Nét khác biệ tở nội dung

Một phần của tài liệu Tình yêu trong ca dao xứ nghệ (Trang 66 - 72)

3.2.1.1. Khác biệt về tỉ lệ

Nét khác biệt đầu tiên mà ta dễ dàng nhận thấy là sự chênh lệch ở tỉ lệ ca dao tình yêu ngời Kinh và ngời thiểu số xứ Nghệ. Kho tàng ca dao ngời Kinh có 4147 lời, trong đó ca dao tình yêu có 1884 lời chiếm 46%. Còn ca dao các dân tộc thiểu số có 121 lời, ca dao tình yêu có 80 lời chiếm 60%. Xét về tỉ lệ, các tộc ngời thiểu số nói về tình yêu nhiều hơn ngời Kinh, nhng ta cũng phải xét đến thực tế là do ca dao dân tộc thiểu số vẫn cha đợc quan tâm su tầm nh ca dao ngời Kinh nên tỉ lệ tơng quan ở đây chỉ mang tính tơng đối: ca dao ngời Kinh có 4147 lời, trong khi đó ca dao dân tộc thiểu số chỉ có 121 lời. Ca dao tình yêu chỉ chiếm 46% toàn bộ kho tàng ca dao ngời Kinh, ít hơn các dân tộc thiểu số xứ Nghệ 14% nhng số lời lại lên tới 1884 (gấp 23,5 lần), trong khi ca dao tình yêu dân tộc thiểu số chỉ có 80 lời. Những số liệu này chứng minh cho điều vừa nói ở trên: tơng quan này chỉ mang tính tơng đối.

Không chỉ có sự chênh lệch về tỉ lệ, trong từng nội dung cụ thể của ca dao thuộc hai không gian văn hoá, ta cũng thấy có nhiều điểm không tơng đồng. Do những khác biệt về điều kiện địa lí, kinh tế, sinh hoạt văn hoá và cả quá trình su tầm, một số nội dung có thể xuất hiện nhiều ở ca dao ngời Kinh mà không có mặt ở ca dao các dân tộc thiểu số và ngợc lại. Chẳng hạn, ở ca dao tình yêu dân tộc thiểu số, nội dung làm quen, thử trí gần nh không xuất hiện còn ở ca dao tình yêu ngời Kinh, bớc dạo đầu của tình cảm nam nữ lại đợc nhắc đến khá nhiều. Từ việc khảo sát thống kê, chúng tôi đã thu đợc kết quả cụ thể nh sau:

Trong nội dung bộc lộ niềm hạnh phúc, có sự chênh lệch khá lớn ở các nội dung. Việc gặp gỡ làm quen của trai gái ngời Kinh đợc thể hiện qua 49 lời ca dao, chiếm 3%, còn ở ca dao tình yêu dân tộc thiểu số không thấy có nội dung này. ở nội dung bày tỏ tình cảm, ca dao tình yêu ngời Kinh có 612 lời chiếm 33%, còn ca dao tình yêu dân tộc thiểu số có 33 lời chiếm 41%. Những lời nhắn nhủ ngời yêu chiếm 4% ở ca dao tình yêu ngời Kinh còn trong ca dao tình yêu ngời dân tộc thiểu số có 13 lời chiếm 16%. Sự đính ớc hẹn thề chiếm 1,5% trong ca dao tình yêu ngời Kinh với 30 lời, trong ca dao tình yêu ngời dân tộc thiểu số nội dung này rất ít. Trong việc bộc lộ nỗi đau khổ, nội dung bị phụ tình, do cha mẹ ngăn cản, do nguyên nhân khác… ca dao tình yêu ngời Kinh có 119 lời chiếm 6%, ca dao tình yêu ngời dân tộc có 16 lời chiếm 20%. Những nội dung còn lại chiếm 48,2% trong ca dao tình yêu ngời Kinh và 23% trong ca dao ngời dân tộc thiểu số xứ Nghệ.

3.2.1.2. Khác biệt trong cách sử dụng hình ảnh biểu trng

Tình yêu của ngời dân tộc thiểu số gắn liền với sản xuất nơng rẫy, mang đậm màu sắc miền núi còn tình yêu của ngời Kinh gắn liền với nền nông nghiệp lúa nớc, hội hát ví, mang đậm bản sắc đồng bằng.

Trong ca dao tình yêu ngời thiểu số xứ Nghệ, lúc có ngời yêu bên cạnh họ bày tỏ:

Thơm hơi ngời yêu nh thơm nếp lọc đầu mùa Nh thơm lá cơm nếp mọc bờ suối

Nỗi nhớ ngời yêu đến quay quắt đợc chàng trai dân tộc Thái diễn tả nh sau:

Đầu hôm anh cha nhớ Nửa đêm anh không buồn Gió rừng luồn qua vách Rách gan anh, rách cả tim Gió kéo mây che kín

Đất trời một màu đen Khăn thêu em mến tặng Em thêu năm con én Con bay vào rừng hoang Con bay sang mờng khác Con lạc bầy kêu than Ơi ngời tình của anh Nh vàng cất trong rơng

Nh áo nâu rách cổ

Mồ hôi đằm lng còn thơm.

Tục “đánh dấu” ngời mình yêu cũng xuất hiện:

- Em nh tổ ong đậu ở cành thấp Đã có ngời đánh dấu mất rồi Nhng ngời ta đánh dấu dới gốc Thì hãy cho anh đánh dấu phần ngọn Hay là ngời ta đã đánh dấu trên ngọn Thì hãy cho anh về đánh dấu giữa thân cây - Anh trồng trầu cùng em

Nhng lại sai bờ suối

Anh trồng chuối cạnh nơng em

Vẻ đẹp của ngời con gái trong mắt ngời yêu đợc các chàng trai Thái miêu tả:

Nàng tắm nớc nào trắng đẹp giống trứng Nàng tắm nớc nào trắng hồng nh quả da Trắng đẹp giống hoa bụt nhà trời

Trắng đẹp giống da hấu bản mờng Muối Mặt bầu giống lá trầu

ánh lên chiếu núi kia đỏ hồng

ánh lên chiếu cây héo khô lá vàng.

Tất cả các cung bậc của tình yêu đến vẻ đẹp của cô gái Thái qua cảm nhận của ngời yêu đều mang nét riêng, mang d vị của núi rừng. ở gần ngời yêu, thơm hơi ngời yêu nh thơm lá cơm nếp mọc bờ suối; nỗi nhớ ngời yêu nh gió rừng luồn qua vách. Rách gan rách cả tim. Còn vẻ đẹp của cô gái nh da hấu bản mờng Muối. Tất cả đều phản ánh sinh hoạt hàng ngày của ngời dân miền

núi. Và cả đồ sính lễ mà cô gái Thái thách cới cũng hoàn toàn là đồ của “Sơn Tinh”: ba chục ống chim chích rừng hoang, ba chục ống cá mang chua giữa

thác, ba chục ống thịt chua xác con cọp chết đói….Ta bắt gặp công việc thờng

ngày của ngời Thái: dệt cửi, tỉa ngô, đi ra khe múc nớc, chặt cây phá rẫy…Qua ca dao tình yêu ngời Thái xứ Nghệ, ta hiểu thêm phong tục tập quán, cuộc sống giản dị thờng nhật của các tộc ngời miền Tây xứ Nghệ.

Ca dao tình yêu ngời Việt xứ Nghệ lại mang nét riêng của miền xuôi. Họ bày tỏ tình cảm:

Bắc thang hái ngọn trầu hơng Đó thơng ta một, ta thơng đó mời.

Nỗi nhớ ngời yêu của họ cũng da diết quá chừng:

Nhớ bạn lòng những âu sầu

Bng cơm rơi đọi (bát), bng trầu rơi khay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Và nét đẹp dịu dàng đáng yêu của cô gái ngời Kinh đợc miêu tả:

Làng trên xã dới ai bì đợc nao Liếc mắt trông lên thấy cặp má đào Môi hồng mắt phợng ai trông vào chẳng say

Say em một bộ lông mày

Ngón tay tháp bút, tóc mây xanh rờn Say em say cả bàn chân

Gót hồng da trắng mời phân vẹn mời Say em câu nói tiếng cời

Say em nết đứng, say nơi em nằm Khen ai sinh trúc sinh trầm Mà xinh lúc đứng lúc nằm cũng xinh.

Trong ca dao tình yêu ngời Kinh, những hình ảnh quen thuộc, những công việc đặc trng của nền sản xuất nông nghiệp lúa nớc ở vùng đồng bằng đã hiện lên hết sức rõ nét: trầu, cau, sen, hồ…; trồng dâu, nuôi tằm; cất te, cất vó; cấy cày….

Đêm khuya trăng tắt sao tàn Anh chơi hồi nữa, bạn loan đa về.

- Anh về để mai đi cày,

Ruộng thời lắm lác, cày đay khó bừa.

Tình yêu của ngời Việt xứ Nghệ còn gắn liền với những hội hát ví thâu đêm. Trong những đêm hát này đã có không ít chàng trai cô gái bén duyên nhau nên vợ nên chồng. Có rất nhiều lời ca dao nhắc đến những hội hát nh thế:

- Đến đây đông thật là đông Chào bên nam mất lòng bên nữ Chào lòng quân tử sợ dạ thuyền quyên Em chào chung một tiếng kẻo chào riêng bạn cời.

- Đã đi đến đám thì chơi Đã đi đến đám tiếc lời mà chi.

Nào ai xe chỉn(chỉ) buộc mình mình lo.

Môi trờng diễn xớng dân gian này cũng là lí do khiến cho trong ca dao tình yêu ngời Kinh xứ Nghệ xuất hiện nhiều lời đối đáp trong khi cấu trúc này cha đ- ợc tìm thấy ở ca dao các dân tộc thiểu số của vùng đất miền Trung.

3.2.2.3. Một số nội dung đặc thù

Trong phạm vi ca dao tình yêu, ngời Kinh thể hiện tình cảm vợ chồng với khá nhiều cung bậc. Có lúc là sự bày tỏ tình cảm vợ chồng vui vẻ hạnh phúc, gắn bó bền chặt:

- Đờng đi trên rú dới đồng Đi về có vợ có chồng thậm (rất) vui

- Yêu nhau cho mặn cho mà Chồng vợ thuận hòa trong ấm ngoài êm

Có khi là những nín nhịn khéo léo:

Chàng ơi thiếp có lỗi lầm

Xin chàng đóng cửa âm thầm dạy nhau

Có lúc là những đau khổ dằn vặt khi rơi vào cảnh chồng chung:

Nghe tin anh lấy vợ riêng Em về bẻ búp hoa riềng cầm tay

Hoa riềng nửa đắng nửa cay Nửa thơng vì giận nửa say vì tình

Có những tủi nhục, thơng thân khi bị ép gả:

Răng em đen nhng nhức Má em đỏ hồng hồng

Phải vâng lời cha mẹ lấy thằng chồng tiu tiu.

Có cả những than trách nặng nề:

Em thì kéo vải lấy lời (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Anh đi chơi nhởi trơi đời nhà anh.

Đó là các cung bậc của tình cảm vợ chồng xét trong phạm vi ca dao tình yêu ngời Việt xứ Nghệ. Có thể nói, rất nhiều các trạng thái tình cảm khác nhau

trong quan hệ hôn nhân đều đã đợc ngời bình dân thổ lộ. Thế nhng, trong ca dao ngời thiểu số, ta thấy gần nh vắng bóng nội dung này. Trong số 80 lời ca dao tình yêu, chỉ duy nhất một lời đề cập đến quan hệ vợ chồng:

Bỏ nhau - nh con chim chích lìa tổ lá Anh bỏ em - nh con chim sẻ bỏ tổ rơm Vợ chồng giận nhau - quay lng ngồi ăn.

Rõ ràng, chỉ với một lời ca dao, những cung bậc tình cảm trong quan hệ hôn nhân không thể nào đợc phản ánh đủ đầy nh trong ca dao ngời Việt xứ Nghệ.

Nh vậy, có thể thấy rằng bên cạnh những nét tơng đồng về nội dung, ca dao tình yêu của ngời Việt và ngời thiểu số xứ Nghệ cũng có không ít khác biệt. Đó không chỉ là sự khác biệt về tỉ lệ của những nội dung cụ thể mà còn là khác biệt ở những nội dung mang tính đặc thù của từng dân tộc, phản ánh rõ nét văn hoá từng dân tộc.

Một phần của tài liệu Tình yêu trong ca dao xứ nghệ (Trang 66 - 72)