Những thắng lợi căn bản của ta trên bàn hội nghị

Một phần của tài liệu Vai trò của mặt trận ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp giai đoạn 1950 1954 (Trang 111)

b. Nội dung

3.3.1Những thắng lợi căn bản của ta trên bàn hội nghị

Sau 75 ngày thợng lợng và đấu tranh gay go trên bàn bàn đàm phán (từ ngày 8 - 5 đến 21 - 7 - 1954), trải qua 31 phiên họp, trong đó có 8 phiên họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp cấp trởng đoàn, với rất nhiều cuộc gặp gỡ, tiếp xúc tay đôi và đa phơng bên ngoài Hội nghị. Hội nghị Giơnevơ kết thúc với kết quả đạt đợc là Hiệp định Giơnevơ đợc kí kết bao gồm các văn bản với những nội dung chủ yếu sau:

Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam có 6 chơng với 47 điều khoản, các ch- ơng gồm các vấn đề lớn.

Giới tuyến quân sự tạm thời và khu phi quân sự, gồm 9 điều khoản, trong đó quy định việc quân đội nhân dân Việt Nam tập kết ở phía Bắc, quân đội Phấp tập kết ở phía Nam giới tuyến, với một khu phi quân sự; thời hạn di chuyển hoàn toàn lực l- ợng 2 bên không quá 300 ngày.

Nguyên tắc và cách thức thi hành hiệp đinh, gồm 6 điều khoản, trong đó theo nguyên tắc ngừng bắn trên toàn cõi Đông Dơng, sự đình chỉ chiến sự phải đồng thời trên toàn cỏi Việt Nam.

Cấm đa thêm quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí đạn dợc mới, căn cứ quân sự, gồm 5 điều khoản trong đó cấm không đợc đa thêm vào Việt Nam quân đội và nhân viên quân sự, vũ khí, dụng cụ chiến tranh, tuy nhiên cho phép thay thế ngang cấp, một thay môt, cấm không đợc lập căn cứ quân sự mới, cấm không đợc lập căn cứ quân sự ngoại quốc, không tham gia liên minh quân sự; không bị sử dụng để gây lại chiến tranh hoặc phục vụ cho một chính sách xâm lợc.

Tù binh và thờng dân bị giam giữ, gồm một điều khoản, quy định tất cả tù binh và thờng dân Việt Nam, Pháp hoặc quốc tịch khác bị giam giữ từ đầu cuộc chiến tranh sẽ đợc thả trong vòng 30 ngày.

Ban liên hợp và ban quốc tế Việt Nam, gồm 17 điều khoản. Trong đó quy định thành lập một ban liên hợp, với một số đại biểu bằng nhau của bộ tổng t lệnh 2 bên; thành lập một bên quốc tế giám sát thực hiện hiệp định gồm các nớc ấn Độ, Ba Lan, Canađa do ấn Độ làm chủ tịch.

Văn bản đợc coi là quan trọng nhất thể hiện sự nhất trí cao của các đoàn tham gia Hội nghị là “tuyên bố cuối cùng của hội nghị Giơnevơ” gồm 13 điều.

1. Xác định những văn bản Hiệp định về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Lào, Campuchia và tổ chức kiểm soát quốc tế.

2. Khẳng định sự hài lòng của các bên tham gia hội nghị về việc chấm dứt chiến sự ở các nớc Đông Dơng.

3. Xác nhận những lời tuyên bố của chính phủ vơng quốc Campuchia và của chính phủ vơng quốc Lào về tổng tuyển cử tự do sẽ đợc tổ chức trong 2 nớc này.

4. Cấm việc đa quân đội và nhân viên quân sự nớc ngoài vào 3 nớc Đông Dơng.

5. Cấm việc đặt căn cứ nớc ngoài ở 3 nớc Đông Dơng, và việc các nớc Đông Dơng tham gia các liên minh quân sự nớc ngoài.

7. Khẳng định các bên tham gia Hội nghị thừa nhận về nguyên tắc sự độc lập thống nhất và toàn vện lãnh thổ của của Việt Nam, việc hiệp thơng 2 miền Nam Bắc bắt đầu từ ngày 20 - 7 - 1955 và việc tổng tuyển cử tiến hành vào tháng 7 năm 1956.

8. Cam kết tôn trọng quyền tự do lựa chọn nơi sinh sống của nhân dân trong mỗi nớc.

9. Cam kết không có hành động trả thù đối với những ngời thuộc phía đối ph- ơng thời kỳ chiến tranh.

10. Quy định việc quân đội Pháp rút khỏi các nớc Đông Dơng.

11. Pháp cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nớc Việt Nam. Lào, Campuchia.

12. Quy định những nguyên tắc trong quan hệ giữa 3 nớc Việt Nam, Lào, Campuchia. Tôn trọng chủ quyền, độc lập, thống nhất, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

13 .Quy định những biện pháp cần thiết để đảm bảo việc tôn trọng hiệp nghị. Ngoài ra còn có các tuyên bố đơn phơng của Pháp về việc sẳn sàng rút quân khỏi 3 nớc Đông Dơng và tôn trọng độc lập, chủ quyền của 3 nớc Việt - Miên - Lào, của vơng quốc Lào về việc không tham gia chính sách xâm lợc, của vơng quốc Campuchia về việc đảm bảo quyền tự do của công dân Miên.

Trong phiên họp bế mạc, chiều ngày 21 - 7 các trởng đoàn Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam đã đa ra tuyên bố riêng.

Đại diện chính phủ Hoa Kỳ cũng ra tuyên bố cam kết Mỹ sẽ không dùng vũ lực phá hoại các Hiệp định và 12 điều tuyên bố chung, phù hợp với hiến chơng Liên Hợp Quốc; và sẽ xem xét mọi hành đọng xâm lợc mới là vi phạm các hiệp định và đe doạ hoà bình và an ninh quốc tế.

Với những kết quả đạt đợc ở Hội nghị Giơnevơ, phần nào đã đáp ứng đợc mục tiêu mà phái đoàn Việt Nam dân chủ cộng hoà đề ra là: hoà bình, độc lập, thống nhất và dân chủ, giải quyết cả hai vấn đề chính trị và quân sự song song đồng thời cả vấn

đề Lào Và Campuchia. Thắng lợi căn bản có ý nghĩa to lớn mà đoàn ta đạt đợc trên bàn đàm phán ở hội nghị Giơnevơ đợc thể hiện cụ thể:

Thứ nhất: Các nớc lớn tham dự hội nghị phải cam kết thừa nhận quyền độc lập thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và nớc Pháp phải công khai tuyên bố tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Campuchia. Nếu nh trong hiệp đinh sơ bộ 6 - 3 - 1946, Pháp không chấp nhận Việt Nam độc lập trong Liên Hiệp Pháp và né tránh Việt Nam thống nhất, thì tại Giơnevơ, Pháp và các nớc đồng minh phải chấp nhận điều đó và buộc phải coi là cơ sở để chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam và Đông Dơng.

Thứ hai: Các nớc tham gia hội nghị phải cam kết việc đa quân đội và nhân viên quân sự nớc ngoài vào các nớc Đông Dơng, cấm việc đặt căn cứ quân sự nớc ngoài vào các nớc Đông Dơng và việc đa các nớc Đông Dơng tham gia các liên minh quân sự nớc ngoài. Pháp phải cam kết việc rút quân đội Pháp khỏi 3 nớc Đông Dơng Và cam kết tôn trọng quyền tự do của nhân dân các nớc Việt Nam , Lào, Campuchia.

Thứ ba: Việc buộc đợc các nớc kí kết và nghi nhận những nội dung của bản Hiệp định là một thắng lợi lớn của ta trên bàn hội nghị. Nếu trong hiệp định Sơ bộ 6 - 3 và tạm ớc 14 - 9 - 1946 chỉ là văn kiện kí kết giữa 2 bên Ta và pháp, tính chất pháp lí bị hạn chế, giá trị của nó chỉ là lời cam kết của mổi bên, thì hiệp định Giơnevơ mang tính chất pháp lí rõ rệt, nó ràng buộc trách nhiệm của mổi bên tham gia và kí kết. Mỹ mặc dù tuyên bố không kí kết vào các các văn bản của hiệp định nhng đã phải ra một bản tuyên bố cam kết sẽ không dùng vũ lực để phá hoại Hiệp định. Đây là cơ sở pháp lí để sau này ta đấu tranh buộc Mỹ và các nớc phải tôn trọng những điều khoản đã đợc kí kết.

Thứ t: Trong vấn đề phân định giới tuyến quân sự tạm thời ở Việt Nam và thời hạn tổng tuyển cử, là một bớc nhân nhợng của ta với đối phơng, cũng là một hạn chế của hiệp định. Tuy nhiên đặt trong bối cảnh quốc tế lúc đó lập trờng của các nớc lớn tham gia hội nghị đều muốn đi đến giải pháp trên cơ sở chia cắt Việt Nam, giải quyết vấn đề Việt Nam theo kiểu Triều Tiên, thì những gì ta đạt đợc cũng có thể xem là một

thắng lợi căn bản của ta. Trong vấn về phân định giới tuyến tuy ta có nhân nhợng về vị trí địa lí của giới tuyến quân sự nhng không hề nhân nhợng về tính chất của nó. Mục 6 trong tuyên bố cuối cùng của Hội nghị nghi rõ “giới tuyến quân sự chỉ có tính chất tạm thời, hoàn toàn không có thể coi là một ranh giới về chính trị hay lãnh thổ”. Và việc buộc đợc đối phơng phải chấp đợc thời hạn tổng tuyển cử là một thất bại của phía đối phơng. Vì về cơ bản các nớc này chỉ muốn bàn về giải pháp quân sự, không muốn bàn về vấn đề chính trị không những thế còn chủ trơng âm mu chia cắt lâu dài Việt Nam. Trớc khi hội nghị Giơnevơ diễn ra nhiều nhà bình luận quốc tế cho rằng: nếu tổng tuyển cử tự do đợc tiến hành nh một phàn của giải pháp cho cuộc chiến tranh Đông Dơng thì thắng lợi thuộc về phía Việt Minh là điều có thể đoán trớc. Tuy nhiên điều này đã không thực hiện đợc do âm mu phá hoại của đế quốc Mỹ.

Thứ năm: Thông qua Hội nghị Giơnevơ, đây là lần đầu tiên Việt Nam dân chủ cộng hoà đợc tham gia vào một Hội nghị quốc tế lớn, để bàn về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam. Qua đó lập trờng chính nghĩa của ta đợc thế giới biết đến, góp phần nâng cao địa vị của Việt Nam dân chủ cộng hoà trên trờng quốc tế.

Mặc dù giải giáp Giơnevơ vẩn còn có những điều khoản hạn chế không đạt đợc hoàn toàn mục tiêu ban đầu mà đoàn ta đề ra, tuy nhiên đặt trong bối cảnh quốc tế lúc này, trong quá trình đàm phán ta không chỉ chịu sức ép từ phía đối phơng mà cả sức ép từ phía các nớc Đồng minh là Liên Xô và Trung Quốc. Trung Quốc và liên Xô đến hội nghị rất rỏ là nhanh chóng muốn chấm dứt chiến tranh Đông Dơng, thông qua đàm phán để thực hiện hoà hoàn hoãn với phơng Tây, đặc biệt là Mỹ. Sức ép của các nớc lớn phần nào làm hạn chế kết quả mà ta đạt đợc. Mặc dà vậy, việc quyết định tham gia đàm phán và kí kết hiệp định Giơnevơ vẫn là một chủ trơng đúng đắn của Đảng ta mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những kết quả mà ta đạt đợc trong Hội nghị là một thắng lợi lớn của ta trên mặt trận đối ngoại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đặt hội nghị Giơnevơ trong bối cảnh quốc tế lúc đó, trong khi trả lời phỏng vấn của “Nhật báo công nhân Anh” về Hiệp định Giơnevơ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Tôi cho rằng những điều khoản quan trọng nhất (của hiệp nghị) là phải tôn

trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, không nớc nào đợc lập căn cứ quân sự ở Việt Nam, Việt Nam không liên minh quân sự với bất cứ nớc nào, thi hành quyền tự do, dân chủ, tạo điều kiện thuận lợi đặng đi tới thống nhất nớc nhà” [ 51, 246]

3.3.2. ý nghĩa của Hiệp định Giơnevơ

Hiệp định Giơnevơ là một văn bản có tính pháp lý quốc tế cho một giải pháp đồng bộ về quân sự, chính trị, nhằm kết thúc chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam. Nó không phải là một thoả thuận chỉ giới hạn trong việc ngừng bắn của các bên tham chiến. Hiệp định về cơ bản đã thể hiện đợc phơng hớng, lập trờng và mục tiêu cơ bản của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi bớc vào cuộc thơng lợng nh trong báo cáo của Phó thủ tớng Phạm Văn Đồng trớc Quốc hội ngày 10 - 4 - 1953: “hoà bình, độc lập, thống nhất và dân chủ”.

Theo nhận định của đoàn đại biểu Việt Nam ở Giơnevơ thì những quyết định của Hiệp định Giơnevơ đã đa lại những ý nghĩa lớn đối với nhân dân ba nớc Đông D- ơng đó là:

1. Các nớc Đông Dơng đã tranh thủ đợc hoà bình, buộc đối phơng phải ký hiệp định đình chiến trên toàn cõi Việt Nam, Lào, Campuchia. Tranh thủ đợc hoà bình là một thắng lợi lớn. Đó là một thắng lợi chung của phe hoà bình, dân chủ, nhng trớc hết và chủ yếu là một thắng lợi lớn của nhân dân Việt Nam, của nớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và của nhân dân Lào, Campuchia.

Hiệp định đình chỉ chiến sự, đi đôi với bản tuyên bố chung của Hội nghị Giơnevơ, không những đã chấm dứt đợc cuộc chiến tranh tàn khốc, phá âm mu của bọn chủ chiến hòng kéo dài và mở rộng cuộc chiến tranh tàn khốc ấy, mà còn tạo những điều kiện căn bản để thực hiện quyền độc lập, thống nhất, dân chủ của ba dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia.

Cụ thể với Việt Nam, điều khoản rút quân đội nớc ngoài khỏi Miền Bắc đã đảm bảo cho 13 triệu dân Việt Nam quyền độc lập và tự chủ hoàn toàn trong một thời gian ngắn. Đối với phía Nam giới tuyến quân sự tạm thời, nguyên tắc cũng đã ấn

định: sau khi thi hành tổng tuyển cử, nớc Việt Nam sẽ thống nhất, chính phủ mới đợc thành lập đợc thành lập có quyền bắt quân đội Pháp rút lui khỏi Miền Nam nớc Việt Nam.

Đối với Lào, có những vùng giành riêng cho bộ tộc Lào kháng chiến. Trong toàn thể địa hạt Lào, quân đội Pháp rút vào tạm đóng ở những căn cứ căn cứ nhất định. Sau khi tổng tuyển cử, chính phủ mới của Lào có quyền đòi quân đội Pháp rút khỏi đất Lào.

Quyền đợc thống nhất của ba dân tộc Việt - Lào - Cam cũng đợc bảo đảm. Định đợc thời hạn tuyển cử cũng là thắng lợi lớn của của nhân Đông Dơng.

Về quyền dân chủ, Pháp cam kết thi hành tự do dân chủ, tôn trọng quyền cá nhân, quyền hoạt động chính trị của mọi tổ chức, đoàn thể chính trị và xã hội. Đối với vùng Pháp tạm đóng quân ở Việt Nam và đối với Lào, Campuchia, những điều khoản đảm bảo quyền dân chủ có một tác dụng lớn. Nó là cơ sở để thực hiện quyền độc lập, thống nhất dân chủ hoàn toàn của ba dân tộc Đông Dơng.

2. Ba bản hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Lào, Campuchia và bản tuyên bố chung của Hội nghị Giơnevơ đã giải quyết vấn đề Đông Dơng theo đúng những điểm căn bản lập trờng của ta là:

Kiến lập hoà bình trên cơ sở tôn trọng quyền thống nhất, độc lập dân chủ của ba dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia. Riêng đối với Việt Nam, Hội nghị Giơnevơ cùng với trận Điên Biên Phủ đã nêu cao vai trò của chúng ta trên trờng quốc tế. Nớc Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám, qua chín năm kháng chiến đã đợc thế giới chú ý. Nhng từ trận Điện Biên Phủ và thắng lợi Giơnevơ thì địa vị nớc ta càng nỗi bật lên. Trong nữa năm nay, Việt Nam đã trở thành điểm chính của hoạt động quốc tế và sự anh hùng của nhân Việt Nam đã đợc cả thế giới hâm mộ .

Sau khi Hiệp định Giơnevơ đợc ký kết, Đảng và nhà nớc ta khẳng định ý nghĩa to lớn của giảI pháp đã đạt đợc ở Giơnevơ, đồng thời nêu lên những nhân tố đa đến thắng lợi của Hiệp định Giơnevơ về Đông Dơng.

Trong lời kêu gọi ngày 22 - 7 - 1954 của Hồ Chủ tịch nêu rõ: “Hiệp định Giơnevơ đã kết thúc, ngoại giao ta đã thắng lợi… Chúng ta giành đợc thắng lợi to lớn là do nhân dân các nớc bạn, nhân dân Pháp và nhân dân yêu chuộng hoà bình thế giới, ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của ta…”[36, 321]

Nghị quyết của Bộ chính trị trung ơng Đảng ta tháng 9 - 1954 nhận định “Hội nghị Giơnevơ đã đi đến thảo thuận lập lại hoà bình ở Đông Dơng, đã ký kết hiệp định đình chiến ở Việt Nam, Lào, Campuchia… Thắng lợi to lớn đó đã kết thúc ách thống trị cuả thực dân Pháp ở Miền Bắc, làm cho nhân dân Miền bắc đợc hoàn toàn giải phóng, tạo những điều kiện thuận lợi cho công cuộc hoà bình và kiến thiết nớc Việt Nam sau này” [51, 241].

Tóm lại, chúng ta có thể khẳng định rằng hiệp định Giơnevơ về Đông Dơng 1954 là một thắng lợi có ý nghĩa to lớn đối với công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nớc của nhân dân Việt Nam.

Một phần của tài liệu Vai trò của mặt trận ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp giai đoạn 1950 1954 (Trang 111)