Phần kết luận

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong phòng 6 (a p chekhov) và nhật kí người điên (lỗ tấn) qua cái nhìn so sánh (Trang 75 - 77)

1. Việc vận dụng lý thuyết văn học so sánh nhằm thiết lập sự đối ứng giữa

Phòng 6Nhật ký ngời điên không nằm ngoài mục đích khẳng định giá trị bất hủ của hai tác phẩm cũng nh khẳng định đóng góp của Lỗ Tấn và Chekhov cho quá trình tạo dựng, phát triển vững chắc tòa đại lầu truyện ngắn trong căn nhà văn học thế giớị

Không phải ngẫu nhiên Nguyễn Tuân yêu mến gọi Chekhov là “con linh điểu trong buổi tịch dơng trên đồng cỏ nớc Nga xa, là cái diều sáo vĩ đại bay trên đôi cánh âm vang tiếng nói của hiện thực”. Nhà văn Nga này với tài nghệ dồn nén cô đọng các chi tiết nghệ thuật, với nghệ thuật tự sự khách quan, nghệ thuật xây dựng hình tợng độc đáo đã khúc xạ "cái hơi ngạt độc đoán, chuyên chế ( )

làm nghẹn ngào và ngạt thở bao tâm hồn, bao con ngời" vào phần lớn các truyện ngắn của mình, đặc biệt tập trung ở Phòng 6. Đây là một trong số ít truyện ngắn đ- ợc ghi nhận trên văn đàn thế giới, góp phần tạo ra thế cân bằng về vị trí, vai trò của thể loại truyện ngắn với các thể loại “anh chị” nh tiểu thuyết, sử thi…

Bớc tiếp con đờng mà Chekhov đã mở, Lỗ Tấn có thể xem là một “Đanko của Trung Hoa”, soi đờng cho quốc dân thấy rõ bản chất bóc lột của nhà nớc phong kiến chuyên chế, kêu gọi mọi ngời thức tỉnh, hi vọng rằng trong tơng lai không xa, nhà nớc chuyên chế ấy sẽ bị đập tan. Từ điểm khởi đầu tốt đẹp này, truyện ngắn Trung Quốc đã thoát ra cái áo khoác “nhàn th”, đứng độc lập với t cách một thể loại của dòng văn học hiện đạị

Chúng tôi đặc biệt muốn nhấn mạnh tới vai trò tiên phong của Lỗ Tấn trong việc mở ra nền văn học mới ở Trung Quốc với Nhật ký ngời điên. Điều này biểu hiện rõ trên cả hai phơng diện: nội dung t tởng và hình thức nghệ thuật. Lần đầu tiên suốt bốn nghìn năm lịch sử, vang lên một tiếng nói khác lạ - tiếng nói của ngời điên kiên quyết phủ nhận triệt để ách chuyên chế phong kiến, bóc trần bản chất ăn thịt ngời dã man, phi nhân tính của lễ giáo đạo đức Tống Nhọ Ngời điên lớn tiếng kêu gọi mọi ngời đập tan cái lồng sắt đang giam giữ triệu triệu sinh mệnh trong vòng cơng toả của thứ lễ giáo khắc nghiệt và hủ bại đó. Anh ta đang tiến gần đến vị trí xung kích của ngời chiến sỹ cách mạng đại diện cho quyền lợi của giai cấp vô sản. T tởng, thế giới hình tợng ấy đã thăng hoa trong tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm, trong cách xây dựng ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ ngời kể chuyện độc đáo, vừa kế thừa vừa cách tân so với những thiên tiểu thuyết trớc đâỵ

2. Phòng 6 (Chekhov) và Nhật ký ngời điên (Lỗ Tấn) đều là những thiên truyện có giá trị nghệ thuật caọ Mặc dù đã chỉ ra sự ảnh hởng của văn học Nga thế kỷ XIX nói chung, của Chekhov nói riêng đến hoạt động sáng tác của Lỗ Tấn, tuy

nhiên cho đến nay, trong phạm vi tài liệu chúng tôi cập nhật đợc, cha có tài liệu nào khẳng định rằng Lỗ Tấn chịu ảnh hởng của Phòng 6 khi sáng tác Nhật ký ngời điên. Do vậy, sự giống và khác mà chúng tôi rút ra đợc qua việc so sánh thế giới nghệ thuật của hai tác phẩm hoàn toàn căn cứ vào văn bản ngôn từ và dựa trên lý thuyết tiếp nhận của lí luận văn học Mác - xít. Thử đi tìm nguyên nhân của những sự giống và khác nhau đó, chúng tôi đã chỉ ra đợc ba nguyên nhân tạo nên sự tơng đồng và hai nguyên nhân tạo nên sự khác biệt, trong đó bối cảnh xã hội Nga cuối thế kỷ XIX và Trung Quốc đầu thế kỷ XX có thể xem là nguyên nhân cơ bản nhất.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong phòng 6 (a p chekhov) và nhật kí người điên (lỗ tấn) qua cái nhìn so sánh (Trang 75 - 77)