Bản chất sáng tạo của văn chơng

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong phòng 6 (a p chekhov) và nhật kí người điên (lỗ tấn) qua cái nhìn so sánh (Trang 72 - 75)

Chơng 3 Nguyên nhân của sự tơng đồng và khác biệt

3.2.2.Bản chất sáng tạo của văn chơng

Nhà văn Nga Lêonit Lêonôp đã khẳng định: “Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung”. L.Tolstoi, cây đại thụ của văn học Nga và văn học thế giới cũng luôn nhắc nhở những nhà văn mới vào nghề: Liệu anh sẽ đem lại điều gì mới cho văn học? Lời nhắc nhở giản dị nhng nói lên đ- ợc một lẽ sinh tử của văn chơng. Đó là vấn đề khám phá và sáng tạọ

Bản chất văn học là sáng tạọ Nghệ thuật không chấp nhận sự sao chép và đi theo đờng mòn. Sự bắt chớc trong văn chơng là con đờng nhanh nhất dẫn đến sự tự hủy diệt. Mỗi nhà văn muốn tạo dựng chỗ đứng cho mình trong địa hạt nghệ thuật ngôn từ phải luôn có ý thức tìm tòi cái mới, cái khác lạ. Không chỉ là cái mới về nội dung. Cũng không chỉ là cái mới về hình thức. Bởi nội dung gắn chặt với hình thức nh “hai mặt một tờ giấy” (F.DẹSaussure), nh linh hồn và thể xác, cho nên sự sáng tạo của nhà văn đòi hỏi phải xuyên thấm trên cả hai phơng diện. Nói cách khác, nhà văn phải làm nên một sự tơng hợp giữa cái “phát minh về hình thức” và cái “khám phá về nội dung” trong bản thân đứa con tinh thần của anh tạ Nếu ví nhà văn nh ngời thợ thủ công, chắc chắn không thể là “những ngời thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đa cho” (Nam Cao). “Trớc những trang giấy trắng bên ngọn đèn, ngời thợ thủ công ấy, bằng một cách thức tài nghệ nguyên thuỷ của nó, rồi lại bằng một cách thức riêng biệt không có ai giống ai và không thể bắt chớc đợc, đem ghép những con chữ ấy lại với nhau, thành câu, thành đoạn, thành ch- ơng, cuối cùng thành một thứ có cả thể xác và tâm hồn: một tác phẩm văn học” [3, 48].

Sáng tạo trong văn chơng đòi hỏi ngời nghệ sĩ phải có tài năng và bản lĩnh thực sự. Thế mới không dẫm lên vết chân của ngời đi trớc và cũng không dẫm lại vết chân của chính mình. Phải chăng vì ý thức đợc yêu cầu khe khắt này nên mặc dù cùng chọn đề tài về chế độ phong kiến, về cuộc sống của con ngời dới chế độ đó - một đề tài quen thuộc của văn học Nga thế kỷ XIX cũng nh văn học Trung Quốc mấy trăm năm - song cả Lỗ Tấn và Chekhov đều tạo đợc gơng mặt riêng, không lẫn với bất kỳ aị

Sáng tạo không có nghĩa là cố gắng tởng tợng ra một cái gì đó cao siêu, xa vời thực tế. Sáng tạo mà chúng tôi đề cập tới ở đây có sự gắn kết chặt chẽ với

nguyên tắc phản ánh hiện thực chân xác, sinh động. Các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hoá, t tởng trong đời sống xã hội Nga thế kỷ XIX và Trung Quốc đầu thế kỷ XX in dấu ấn sâu đậm vào Phòng 6Nhật ký ngời điên tạo nên sự khác biệt về nội dung t tởng mà chúng tôi đã trình bày ở mục 3.2.1. Tơng hợp với sự khác biệt về nội dung, hai tác giả có những lựa chọn riêng về hình thức kiến tạo tác phẩm ( thể loại, kết cấu, ngôn ngữ ) để chuyên chở những giá trị nội dung t… tởng.

Trớc Chekhov, lịch sử văn học Nga đã có nhiều tác phẩm mang chủ đề tố cáo ách chuyên chế Nga hoàng. Cái khác của Chekhov trớc hết nằm ở sự bóc trần bản chất nhà tù của ách chuyên chế thông qua hình ảnh độc đáo – hình ảnh phòng 6. Căn phòng xuất hiện cuối sân bệnh viện đã chạm khắc vào tâm trí độc giả, trở thành hình ảnh biểu trng cho cái ngột ngạt, tù đọng, tàn bạo đang ngự trị trong xã hội Nga đơng thời với những chấn song cửa sổ, những bức tờng đá, những hàng đinh nhọn, những con ngời bị giam cầm vô thời hạn, những tên cai tù u trật tự hơn hết thảy mọi thứ. Nhắc tới Phòng 6 là nhớ đến Chekhov và ngợc lạị

Điều đặc biệt, Chekhov không chọn tiểu thuyết – thể loại tự sự cỡ lớn – nh L.Tolstoi hay N. Gogol, mà dồn nén những t tởng lớn lao đó trong khuôn khổ một truyện ngắn. Sự thành công của Phòng 6 đồng thời khẳng định vị trí của Chekhov trong nền văn học Nga nói riêng, văn học thế giới nói chung.

Còn Lỗ Tấn với những sáng tạo trong Nhật ký ngời điên đã mang đến cho truyện ngắn Trung Quốc một luồng sinh khí mới, một kiểu t duy mớị Cái mới không chỉ biểu hiện ở nội dung tố cáo, đả kích, phủ nhận triệt để chế độ phong kiến tồn tại hơn bốn nghìn năm mà còn biểu hiện trên nhiều khía cạnh khác. Chẳng hạn sự xuất hiện nhân vật tôi, sự tổ chức, bố trí các sự kiện men theo đờng dây tâm lý hay kiểu kết cấu lồng khung, chuyện trong chuyện… So với truyền thống tự sự của văn học Trung Quốc, đấy là những sáng tạo mang tính đột phá, từng bớc mở ra nền văn học mới đầu thế kỷ XX. Chơng hai của luận văn đã bàn tơng đối kỹ về vấn đề nàỵ

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong phòng 6 (a p chekhov) và nhật kí người điên (lỗ tấn) qua cái nhìn so sánh (Trang 72 - 75)