Hồ Chí minh thăm Trung Quốc, Liên Xô và thắng lợi ngoạigiao

Một phần của tài liệu Vai trò của mặt trận ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp giai đoạn 1950 1954 (Trang 30 - 40)

b. Nội dung

1.2.2.Hồ Chí minh thăm Trung Quốc, Liên Xô và thắng lợi ngoạigiao

đầu năm 1950

Nhận rõ thời cơ và thách thức mở ra từ diễn biến cục diện chiến tranh và xu thế thời cuộc, nhiệm vụ của ngành đối ngoại mới đợc Đảng ta đề ra từ hội nghị trung ơng lần thứ 6 năm 1949: “ nếu bên trong đại đoàn kết là một nhiệm vụ chính trị trung tâm thì bên ngoài, giành lấy sự đồng tình và giúp đổ của các nớc, kiếm thêm bạn Đồng minh là một việc trọng yếu của giai đoạn mới”.

Đầu năm 1950, nhận lời mời của Đảng và chính phủ các nớc cộng hoà nhân dân Trung Hoa và liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết, Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu đoàn đại biểu và chính phủ ta lên đờng đi thăm Trung Quốc, Liên Xô. Đề cập tới mục đích của chuyến đi này, trong cuốn hồi ký chiến đấu trong vòng vây, Đại tớng Võ Nguyên Giáp viết: “ cách mạng Việt Nam tiến hành trong một hoàn cảnh rất đặc biệt, đã phải vận dụng chiến lợc riêng, sách lợc riêng để tồn tại, và đi lên giữa muôn vàn khó khăn. Có lúc Đảng ta đã phải tuyên bố tự giải tán. Nh lời Bác nói, đây là một giải pháp “đau đớn” mà Đảng ta buộc phải làm. Rồi kháng chiến toàn quốc bùng nổ…..mối liên hệ với phong trào cộng sản mà mối liên hệ của ta với thế giới bên ngoài hầu nh bị gián đoạn. Kháng chiến đang chuyển qua một giai đoạn mới. Ta cần thông báo với phong trào về tình hình cách mạng Đông Dơng trong những năm qua vơí những chuyển biến mới, để tranh thủ sự đồng tình và giúp đỡ, phối hợp ”. [14, 403]

Để tạo thuận lợi cho việc Trung Quốc, Liên Xô và các nớc dân chủ nhân khác công nhân Việt Nam dân chủ cộng hoà. Ngày 14 - 1- 1950, chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà ra tuyên bố với chính và nhân

dân thế giới, ngời khẳng định tính hợp pháp và chính sách đối ngoại của nớc Việt Nam Dân chủ cộng hoà : Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà là chính phủ hợp duy nhất của toàn thể nhân dân Việt Nam. Căn cứ trên quyền lợi chung, chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với chính phủ nớc nào trọng quyền bình đẳng, chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của nớc Việt Nam, để cùng nhau bảo vệ hoà bình và xây đắp dân chủ thế giới.

Ngày 15 - 1 - 1950 chính Phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà tuyên bố công nhận nớc Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và tỏ ý sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao Việt Nam ở cấp đại sứ. Ngày 18 - 1 - 1950 Cộng hoà nhân dân Trung Hoa công nhận nớc Việt Nam dân chủ Cộng hoà là chính phủ hợp pháp, đại diện cho ý chí của nhân dân Việt Nam và sẵn sàng kiến lập quan hệ ngoại giao ở cấp đại sứ với chính phủ ta.

Ngày 21 - 1 - 1950 Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Bắc Kinh. Trong cuộc hội đàm với Thủ tớng Chu Ân Lai và các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nớc Trung Quốc, ngời đã thông báo tình hình cách mạng Việt Nam, đờng lối chủ trơng của Đảng ta và đề nghị Trung Quốc giúp đỡ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Trung Quốc hoàn toàn đồng tình với đờng lối và chủ trơng của cách mạng Việt Nam do Đảng ta lãnh đạo và hứa sẽ tích cực giúp đỡ ta về tinh thần và vật chất.

Đồng thời với cuộc gặp gỡ trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị chính phủ Trung Quốc thông báo cho Stalin biết ngời đang ở thăm Trung Quốc và đề nghị đợc gặp Stalin để thông báo cho chính phủ Liên Xô biết về tình cách mạng Việt Nam .

Ngày 31 tháng 1 năm 1950 Bộ ngoại giao liên Xô đã gửi cho ngoại giao Việt Nam công hàm thông báo Chính phủ Liên Xô chấp thuận quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ cộng hoà và trao đổi đại sứ. Bức công hàm có đoạn “sau khi đã xem xét lời đề nghị của chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà và nhận thấy chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà đại diện cho đa số nhân dân Việt Nam, chính phủ Liên Xô quyết định kiến lập bang giao giữa Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết và Việt Nam Dân chủ cộng hoà và trao đổi đại sứ” [19, 229].

Tiếp theo Trung Quốc và Liên Xô, trong năm 1950 hàng loạt các nớc dân chủ nhânm dân lần lợt chính thức công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà .

Ngày 31 - 1 - 1950, chính phủ cộng hoà dân chủ nhân Triều Tiên.

Ngày 2 - 2 - 1950, Chính phủ cộng hoà nhân dân Tiệp khắc và Chính Phủ cộng hoà dân chủ Đức.

Ngày 3 - 2 - 1950, Chính phủ cộng hoàn nhân dân Rumani và chính phủ Cộng nhân Hunggari.

Ngày 4 - 2 - 1950, chính phủ cộng hoà nhân BaLan. Ngày 8 - 2 – 1950, Chính phủ cộng hoà nhân Bungari. Ngày 12 - 2 - 1950, Chính phủ Anbani.

Ngày 3 - 2 - 1950, Hồ Chí Minh đi thăm liên Xô và hội đàm với các nhà lãnh đạo cấp cao của Đảng và nhà nớc Liên Xô.

Trong lịch sử quan hệ Ngoại giao Việt Nam – Liên Xô chuyến đi thăm không chính thức của Hồ Chí Minh có vai trò và ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Đây chính là một cơ hội thuận lợi để Hồ Chí Minh trực tiếp trình bày với các nhà lãnh đạo Liên Xô về cách mạng Việt Nam, về những chủ trơng, biện pháp mà Đảng cộng sản Đông Dơng và Chính phủ Việt Nam đã tiến hành từ khi nớc Việt Nam Dân chủ cộng hoà đợc thành lập, nhằm mục đích giải toả những sự hiểu lầm và ngộ nhận do thiếu thông tin và thông tin không đầy đủ từ phía những nhà lãnh đạo Liên Xô với đờng lối chiến lợc và sách lợc của những ngời cộng sản Việt Nam, từ đó tiến tới hoàn toàn ủng hộ và trực tiếp viện trợ vật chất cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.

Trong các cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạo Đảng và nhà nớc Liên Xô, Stalin yêu cầu Hồ Chí Minh giải thích tình hình Việt Nam và Đông Dơng mà theo có nhiều điều khó khăn, đặc biệt là về việc Đảng cộng sản Đông Dơng tuyên bố tự giải tán năm1945. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thông báo cho các nhà lãnh đạo Liên Xô về cuộc cách mạnh tháng Tám và sự ra đời của Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà; về tình thế cực gian nguy sau cách mạng tháng Tám, cách mạng Việt Nam đã phải vận

dụng những sách lợc riêng để tồn tại và đi lên giữa muôn vàn khó khăn, Đảng cộng sản Đông Dơng tuyên bố tự giải tán là một biện pháp đau đớn cần phải làm.

Sau khi nghe chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày, Stalin và những nhà lãnh đạo Liên Xô đã thông cảm với những khó khăn của cách mạng Việt Nam, và hoàn toàn nhất trí với đờng lối, sách lợc của Đảng cộng sản Việt Nam trong những năm qua. Chính phủ Liên Xô hứa sẽ tích cực viện trợ cho công cuộc kháng chiến và kiến quốc sau này của Việt Nam. Stalin khẳng định: “Liên Xô sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam tất cả những gì có thể”. “Từ nay trở đi đồng chí có thể tin tởng ở sự giúp đỡ của chúng tôi đặc biệt là thời điểm sau cuộc kháng chiến, chúng tôi có nhiều hàng hoá, chúng tôi sẽ chuyển cho các đồng chí qua Trung Quốc. Nhng vì điều kiện tự nhiên trở ngại, chủ yếu Trung Quốc sẽ giúp đỡ các đồng chí. Những gì Trung Quốc thiếu chúng tôi sẽ cung cấp” [59, 182].

Trong thời gian ở Matxcơva Hồ Chí Minh còn có cuộc gặp với Mao Trạch Đông Chủ tịch nớc Trung Quốc đang dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng cộng sản Trung Quốc thăm liên Xô lúc này đang ở Matxcơva. Mao Trạch Đông hoàn toàn tán thành với Stalin về việc giúp đỡ và viện trợ cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam

Cũng trong thời gian ở Macxcơva, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn có những cuộc gặp với đại diện Đảng cộng sản Pháp và nhiều tổ chức quốc tế để tranh thủ sự đồng tình và ửng hộ của các lực lợng tiến bộ trên thế giới đối với cuộc chiến đấu chính nghĩa của nhân dân Việt Nam .

Đầu tháng 3 năm 1950, Hồ Chí Minh rời Maxcơva về Bắc Kinh, Trung Quốc. Ngày 11.3.1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh , lên đờng về nớc, kết thúc thắng lợi chuyến đi thăm Trung Quốc và Liên Xô.

1.2.3. ý nghĩa của thắng lợi ngoại giao đầu 1950

Sau 5 năm chiến đấu đầy khó khăn, gian khổ trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc, thắng lợi ngoại giao đầu 1950 thực sự là “một đại thắng lợi về chính trị” của n- ớc Việt Nam dân chủ cộng hoà. Thắng lợi đó là kết quả của sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, của chính sách đối ngoại đúng đắn với những

hoạt động đối ngoại tích cực, năng động và không mệt mỏi của chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà. Với thắng lợi ngoại giao này, tiếp theo là thắng lợi Biên giới (Thu Đông 1950) Việt Nam phá hẳn thế bao vây của địch. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta đợc nối liền với hậu phơng quốc tế rộng lớn.

Sự kiện Trung Quốc, quốc gia đầu tiên trên thế giới công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam dân chủ cộng hoà đã trở thành một mốc son trong lịch sử quan hệ Việt - Trung và là sự mở đầu vô cùng thuận lợi để Việt Nam bớc vào hàng ngũ các n- ớc dân chủ trên thế giới năm 1950. Đánh giá về sự kiện này, xã luận báo Sự Thật, ngày 25-1-1950 đã viết: “cửa ngõ phía Bắc đã mở rộng. Từ nay, về mặt ấy, ở sát cạnh ta, không phải là một bạn đồng loã của thực dân phản động Pháp nữa, mà là nớc cộng hoà dân chủ nhân dân Trung Hoa, một nớc, sau Liên Xô đã đem lại hoà bình và dân chủ thế giới, đây là thắng lợi lớn nhất từ đầu thế kỷ 20 đến nay..”. [19, 226]

Việc Liên Xô công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam dân chủ cộng hoà là một sự kiện quan trọng trong lịch sử quan hệ Việt Nam – Liên Xô. Qua sự kiện này, chính phủ Liên Xô không chỉ tạo ra những tiền đề về pháp lý quốc tế cho sự hợp tác toàn diện giữa 2 dân tộc Việt Nam - Liên Xô, kéo theo sự công nhân và đặt quan hệ ngoại giao của các nớc trong phe xã hội chủ nghĩa với chính phủ Hồ Chí Minh, mà còn góp phần quyết định vào việc cô lập chính phủ bù nhìn Bảo Đại, nâng chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà lên vị thế mới trên trờng quốc tế. Từ nay nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà đã đợc chính thức thừa nhận là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, thành viên của phe xã hội chủ nghĩa.

Lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Trung Quốc và các nớc dân chủ nhân khác đầu năm 1950 là thắng lợi ngoại giao, cũng là thắng lợi chính trị to lớn của Việt Nam trong kháng chiến. Nhận định về sự kiện các nớc công nhận và đặt quan hệ ngoại giao chính phủ ta, Nghị quyết ban thờng vụ trung ơng Đảng cộng sản Đông Dơng ngày 4-2- 1950 viết: “Việc Liên Xô, Trung Quốc và các nớc dân chủ nhân dân sốt sắng thừa nhận và đặt bang giao với Việt Nam, chứng tỏ phe dân chủ thế giới do Liên Xô lãnh đạo quyết tâm giúp đỡ Việt Nam, đặt Việt Nam một cách công khai và chính thức trong hàng ngũ

các nớc dân chủ thế giới…. Việc thừa nhận ấy làm trớc khi quốc hội Pháp chuẩn y hiệp định bù nhìn 8-3…và cũng là một cú đánh vào bọn phản động Mỹ- Anh đang mu tính can thiệp vào chiến tranh Việt- Pháp.” [ 8, 222]

Trong bối cảnh Mỹ tăng cờng can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dơng, coi Đông Dơng là tiêu điểm nóng của cuộc chiến tranh lạnh. Thắng lợi ngoại giao đầu năm 1950 đã góp phần quan trọng cải thiện vị trí quốc tế của cuộc chiến tranh chống xâm lợc ở Đông Dơng, tạo thành một hậu phơng rộng lớn làm cơ sở thực tiễn để thay đổi tơng quan lực lợng ở chiến trờng và điều quan trọng là mở ra một thời kỳ mới cho hoạt động ngoại giao nớc ta. Lần đầu tiên Việt Nam dân chủ cộng hoà có đợc một hệ thống cơ quan ngoại giao từ châu Âu sang châu á và tăng cờng đợc mạng lới hoạt động quốc tế rộng khắp của mình. Từ đây cuộc kháng chiến của nhân dân ta đợc thế giới quan tâm và ngày càng ủng hộ mạnh mẽ.

Đánh giá thắng lợi ngoại giao đầu 1950, trong lời kêu gọi nhân dịp kỷ niệm cách mạng tháng Tám. Ngày 19 - 8 - 1950, chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Mấy năm kháng chiến đã đa lại cho nớc ta một cuộc thắng lợi to nhất trong lịch sử Việt Nam, tức là 2 nớc lớn trên thế giới Liên Xô - Trung Quốc dân chủ và các nớc dân chủ nhan dân đã thừa nhận nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà là một nớc ngang hàng trong đại gia đình dân chủ thế giới. Nghĩa là ta đứng hẳn về phía dân chủ và nhập vào khối 800 triệu nhân dân chống đế quốc. Chắc rằng cuộc thắng lợi đại chính trị ấy sẽ là cái đà cho những thắng lợi quân sự sau này”. [51. 151,152] ? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ đây, cuộc cách mạng giải phóng của dân tộc ta trở thành tiền đồn chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam á; cuộc kháng chiến của việt Nam là một bộ phận khăng khiết của cuộc đấu tranh của phe xã hội chủ nghĩa và của xu thế đấu tranh cho hoà bình độc lập dân tộc, dân chủ dân sinh, tiến bộ xã hội thế giới. Ngoại giao có điều kiện đẩy mạnh tuyên tuyên quốc tế để tranh thủ sự giúp đỡ vật chất và sự ủng hộ tinh thần của các lực lợng dân chủ trên thế giới, nâng cao địa vị của Việt Nam dân chủ cộng hoà trên trờng quốc tế.

Tóm lại, trong giai đoạn 1945- 1950, nền ngoại giao non trẻ của nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà vừa mới ra đời đã đảm nhận và hoàn thành những nhiệm vụ lớn lao mà lịch sử dân tộc đặt ra. Trong năm đầu tiên sau cách mạng tháng Tám bằng những hoạt động đối ngoại tích cực, mềm dẻo, tự chủ và linh hoạt dân tộc ta đã giữ vững đợc chính quyền cách mạng - thành quả của cuộc cách mạng tháng Tám, tranh thủ đợc thời gian hoà bình quý báu chuẩn bị những điều kiện cần thiết bớc vào cuộc kháng chiến toàn quốc. Khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, đất nớc nằm trong vòng vây thù địch của chủ nghĩa đế quốc. Bằng những hoạt động đối ngoại tích cực ta đã mở rộng đợc hoạt động ngoại giao ra các nớc trong khu vực, thiết lập đợc các cơ quan đại diện ngoại giao ở Thái Lan, Miến Điên, ấn Độ…và nhiều phòng thông tin ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới. Đầu năm 1950, với chuyến công du bí mật của chủ tịch Hồ Chí Minh sang Trung Quốc, Liên Xô đã đa lại kết quả thực tế Liên Xô, Trung Quốc và tiếp đó là hàng loạt các nớc dân chủ nhân dân khác chính thức công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nhà nớc ta… thắng lợi ngoại giao đầu 1950, ta phá vở đợc thế bao vây cô lập của chủ nghĩa đế quốc, nối liền cuộc kháng chiến của nhân dân ta với hậu phơng quốc tế rộng lớn. Thúc đẩy sự nghiệp kháng chiến của nhân dân ta giành đợc nhiều thắng lợi to lớn hơn trong giai đoạn tiếp theo.

Chơng II

mặt trận ngoại giao góp phần thúc đẩy cuộc kháng chiến chống Pháp (1950 - 1954)

2.1. Đờng lối đối ngoại của Đảng sau thắng lợi ngoại giao đầu 1950

Từ ngày 21 - 1 đến ngày 3 - 2 - 1950, hội nghị toàn quốc của Đảng đợc nhóm họp để nhận định tình hình, đề ra chủ trơng, chính sách đáp ứng với tình hình mới. Hôị nghị xác định: “Đông Dơng hiện thời là hai thế lực dân chủ chống đế quốc và đế quốc phản dân chủ tranh chấp nhau. Nên phe dân chủ càng sốt sắng ủng hộ ta, và bọn đế quốc Mỹ- Anh cũng đang ra sức xúc tiến việc giúp đỡ thực dân Pháp và can

Một phần của tài liệu Vai trò của mặt trận ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp giai đoạn 1950 1954 (Trang 30 - 40)