩ – Trung mà còn cả hòa bình an ninh ở châu á -

Thái Bình Dơng và bố cục chiến lợc thế giới nói chung trong thế kỉ XXI. Những nhà chiến lợc có tầm nhìn xa sẽ không hành động một cách vội vàng trong vấn đề này. Trong tơng lai, khi mà Trung Quốc đã hội tụ đủ nh- ng điều kiện để tiến tới thống nhất Tổ quốc thì Mĩ có thể sẽ phải đóng vai trò tích cực trong việc giải quyết vấn đề Đài Loan. Vì chừng nào các lãnh đạo của hai bên còn nhìn nhận vấn đề một cách chiến lợc và sâu rộng thì vẫn có thể giải quyết đợc một cách ổn thỏa vấn đề này.

Vấn đề Đài Loan không chỉ là vấn đề nhạy cảm mà luôn là điểm nóng trong quan hệ Mĩ – Trung Quốc. Giải quyết vấn đề Đài Loan không đơn giản chỉ liên quan đến hai bờ Eo biển mà còn liên quan đến chiều sâu quan hệ Mĩ – Trung Quốc, phản ánh gay gắt cuộc đấu tranh giành quyền khống chế khu vực giữa Mĩ và Trung Quốc./.

Danh mục tài liệu tham khảo

Một phần của tài liệu Vấn đề đài loan trong quan hệ mĩ cộng hoà nhân dân trung hoa từ 1949 năm 2005 (Trang 100 - 106)