Nguyên nhân khác biệt

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong phòng 6 (a p chekhov) và nhật kí người điên (lỗ tấn) qua cái nhìn so sánh (Trang 68 - 72)

Chơng 3 Nguyên nhân của sự tơng đồng và khác biệt

3.2.Nguyên nhân khác biệt

3.2.1. Hoàn cảnh xã hội

Hiện thực cuộc sống vốn là bức tranh đa diện, nhiều mặt, nhiều màu sắc có những khoảng, những gam màu tởng chừng giống nhau hoàn toàn song thực chất, giữa chúng vẫn tồn tại sự khác biệt. Chính sự giống và khác đó một mặt làm nên tính chất phong phú, đa dạng của cuộc sống, mặt khác, không đánh mất sợi dây liên hệ, gắn kết tất cả các phơng diện thành một khối thống nhất. Văn học phản ánh hiện thực đồng nghĩa với việc nhà văn vừa phải phát hiện ra sự giao thoa, đan cài giữa các sự vật, hiện tợng lại vừa phải tinh nhạy nhìn thấy điểm khu biệt chúng.

Phòng 6Nhật ký ngời điên cùng đợc sáng tác trong bối cảnh xã hội phong kiến với sự đè nặng của ách chuyên chế lên đời sống tinh thần và thể xác con ngờị Tuy nhiên, sự biểu hiện cụ thể của cái ách đó cụ thể nh thế nào lại có sự khác biệt.

Chekhov sống và sáng tác vào giai đoạn quá độ, cuối giai đoạn hai, đầu giai đoạn ba của phong trào cách mạng Ngạ Đây là những năm trì trệ và cực kì phản động trong lịch sử nớc Ngạ Lúc này, chủ nghĩa t bản đã có sự phát triển mạnh, nhiều tổ chức công nhân đã xuất hiện, phong trào đấu tranh của công nhân bắt đầu diễn rạ Lẻ tẻ đã có những cuộc đình công khiến Nga hoàng lo sợ. Thêm vào đó là những vụ biến động của nông dân Nga do đói khổ và mất mùa liên tiếp. Nớc Nga sau hai tình thế cách mạng trực tiếp đầu những năm 60 và cuối những năm 70, bây giờ lại đợc đặt vào một tình thế cách mạng mớị Nhng cách mạng không diễn rạ Lí do vì lực lợng giai cấp vô sản còn quá mỏng, những ngời dân túy thì không triệt để, nông dân vẫn cha thoát ra khỏi quan hệ phong kiến gia trởng.

Năm 1881, vụ ám sát Nga hoàng II khiến chính quyền phong kiến điên cuồng phản động hơn. Ngay lập tức, Nga hoàng III lên ngôi, tuyên bố duy trì chế độ nông nô chuyên chế, siết chặt mối quan hệ với t bản đang lớn mạnh, bóp nghẹt cuộc sống nhân dân. Một bầu không khí ngột ngạt làm nghẹt thở các tầng lớp, giai cấp. Cách mạng dân túy đi vào thoái tràọ Nớc Nga những năm 80 bị bao phủ bởi ánh hoàng hôn ảm đạm, xám ngắt. Nga hoàng lập ra hẳn một nhà tù lớn ở hòn đảo Xakhalin, biến nó thành trung tâm giam giữ tù nhân, tra tấn họ rất tàn bạo, dã man.

Với cảm quan nhạy bén của một nhà văn hiện thực chủ nghĩa, cộng với những điều mắt thấy tai nghe sau chuyến đi thực tế tại đảo Xakhalin, Chekhov đã khúc xạ cái không khí ảm đạm, nghẹt thở đó vào hàng loạt các sáng tác của ông.

Phòng 6 là tác phẩm tiêu biểu nhất, thể hiện tập trung bản chất nhà tù của nớc Nga dới ách chuyên chế Nga hoàng. Sự liên tởng Phòng 6 - nhà tù - nớc Nga do đó hoàn toàn có căn cứ. Không chỉ là căn cứ vào thế giới hình tợng của tác phẩm mà còn là căn cứ vào hiện thực xã hội Nga những năm 80 của thế kỷ XIX, tù đọng và ngột ngạt.

Xét riêng về đời sống t tởng, trong xã hội Nga giai đoạn này, chúng tôi thấy cũng cần lu ý tới một số điểm có tác động ít nhiều tới nội dung phản ánh của

Phòng 6.

Hệ t tởng tiên tiến nhất hồi bấy giờ là hệ t tởng của những ngời cách mạng dân chủ với chủ trơng cách mạng nông dân, cách mạng bạo động. Những năm 70, t tởng về chủ nghĩa xã hội nông dân của N.Secnsevxki đã phát triển thành cả một hệ thống quan điểm, có tác dụng thúc đẩy phong trào đấu tranh của quần chúng lên caọ Tuy nhiên, đến những năm 80, thực tế ngột ngạt, tù đọng của ách chuyên chế Nga hoàng đã khiến giới trí thức ngày càng hoang mang dao động, không tin vào cách mạng bạo động. Đó là mảnh đất tốt cho thuyết Tolstoi có cơ hội lan rộng. Dĩ nhiên, Tolstoi đã có nhiều tác phẩm công kích quyết liệt vào xã hội đơng thờị Chẳng hạn nh Phục sinh - một bản án đanh thép tố cáo nhà nớc, giáo hội, trật tự xã hội Nga, lật toang mọi thứ mặt nạ giả dối của chúng, bóc trần cho mọi ngời thấy những hành vi bạo ngợc, những trò hề công lý mà chúng bày rạ Thế nhng, tác giả Tolstoi trong cái nhìn tổng thể là một thế giới đầy mâu thuẫn. Một mặt, ông thẳng

tay phê phán chế độ Nga hoàng đẩy quần chúng đến tình trạng cùng khổ, đau th- ơng. Mặt khác, ông lại tung hô những quan điểm phản động nh thuyết không dùng bạo lực chống điều ác, thuyết tu thiện tinh thần. Những quan điểm này đã cản trở sự phát triển t tởng chủ nghĩa xã hội của phái dân túy, gây nguy hại cho phong trào cách mạng quần chúng.

Nhận thức rõ tính chất phản động của chủ nghĩa Tolstoi, Chekhov dựng lên hình tợng Raghin trong thế tơng phản với Gromov, qua đó, công kích thuyết tu thiện, chỉ rõ sự thất bại của nó. Cú đấm của Nikita, cái chết của Raghin, chính là minh chứng hùng hồn cho điều mà Chekhov hớng tớị

Nh vậy, rõ ràng hoàn cảnh nớc Nga thế kỷ XIX xét trên các phơng diện chính trị - xã hội và t tởng đã in dấu ấn sâu đậm vào Phòng 6 của Chekhov, khúc xạ sắc nét qua lăng kính chủ quan của ông, hiện ra trong thế giới hình tợng độc đáo, nhiều tầng ý nghĩạ

Nhật ký ngời điên đợc Lỗ Tấn sáng tác năm 1918, cách thời điểm công bố

Phòng 6 gần ba mơi năm (1892 - 1918). Sự ra đời của Nhật ký ngời điên gắn chặt với bối cảnh xã hội Trung Quốc. Bối cảnh đó mang nhiều nét khu biệt với xã hội Nga những thập niên cuối thế kỷ XIX. Bản chất bóc lột của phong kiến chuyên chế thì không khác. Song hình thức bóc lột, lịch sử bóc lột thì có khác. Lỗ Tấn đã chiếu sự khác biệt đó vào thiên Nhật ký ngời điên, từ đấy, tạo nên nét riêng về nội dung t tởng so với Phòng 6.

Nhà văn Lỗ Tấn sinh ra trong một thời đại đầy bão táp. Năm 1840, chiến tranh Nha phiến nổ ra giữa Trung quốc và thực dân Anh, toàn thể nhân dân Trung quốc bị đặt trớc nguy cơ bị hàng loạt các nớc đế quốc xâu xé, nô dịch. Lúc đó, triều đình Mãn Thanh đã suy yếu, bạc nhợc trầm trọng. Chúng chỉ lo ăn chơi, không lo phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân và sức chiến đấu của quân độị Hậu quả mà sự ơn hèn của chúng đã dẫn đến là liên tiếp, liên tiếp những thất bại thảm hại trớc sức tấn công nh vũ bão của các nớc đế quốc. Những hiệp ớc bất bình đẳng chúng ký với bọn đế quốc xâm lợc, về hình thức là cứu vãn nền hòa bình song thực chất là sự đầu hàng nhục nhã của giai cấp thống trị nhằm cố duy trì những đặc quyền đặc lợị Với chúng, quyền lợi chung của dân tộc là một khái niệm

xa lạ, vô nghĩạ Từ đây, có thể nói, cuộc chiến tranh Nha phiến (1840) là cái mốc đánh dấu việc Trung Hoa mất quyền độc lập, trở thành nớc nửa phong kiến, nửa thuộc địạ Nhân dân Trung Hoa bị đẩy vào tình trạng một cổ hai tròng: một của đế quốc, tay sai và một của phong kiến phản động. Đế quốc cấu kết với phong kiến duy trì chế độ t hữu ruộng đất, cùng nhau bóc lột nhân dân và kìm hãm xã hội Trung Hoa trong vòng lạc hậu để duy trì ách bóc lột ấỵ

Điều chúng tôi muốn nói tới ở đây là cách thức phong kiến Trung Quốc đã sử dụng nhằm nhấn chìm đông đảo quần chúng nhân dân vào cái nhà hộp bằng sắt không cửa sổ, khiến họ không còn ý thức phản kháng, u mê chấp nhận thực trạng trớc mắt, chấp nhận thân phận “tạm thời đợc làm nô lệ” [20, 73], thậm chí “muốn làm nô lệ nhng không đợc” [20, 73]. Chúng tôi gọi hình thức bóc lột này là sự ăn thịt về tinh thần. Một mặt, giai cấp thống trị tung hô cái luận điệu đớn hèn về văn minh tinh thần: Trung quốc đất rộng ngời đông, khai hóa sớm, đạo đức đệ nhất thiên hạ... Nớc ngoài mặc dầu nền văn minh vật chất cao nhng văn minh tinh thần Trung quốc cao hơn. Mục đích là che dấu sự thất bại thảm hại, nhục nhã trớc sự xâm lợc của phơng Tâỵ Luận điệu tự cao tự đại đó là nguồn gốc làm nảy sinh căn bệnh thắng lợi tinh thần của cả dân tộc Trung Hoạ

Mặt khác, giai cấp thống trị dùng sợi dây giáo lí đạo đức phong kiến thít chặt cổ nhân dân, ràng buộc, cơng tỏa cuộc sống của họ trong những luật lệ khắt khe, khắc nghiệt. Thực ra, ngay lúc mới xuất hiện, học thuyết Khổng giáo vẫn mang nhiều yếu tố tiến bộ tích cực, song giai cấp thống trị Trung quốc đã giết chết những yêú tố tiến bộ đó, biến Khổng giáo thành công cụ đắc lực phục vụ cho việc cai trị con ngời và củng cố địa vị thống trị của mình. Cho đến đầu thế kỉ XX, hình thức ăn thịt tinh thần con ngời đã có lịch sử hàng ngàn năm. Điều đó đồng nghĩa với việc nhân dân Trung Hoa hàng nghìn năm nay sống trong tăm tối, bị hãm hại, bị xâu xé mà không biết. Lỗ Tấn gọi đấy là “sự xếp đặt đâu vào đấy ” [20, 75]. “Có ngời sang kẻ hèn, ngời to kẻ nhỏ, ngời trên kẻ dớị Mình bị ngời nọ giày vò ngợc đãi nhng cũng có thể giày vò ngợc đãi ngời kia, mình bị ngời này ăn thịt nh- ng cũng lại có thể ăn thịt ngời khác. Cứ chế ngự nhau từng bậc, từng bậc ” [20, 75].

Theo lời khuyên của một ngời bạn, Lỗ Tấn đã viết Nhật ký ngời điên mang theo hi vọng là sẽ đủ sức gào thét, lay gọi triệu triệu ngời dân đang ngủ say trong cái nhà hộp không cửa sổ tỉnh giấc. Tỉnh để thấy mình đang bị lừa dối và đang tự lừa dốị Tỉnh để thấy cả xã hội đang bị xâu xé bởi thứ giáo lý phong kiến khắc nghiệt. Tỉnh để thấy bản chất, bộ mặt thật của những kẻ đang đứng trên đầu họ, từng ngày, từng giờ cứa vào cổ họ con dao mềm mà họ không thấy đau, không bị chảy máụ Không phải ngẫu nhiên, ông xây dựng hình tợng ngời điên là hình tợng trung tâm của thiên truyện. Chúng tôi nghĩ đấy là một cách khiến ngời đân Trung Quốc lu tâm, lắng nghẹ Tiếng nói của ngời điên do vậy vang lên khác lạ giữa xã hội Trung Hoa đầu thế kỷ XX.

Xét về mặt t tởng, vào thời điểm sáng tác Nhật ký ngời điên, t tởng Lỗ Tấn căn bản vẫn là t tởng tiến hóa, từ năm 1927 trở đi mới là t tởng cộng sản. Tuy nhiên lúc này, Lỗ Tấn đã bắt đầu chịu ảnh hởng t tởng cách mạng Tháng Mời Nga và phong trào văn hóa mới Ngũ Tứ. Cùng thời gian viết Nhật ký ngời điên, ông có viết bài tạp văn Thánh võ, hoan nghênh cuộc cách mạng Tháng Mời, ca ngợi nó là “buổi bình minh của kỷ nguyên mới”. Còn trong Nhật ký ngời điên, ngời điên luôn nghĩ đến một xã hội mới, không có ngời ăn thịt ngời, đến những ngời chân chính, tức là những ngời không ăn thịt ngờị Bởi vì đang ở giai đoạn quá độ từ quan điểm tiến hóa sang quan điểm giai cấp, từ một ngời dân chủ đến một chiến sĩ cách mạng vô sản nên Lỗ Tấn cha nhận thức rõ xã hội mới ông hớng tới là xã hội gì và những ngời chân chính không ăn thịt ngời thuộc giai tầng nàọ Nếu những lời Gromov say sa nói về tơng lai trong Phòng 6 mang không khí chuẩn bị cho đêm trớc của một cuộc cách mạng thì những lời ngời điên trong Nhật ký ngời điên là hệ quả từ sự tác động mạnh mẽ của tiếng sấm cách mạng Tháng Mời Nga năm 1917.

Qua việc truy tìm cụ thể nguyên nhân đầu tiên dẫn đến sự khác biệt giữa

Phòng 6 (Chekhov) và Nhật ký ngời điên (Lỗ Tấn), một lần nữa, chúng tôi muốn khẳng định lại sự gắn kết hữu cơ giữa lịch sử văn học và lịch sử xã hội, giữa văn học và hiện thực đời sống bao gồm các yếu tố: kinh tế, chính trị, văn hóa đã sản sinh ra các tác phẩm nghệ thuật vì cuộc sống, phục vụ cuộc sống.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong phòng 6 (a p chekhov) và nhật kí người điên (lỗ tấn) qua cái nhìn so sánh (Trang 68 - 72)