Chính sách của Cộng hòa Nhân dânTrung Hoa.

Một phần của tài liệu Vấn đề đài loan trong quan hệ mĩ cộng hoà nhân dân trung hoa từ 1949 năm 2005 (Trang 42 - 46)

Mục tiêu chiến lợc xuyên suốt của Trung Quốc trong thời kì này là nhanh chóng xây dựng Trung Quốc thành một cờng quốc, đi đôi với làm suy yếu cả Liên Xô và Mĩ, thu dần khoảng cách giữa hai n ớc này với Trung Quốc. Mục tiêu chiến lợc ấy đã đợc Mao Trạch Đông khẳng định “không thể có chuyện sau vài chục năm, chúng ta không thể trở thành n ớc lớn nhất thế giới. Trung Quốc không những trở thành trung tâm chính trị của thế giới mà còn trở thành trung tâm quân sự và kĩ thuật nữa”[28; 12]. Tuy nhiên, do thực lực còn hạn chế, để thực hiện đợc mục tiêu trên, một trong những biện pháp chủ chốt của Trung Quốc thời kì này là cố gắng tạo dựng một môi trờng xung quanh thuận lợi hơn, bảo đảm đợc an ninh quốc gia, chống lại các thế lực bên ngoài đang xiết vòng vây cô lập Trung Quốc, tạo điều kiện bên trong đồng thời từng bớc nâng cao địa vị quốc tế, phục vụ cho chiến lợc đa Trung Quốc vơn lên thành một cờng quốc trong khu vực và quốc tế.

Khu vực Đông á, với những điểm nóng an ninh (nh Đài Loan, bán đảo Đông Dơng, Triều Tiên) có một tầm quan trọng địa chiến lợc nhất định đối với Trung Quốc. Trong bối cảnh Đông á là khu vực cạnh tranh quyết liệt giữa các siêu cờng, đối đầu Mĩ - Xô quyết liệt, cũng nh Trung Quốc đang trong thời kì xây dựng và củng cố lực lợng, thế và lực đều cha đủ vơn ra bên ngoài thì chiến lợc của Trung Quốc đối với Đông á là giữ nguyên trạng cán cân lực lợng khu vực, không để cho Mĩ - Xô tạo thêm

ảnh hởng mới ở đây, không để cho một lực lợng đối địch nào có quân sát biên giới Trung Quốc cũng nh đi đôi với từng bớc mở rộng ảnh hởng ra bên ngoài, mở rộng thêm không gian sinh tồn ở những nơi có thể mở rộng, qua đó hạn chế dần ảnh hởng của Mĩ, Xô nhằm đảm bảo an ninh và tạo lập dần ảnh hởng trong khu vực.

Trong điều kiện chiến tranh lạnh, an ninh đã trở thành lợi ích quốc gia căn bản ở Trung Quốc, chính vì thế Đài Loan dới sự yểm trợ của Mĩ đã đợc Trung Quốc nhận thức là một trong những mối đe dọa an ninh lớn nhất thời kì này. Một khi Đài Loan đợc xây dựng thành một “hàng không mẫu hạm không thể bị đánh chìm” (Mc Acthur), thì đây sẽ là mối nguy hiểm đe dọa sờn duyên hải phía Đông Trung Quốc. Xét về mặt quân sự nguy cơ Tởng phản công Đại Lục tái diễn nội chiến là không thể không có cơ sở. Đây là một thuận lợi cho các thế lực bên ngoài sử dụng uy hiếp Trung Quốc. Đài Loan còn là một chốt cản, ngăn chặn con đ ờng tiến ra biển của Trung Quốc, ngăn chặn Trung Quốc phát triển ảnh hởng xuống phía Nam Thái Bình Dơng. Về chính trị, thể diện nớc lớn Trung Quốc không thể cho phép lãnh thổ của mình bị chia cắt, về lâu dài điều này có thể gây ra những thách thức đến vị trí cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng nh gây nên sức ép cho bất kì thế hệ lãnh đạo nào. Ngợc lại, nếu giải quyết đợc vấn đề Đài Loan, Trung Quốc không những sẽ có khả năng giải tỏa đợc những quan ngại an ninh nói trên, mà qua đấy còn giúp Trung Quốc góp phần thực hiện các mục tiêu bên trong (thống nhất và đoàn kết dân tộc, ổn định đất nớc, xây dựng và phát triển kinh tế, đặc biệt là các vùng ven biển, củng cố quyền lực lãnh đạo của Đảng Cộng sản...) và các mục tiêu bên ngoài (tạo thế đứng quan trọng ở khu vực để xây dựng vai trò nớc lớn, có thế mạnh hơn để mặc cả với Mĩ - Xô, phân chia ảnh hởng với hai cực ở khu vực cho xứng với tầm vóc cờng quốc), để tiến tới thực hiện cho đợc chiến lợc toàn cầu là biến Trung Quốc trở thành một cờng quốc thế giới chí ít cũng ngang hàng với Mĩ - Xô.

Nh vậy, những quan ngại và lợi ích về vấn đề Đài Loan đã đợc Trung Quốc thời kì này nhận thức khá rõ. Việc giải phóng Đài Loan thống nhất Tổ quốc đã trở thành một trong những mục tiêu có tính chiến l ợc của Trung Quốc. Tuy nhiên việc thực hiện đợc mục tiêu trên không chỉ tùy thuộc vào ý muốn chủ quan của Bắc Kinh mà còn bị chi phối bởi bản thân

thực lực và khả năng của Trung Quốc cũng nh các nhân tố quốc tế khác, đặc biệt là sự can thiệp từ phía Mĩ.

Trong giai đoạn 1949 - 1958, chính sách của Trung Quốc là quyết tâm giải phóng Đài Loan bằng vũ lực. Ngay từ trớc khi cách mạng Trung Quốc thành công, ngày 15 – 3 - 1949, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cho biết ý định giải phóng Đài Loan nhằm ngăn chặn Mĩ sử dụng hòn đảo này nh “một bàn đạp chống Trung Quốc trong tơng lai”. Trong đỉnh cao của cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai tháng 12 - 1954, Bộ tr ởng Ngoại giao Trung Quốc Chu Ân Lai đã khẳng định: Trung Quốc quyết tâm tấn công Đài Loan và cảnh báo Mĩ sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề nếu không rút hoàn toàn quân đội ra khỏi đảo này. Vào tháng 4 - 1950 đã có 300.000 quân xung kích đợc bố trí ở tỉnh Phúc Kiến, chuẩn bị cho một cuộc tổng tấn công quyết định giải phóng Đài Loan.

Việc Trung Quốc lựa trọn con đờng vũ lực để giải quyết vấn đề Đài Loan xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Một là, những thay đổi trong t ơng quan lực lợng Quốc - Cộng. Vào đầu thập niên 50 Quốc dân Đảng ở vào thế suy yếu toàn diện cả về quân sự và chính trị, trong khi Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đang ở trên thế tấn công ào ạt sau khi giải phóng hoàn toàn Đại Lục đã gặt hái thắng lợi hoàn toàn ở Hải Nam, xua tàn quân Tởng chạy về Đài Loan. Cùng với những thắng lợi kể trên cộng thêm liên minh chiến lợc Trung - Xô vừa đợc thiết lập đã khích lệ ban lãnh đạo Trung Quốc chủ trơng giải phóng Đài Loan bằng vũ lực. Hai là, sự tác động của phái cứng rắn trong nội bộ lãnh đạo Trung Quốc, với t duy “gió Đông thổi bạt gió Tây”, “hòa bình đầu họng súng”, Mao Trạch Đông cho rằng “đây là thời điểm tốt nhất để làm một cuộc tấn công vào tiền đồn thối nát của chủ nghĩa đế quốc (tức Đài Loan). Trong bối cảnh Mĩ còn ch a xác định đợc chiến lợc rõ ràng đối với Đài Loan và cha từ bỏ ý định lôi kéo Trung Quốc, Trung Quốc muốn giải quyết nhanh chóng vấn đề Đài Loan nhằm củng cố quyền lực trọn vẹn cho Đảng Cộng sản Trung Quốc và Nhà nớc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, tránh để có sự can thiệp của các c ờng quốc bên ngoài. Giải pháp quân sự là con đờng nhanh chóng nhất để đạt đến mục tiêu đó. Thứ ba là do chính sách thù địch của Quốc dân Đảng ở Đài Loan với Trung Quốc Đại lục. Sau khi chạy ra Đài Loan, Quốc dân Đảng vẫn nuôi ý đồ phản công Đại Lục, coi chính quyền ở Đại Lục là “cộng phỉ”, ráo riết tăng cờng và hiện đại hóa quân đội, không chỉ để

phòng thủ Đài Loan mà còn chuẩn bị cho cuộc bạo động nhằm đánh đổ Nhà nớc Cộng hòa nhân dân. Thứ t là mục tiêu chiến lợc của Trung Quốc, đẩy chiến tranh lạnh đến đỉnh cao và quan hệ Xô - Mĩ luôn trong tình trạng căng thẳng đối đầu để Trung Quốc tiếp tục lợi dụng và làm suy yếu hai cực phục vụ cho ý đồ phá vỡ thế hai cực để vơn lên của Trung Quốc. Chính những chính sách của cả Mĩ và Trung Quốc trong giai đoạn 1949 – 1958 đều theo đuổi chiều hớng cứng rắn, nên thời gian này ở eo biển Đài Loan đã nổ ra ba cuộc khủng hoảng về quân sự, gây nên những bất ổn nghiêm trọng, làm tình hình khu vực trở nên vô cùng căng thẳng, nguy cơ xung đột vũ trang luôn luôn de dọa.

Tuy nhiên, cuối thập kỉ 50 của thế kỉ XX, những biến chuyển của tình hình thế giới và khu vực, cũng nh tình hình trong nớc, đã buộc Trung Quốc phải điều chỉnh chính sách của mình đối với vấn đề Đài Loan cho phù hợp với xu thế của thời đại.

Những năm từ 1959 đến 1972, chính sách của Trung Quốc đối với vấn đề Đài Loan có nhng thay đổi căn bản.

Mặc dù Trung Quốc vẫn giữ nguyên lập trờng đối với Mĩ trong vấn đề Đài Loan và cho rằng; Vấn đề Đài Loan là vấn đề nội bộ của Trung Quốc, “vấn đề Đài Loan mà không giải quyết đợc thì tất cả các vấn đề khác cũng không thể giải quyết”. Nhng cũng trong thời kì này mâu thuẫn Trung – Xô bộc lộ một cách rõ nét, thông qua việc Liên Xô công khai thiết lập quan hệ ngoại giao với Tởng Giới Thạch để đối phó với Trung Quốc. Trung Quốc rơi vào tình trạng vừa phải đối phó với T ởng, vừa phải đối phó với hai nớc lớn là Mĩ – Xô. Trớc tình hình đó Trung Quốc đã phát đi tín hiệu cho Mĩ biết là Trung Quốc sẵn sàng giải quyết vấn đề Đài Loan với Mĩ bằng con đờng hòa bình,

Đến năm 1969, khi Mĩ bắt đầu giảm bớt quân số của Mĩ ở eo biển Đài Loan, cắt giảm viện trợ cho Đài Loan thì Trung Quốc cũng có nguyện vọng cải thiện quan hệ với Mĩ. Ngày 11 – 7 - 1969 trong báo cáo “Đánh giá sơ bộ về tình hình chiến tranh”, những nhà ngoại giao Trung Quốc cho rằng: “trong thời kì này mâu thuẫn Xô - Trung lớn hơn mâu thuẫn Trung – Mĩ, mâu thuẫn Mĩ – Xô lớn hơn mâu thuẫn Mĩ – Trung” [28; 462].

Ngày 25 – 2 - 1972, bản Thông cáo chung Thợng Hải đợc kí kết giữa Mĩ và Trung Quốc, đánh dấu sự bình thờng hóa trở lại của quan hệ hai nớc và thống nhất giải quyết vấn đề Đài Loan bằng con đờng hòa bình.

Một phần của tài liệu Vấn đề đài loan trong quan hệ mĩ cộng hoà nhân dân trung hoa từ 1949 năm 2005 (Trang 42 - 46)