Những xu thế tích cực.

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên (Trang 26 - 30)

1. Thực trạng công tác giáo dục lý tởng cách mạng cho thanh niên trong những năm qua.

1.1.Những xu thế tích cực.

1.1.1. Tin tởng vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới dới sự lãnh đạo của Đảng là một u điểm nổi bật của thế hệ trẻ nớc ta những năm qua. Điều đáng lu ý ở đây là niềm tin ấy ngày càng tăng, càng có cơ sở khoa học vững chắc hơn.

Theo kết quả nghiên cứu, trng cầu ý kiến của Viện nghiên cứu thanh niên, số thanh niên tin tởng ủng hộ công cuộc đổi mới do Đảng khởi xớng và lãnh đạo, hàng năm có tăng lên đáng kể:

- Từ năm 1990, tỷ lệ này là: 71,4% - Năm 1993, tỷ lệ này là: 83,6% - Năm 1995, tỷ lệ này là: 92,0% - Năm 2000, tỷ lệ này là: 95,2% - Đến năm 2002, tỷ lệ này là: 96,4%

Tỷ lệ này ở các đối tợng thanh niên khác nhau có chênh chút ít, chẳng hạn vào năm 2000 ở thanh niên công nhân là 86,7%, nông thôn là 82,5%, sinh viên là 84,3%, thì đến năm 2002, các số liệu tơng ứng là 89,8%, 92,9%, 93,6%. Xét theo bình diện chung thì tốc độ tăng ở thanh niên nông thôn và thanh niên sinh viên cao hơn so với thanh niên công nhân.

Đi sâu thêm vào các phơng hớng đổi mới, nét nổi bật là các tầng lớp thanh niên đều nhận thức đúng đắn những biến động chính trị của thế giới và chủ trơng mở cửa, giao lu, hợp tác quốc tế, sẵn sàng làm bạn với tất cả các nớc rtên thế giới. Nếu năm 1994, chỉ có 75,2% thanh niên công nhân, 65,7% thanh niên nông thôn và 83,9% thanh niên sinh viên đợc hỏi, tán thành chủ trơng mở rộng hợp tác quốc tế, thì đến

năm 2002, các tỷ lệ tơng ứng đó là 93,7%, 93,4% và 96,5%. Đáng lu ý là 83,5% số thanh niên dân tộc đợc hỏi cũng tán thành xu hớng đổi mới này.

Nhìn chung, lớp trẻ hôm nay tán thành xu hớng đổi mới trên cơ sở phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trờng dới sự quản lí của nhà n- ớc theo định hớng XHCN.

1.1.2. Một mặt quan trọng khác của lớp trẻ hôm nay là tinh thần năng động, tự vơn lên lập thân, lập nghiệp, tự lập, tự cờng, góp phần hiện thực hóa mục tiêu dân giàu, nớc mạnh.

Khi đợc hỏi, vốn hành trang nào là quan trọng nhất để bạn bớc vào cuộc sống, 83,6% trả lời rằng đó là ý chí, nghị lực, trong đó thanh niên công nhân 82,7%, học sinh 80,8%, thanh niên đờng phố 76,5%, thanh niên dân tộc thiểu số 81,1%... Chỉ có 16% ngời đợc hỏi cho rằng cần đến sự hỗ trợ của gia đình, 84,9% thanh niên hiểu đợc điều kiện quan trọng nhất để lựa chọn nghề nghiệp phải dựa vào năng lực, nhất là để lựa chọn nghề nghiệp phải dựa vào năng lực, sở trờng, sức khỏe của bản thân.

Không phải ngẫu nhiên mà hai phong trào "Thanh niên lập nghiệp" và "Tuổi trẻ giữ nớc" do Trung ơng Đoàn phát động vào năm 1993 và phong trào "thi đua tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" hiện nay lại đợc đông đảo các đối tợng thanh niên hởng ứng sôi nổi, phát triển mạnh mẽ cả về bề nổi lẫn chiều sâu. Trong 5 năm 1997 - 2002, theo số liệu thống kê của Trung ơng Đoàn, trên 2 triệu thanh niên nông thôn đã tham gia những lớp tập huấn khuyến nông, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp. 72 nghìn công trình thanh niên nông thôn đã đợc thực hiện với tổng giá trị kinh tế là trên 300 tỷ đồng... Trong thanh niên công nhân, 2.072 hội thi sáng tạo các cấp đã đợc tiến hành với sự tham gia của 364 nghìn đoàn viên, thanh niên. Có 19.905 sáng kiến khoa học - công nghệ của thanh niên trị giá trên 149 tỷ đồng. Tuổi trẻ học đờng tích cực hởng ứng và tham gia phong trào "Học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp, vì dân giàu nớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", 11 vạn câu lạc bộ năng khiếu, sở thích ra đời thu hút 612 nghìn học sinh, sinh viên tham gia...

1.1.3. Một bộ phận lớn trong thanh niên tỏ thái độ bất bình trớc những tệ nạn xã hội và tiêu cực xã hội.

Trớc câu hỏi cho biết tâm trạng, thái độ của mình trớc những tiêu cực trong xã hội hiện nay với 22 phơng án trả lời ở 4 mức độ khác nhau: Căm ghét, băn khoăn, bình thờng, không để ý. Chúng tôi đã thu đợc kết quả đáng lu ý:

- Đối với những tệ nạn gây tổn thất lớn cho xã hội, cho dân, cho nớc thì lớp trẻ cùng tỏ thái độ căm phẫn rõ ràng: tham nhũng là 84,3%; buôn lậu, hàng giả 77%; mại dâm 80,1%; đua xe máy trên đờng phố 81,4%; lời lao động, ăn chơi xa xỉ 64,7%; cờ bạc, số đề 82,5%.

- Đối với những tiêu cực mới xuất hiện hoặc gia tăng trong cơ chế thị trờng, nhất là cha gây ra tổn hại trớc mắt về vật chất, thì dờng nh họ tỏ thái độ băn khoăn nhiều hơn. Chẳng hạn: quan hệ gia đình lỏng lẻo 53,6%; quan hệ thầy trò nhạt nhẽo 50,7%; quay cóp trong học sinh 44,9%... Đây là những vấn đề thuộc về lĩnh vực tinh thần, đạo đức, nằm sâu trong ý thức của con ngời, do vậy lớp trẻ khó lòng nhận rõ đợc chân giá trị của chúng. Hơn nữa, d luận xã hội cha đủ mạnh để công khai lên án, khắc phục những tiêu cực trên, có nơi có lúc ngời ta cho đó là chuyện bình thờng trong cơ chế thị trờng. Vì thế các bạn trẻ sa vào trạng thái băn khoăn, khó phân biệt đúng sai cũng là điều dễ hiểu. Nhng cũng chính ở những điểm này đã có sự phân hóa rõ nét trong nhận thức của các đối tợng thanh niên. Lấy vấn đề kỷ cơng phép nớc không nghiêm làm ví dụ. Nếu nh có tới 51,3% thanh niên đờng phố căm ghét hiện tợng này, thì trong sinh viên, học sinh chỉ có 25,7%. Đối với hiện tợng quay cóp trong học sinh thì có 23,6% căm ghét và cũng có một số lợng tơng tự 21,2% cho đó là chuyện bình thờng, 27,6% thanh niên nông thôn không chấp nhận quan hệ gia đình lỏng lẻo thì chỉ có 16% thanh niên sinh viên coi trọng quan hệ gia đình.

Theo kết quả điều tra xã hội học của Viện nghiên cứu thanh niên những năm gần đây cho thấy: Trả lời câu hỏi về mục đích phần đấu trở thành Đoàn viên, có tới 52,3% số ngời đợc hỏi cho biết họ tiếp tục phấn đấu để trở thành Đảng viên. Trừ số học sinh PTTH, do đặc điểm của lứa tuổi và thiếu kinh nghiệm chính trị, tỷ lệ này đạt

thấp 25,3%; còn lại tỷ lệ này khá cao ở các đối tợng khác: thanh niên nông thôn 55,1%; đờng phố là 50%; quân đội là 57,4%; sinh viên là 46,1%; dân tộc thiểu số 64,2%; học viên là cán bộ đoàn 66,9% và thanh niên là công nhân là 57,1%.

Có thể nhiều ngời sẽ cho rằng tỷ lệ trên là thấp, mới chỉ "quá bán" một chút, cha có gì đáng phấn khởi! Tuy nhiên, mỗi một kết quả đạt đợc phải đặt trong một hoàn cảnh lịch sử - cụ thể của nó. Nếu nh trong thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc hay trong thời kỳ xây dựng CNXH trớc những năm đổi mới mà chỉ đạt đợc kết quả nh trên thì quả là thật đáng suy nghĩ. Song trong điều kiện CNXH ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, Đảng Cộng sản Liên Xô bị giải tán và Đoàn thanh niên Lênin tự động tan rã thì kết quả đã nêu lại là đáng trân trọng

Theo tôi, phần đông các bạn trẻ đã thể hiện rõ lập trờng chính trị, thái độ chính trị cụ thể của mình theo định hớng của lý tởng cách mạng. Vấn đề còn lại không chỉ là ở chỗ đòi hỏi lớp trẻ nhiều hơn nữa, mà chủ yếu là ở chỗ phải tiếp tục củng cố tổ chức Đoàn, đổi mới các hoạt động của Đoàn, tăng cờng công tác xây dựng Đảng để tạo sức hút mạnh mẽ hơn đối với đông đảo đoàn viên thanh niên.

1.1.4. Một xu hớng tích cực trong thế hệ trẻ hiện nay là do phấn đấu theo mẫu ngời lý tởng phù hợp với những đặc điểm của giai đoạn cách mạng mới, của thời kỳ CNH - HĐH đất nớc theo định hớng XHCN.

Mẫu ngời lý tởng của thanh niên là sự cụ thể hóa lý tởng sống của họ, Nếu nh trong chiến tranh cứu nớc, mẫu ngời lý tởng của thanh niên là hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ, trong thời kỳ bao cấp mẫu ngời lý tởng của thanh niên gồm những phẩm chất có phần nào chung chung, trừu tợng (vì tập thể, có t tởng đúng, tình cảm đẹp...), thì hiện nay, mẫu ngời lý tởng của thế hệ trẻ là cụ thể hơn, hiện thực hơn, sinh động hơn, đó là những con ngời có trí tuệ, giỏi chuyên môn, thạo việc, năng động, tháo vát, thích ứng với hoàn cảnh mới, có bản lĩnh, trung thực, giữ đợc chữ tín với mọi ngời, biết quý trọng và tiết kiệm thời gian, tiền bạc của cải, quan tâm tới năng suất, chất lợng, hiệu quả, có chí tiến thủ, tiếp cận với khoa học công nghệ hiện đại, có ý thức hợp tác và ý thức pháp luật, kết hợp giữa đẹp của hình thể với vẻ đẹp của trí tuệ và tâm hồn, biết gắn cống hiến, hởng thụ và trởng thành, biết lo cho gia đình, bản thân và xã hội.

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên (Trang 26 - 30)