0
Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Sự tơng đồng trong nội dung

Một phần của tài liệu TÌNH YÊU TRONG CA DAO XỨ NGHỆ (Trang 55 -66 )

Mỗi cá nhân, mỗi dân tộc, mỗi nền văn hoá có một cách biểu đạt tình yêu khác nhau nhng có lẽ, các cung bậc cảm xúc khi yêu với những giận hờn, mong nhớ, hờn ghen, mãn nguyện…đều là cảm xúc chung, là “nội dung” cơ bản của tình yêu con ngời. Có lẽ vì thế mà trong ca dao tình yêu ngời Kinh và các tộc ngời thiểu số xứ Nghệ, ta dễ dàng nhận thấy những điểm gặp gỡ.

Điểm gặp gỡ đầu tiên là sự thể hiện một cách đa dạng, phong phú niềm hạnh phúc khi yêu của các chàng trai, cô gái ngời Kinh và ngời thiểu số xứ Nghệ. Đó là niềm vui của buổi đầu gặp mặt:

Bấy lâu ao ớc ớc ao

Bây giờ gặp mặt mừng sao hỡi mừng

(Ca dao ngời Kinh)

Còn với ngời chàng trai Thái, đờng đến bản ngời yêu tràn ngập không gian hoa lá, biểu tợng cho sức sống, cho niềm vui, niềm hạnh phúc:

Đờng lên rẫy có rau phắc phạ“ ”

Đờng ra ruộng có rau phắc càn“ ”

Đờng vào bản thăm em có hoa chí lá .“ ”

Đó còn là hạnh phúc của việc đợc gần gũi, đợc yêu thơng, tin tởng:

Yêu nhau chẳng quản chiếu giờng Bẻ một cành lá che sơng bạn ngồi.

(Ca dao ngời Kinh)

Nghe tiếng ù lúc kêu buổi tr“ – ” a sắp nắng Đàn vẹt bay ngang trời

Tiếng nhói vào tim

Ta với mình yêu nhau, thơng nhau nh đôi chim cu gáy Thờng xuống nhặt thóc

Nh đôi chim nộc - xầu mình nhỏ bay liệng bãi bằng.“ ” (Ca dao ngời dân tộc)

Đó còn là hạnh phúc khi bày tỏ tình cảm với ngời yêu, là hạnh phúc khi đính ớc hẹn thề với nhau đi hết cuộc đời. Các chàng trai, cô gái Kinh bày tỏ một cách nồng nàn:

-Thơng em vô giá quá chừng

Ngậm sung quên chát, ngậm gừng quên cay.

-Bây giờ thiếp kháp đợc duyên chàng

Trăm giống hoa đua nở, vạn lá vàng xanh lên

Lời bày tỏ tình yêu của chàng trai cô gái Thái cũng mãnh liệt không kém:

Bao giờ đây ta mới đợc ăn chung quả trứng Đợc ngủ chung giờng

Đợc nằm chung buồng Đợc gọi chung tên Gọi chung một họ.

Có khi, đó là lòng kiêu hãnh ngấm ngầm khi đợc quyền dặn dò, nhắn nhủ, khuyên bảo ngời yêu:

-Ra về dặn một nghe hai

Dặn ba nghe bốn, chớ phai lời nguyền. -Ra về dặn rứa nghe không Đừng đứng núi nọ mà trông núi này.

(Ca dao ngời Kinh)

Những lời “dặn rứa nghe không”, “dặn một nghe hai” không khác gì lời “khẳng định chủ quyền” với bạn tình của các chàng trai, cô gái Kinh. Phải có một sự gắn bó chặt chẽ đến thế nào thì nhân vật trữ tình mới có thể đa ra những lời nhắn nhủ nh vậy!

Lời dặn dò của chàng trai vùng núi cũng không khác:

Em ở nhà lên khung cửi dệt chăn

Cho anh ngồi bên ngắm chăn hoa cùng nhé? Để anh đi chợ mua cuộn chỉ trắng

Em ở nhà xe cuộn chỉ xanh

Cho sợi chỉ anh quấn lấy sợ chỉ em thành đôi chăn ấm.

Ta còn gặp sự tơng đồng trong nỗi nhung nhớ ngời yêu. ở ngời Kinh, đó là:

Nhớ bạn không biết nhắn nhủ cùng ai, Ra ngóng sông nhớ nớc, thở dài với sông

Và ở ngời miền Tây xứ Nghệ:

Nghĩ đến em bớc đi không nổi Nghĩ đến em, anh ngồi khóc thầm Nghĩ đến em và cơm buông đũa.

Tuy biểu đạt bằng những từ ngữ khác nhau nhng ta cảm nhận đợc tình yêu trong họ là nh nhau. Đó là nỗi nhớ ngời yêu da diết, nhớ đến quên ăn quên ngủ, nhớ đến ngơ ngẩn, vụng về.

Không chỉ bộc lộ niềm hạnh phúc, những đau khổ khi yêu cũng đợc cả hai bộ phận ca dao ngời Nghệ thể hiện. Nỗi đau khổ ấy có thể là những băn khoăn, nghi ngại về tình cảm của ngời yêu:

Anh ngả tay ra cho em đề bốn chữ Vạn thọ vô cơng” ở đây thì anh nói rằng thơng,

Nay mai anh lui về chốn cũ, Anh nỏ tơ vơng chi cõi này.

(Ca dao ngời Kinh)

Vàng anh ơi, vàng anh,

Mày bay cao có ngày mày bay sà xuống thấp không? Anh yêu em hỡi, anh nghĩ tới em

Anh có bỏ đũa xuống mâm lúc đang ăn cơm không anh

(Ca dao Thái)

Dù là lời của cô gái Kinh hay cô gái miền núi thì ta cũng đều cảm nhận đ- ợc nỗi lòng rối nh tơ vò của ngời con gái khi cha hoàn toàn chắc chắn về tình cảm của ngời yêu. Anh ấy có thật lòng yêu thơng mình không? Anh ấy có mong

nhớ mình không? là những câu hỏi mà họ cùng đặt ra khi cha biết chắc câu trả

lời.

Hay buồn khổ vì cách trở bởi không gian:

Xa xôi xích lại cho gần Xích năm bảy lần xa vẫn hoàn xa.

(Ca dao ngời Kinh)

Ta yêu nhau,

Nhng cha ăn đợc miếng trầu gói chung khăn! Yêu nhau

Nhng cha đợc hút thuốc chung một điếu! Anh mới yêu em

Nhà cửa ngái xa.

(Ca dao ngời thiểu số) Hay bởi sự ngăn trở của gia đình:

Anh thơng em bác mẹ không ì

(Ca dao ngời Kinh)

Chỗ nàng chặt cho gãy thì không gãy,

Chỗ nàng thơng nàng nhớ trông cho đợc chẳng đợc,

Chỗ nàng khóc lóc van xin không muốn về, mẹ cứ đẩy lng phải về.

(Ca dao ngời thiểu số)

Ta thấy ở đây, dù là ngời miền xuôi hay miền ngợc thì đều gặp nhau ở nỗi đau không thể đến với ngời mình yêu do sự chia cắt của gia đình. Bởi vì chút tiền bạc mà cha mẹ của các chàng trai, cô gái ngời Việt đã hủy hoại tình yêu chân thành, trong sáng của họ, và điều còn lại trong họ không thể là gì khác ngoài sự “trách cha, trách mẹ”. Các chàng trai, cô gái Thái cũng xót xa biết bao, đau khổ biết bao, nớc mắt chảy ròng ròng rồi khóc lóc van xin khi cha mẹ không cho lấy ngời mình yêu mà ép gả nơi khác.

Nói nguyên nhân là do cha mẹ nhng hiểu rộng ra đó là hệ thống lễ giáo phong kiến do giai cấp thống trị làm chủ. Ngời dân thấp cổ bé họng đã quen phục tùng, không thể chống lại nổi bức tờng luật lệ đã tồn tại hàng trăm năm. Vậy nên họ phải ôm hận mà không dám chống đối.

Xuất hiện thờng xuyên hơn cả là nỗi đau khổ khi bị phụ tình. Nỗi lòng cay đắng tột cùng của cô gái ngời Kinh khi bị ngời yêu bỏ rơi đợc thể hiện:.

Vì ai cho thiếp võ vàng Vì ai cho thiếp hoa tàn nhị rơi

Cực long thiếp lắm chàng ơi Biết là lên ngợc xuống xuôi đàng nào.

Ngời con gái nh con thuyền bơ vơ vô định giữa dòng sông, không thể xác định đợc nên ngợc hay xuôi để tìm bến đậu bởi lẽ bến đậu đáng tin tởng nhất, nơi nàng trông chờ để gửi gắm thì đã làm cho nàng phải võ vàng, phải hoa tàn

nhị rơi.

Ta cũng bắt gặp nỗi lòng này trong lời bộc bạch của chàng trai Thái:

Thôi từ đây em sắp sửa ngồi vào mâm thịt Chẳng còn nhớ nữa mâm cá

Sắp đợc ngủ rồi, màn đẹp cùng chăn mới Em chẳng còn một chút nhớ tới anh.

Nỗi niềm cay đắng khi bị phụ tình cũng có thể thấy ở những chàng trai Việt:

Tởng rằng kèo cột ở đời Ai ngờ kèo rã cột rời đôi phơng

Ngày nào em nói em thơng Nh trầm mà bỏ trong rơng chắc rồi

Bây giờ khóa rớt chìa rơi Rơng long nắp lở bay hơi mùi trầm.

Tởng rằng “hạnh phúc thì giống nhau, còn nỗi đau khổ mỗi ngời mỗi khác” nhng ở đây, cả chàng trai miền xuôi và miền ngợc đã cùng gặp nhau trong nỗi đau bị phụ tình.

Nh vậy, không chỉ cùng bộc lộ niềm hạnh phúc, nỗi đau khổ cũng cùng là nội dung chính của ca dao ngời Việt và ngời thiểu số xứ Nghệ.

3.1.2.Sự tơng đồng về phơng thức biểu đạt

3.1.2.1. Biểu đạt trực tiếp

Biểu đạt trực tiếp là phơng thức phổ biến hơn cả trong việc bộc lộ tình cảm của những chàng trai cô gái xứ Nghệ. Dù là ngời miền núi hay miền xuôi, việc thể hiện tình yêu một cách thẳng thắn, không quanh co rào đón vẫn là lựa chọn đầu tiên của ngời bình dân. Với chàng trai ngời Kinh xứ Nghệ, khi đã đem lòng yêu ngời con gái, anh sẵn sàng bày tỏ tình cảm của mình một cách trực tiếp, mãnh liệt:

-Thơng cha thơng mẹ có khi Thơng em lúc đứng, lúc đi, lúc ngồi

Thơng cha thơng mẹ có hồi Thơng em lúc đứng, lúc ngồi, lúc đi.

-Thơng em lắm lắm em ơi

“Nguồn cơn” tình cảm của mình cũng đợc anh thẳng thắn bộc lộ:

- Thơng em cái tính nhu mì Làng trên xã dới thiếu chi ngời giòn.

-Thơng em con mắt lá răm Lông mày lá liễu thơng năm nhớ đời.

Cũng nh vậy, các chàng trai, cô gái miền núi cũng lựa chọn phơng thức biểu đạt trực tiếp cho việc bày tỏ tình cảm của mình. Lời tỏ tình của chàng trai Thái thật mộc mạc nhng cũng hết sức chân thành bởi sự thẳng thắn:

Nong tằm mẹ anh đã chín Ước có em về, ơm kén kéo tơ Kéo tơ, em lên khung dệt Dệt chăn bông hoa đỏ Dệt khăn piêu màu hồng Sống bên nhau

Xây cửa dựng nhà.

Nỗi nhớ ngời yêu của chàng cũng đợc bộc bạch cụ thể:

Nhớ em anh ngồi thổn thức Nhớ nàng, nằm nhớ khóc thầm Nhớ đến bông hoa của mình Anh ném đũa xuống mâm

Và không chỉ tỏ tình, thể hiện nỗi nhung nhớ, những khổ đau, uất hận trong tình yêu cũng đợc nam nữ xứ Nghệ giãi bày một cách bộc trực, không rào đón:

Chàng đà phụ thiếp thì thôi

Dù chàng xuống ngựa lên voi mặc chàng

Với ngời con gái, một khi chàng trai đã thay lòng đổi dạ thì nàng cũng sẵn sàng buông tay. Sự “mặc kệ” kẻ bội bạc trong trờng hợp này là có lí, và chính vì sự hợp lí của nó nên ngời Việt mới lựa chọn cách nói trực tiếp, thẳng thắn nh vậy.

Ngay cả lòng quyết tâm trong tình yêu, ta cũng thấy đợc sự tơng đồng. Đây là cô gái Việt với lòng quyết tâm theo đến cùng ngời cô yêu, bất chấp sự ngăn cản của gia đình:

Cơm ăn hai bát, bát ăn bát để Đũa so hai đôi, đôi đứng đôi nằm Dầu thầy mẹ đập chín chục một trăm Đập rồi lại dậy, quyết nhất tâm em lấy chàng.

Ngời con gái miền núi cũng có những hành xử mạnh mẽ không kém:

Hãy chờ em hết mời mùa giã cốm Hãy chờ em chín mùa tết qua Dù thân tàn, má hóp

Em quyết trèo đèo Vợt suối tìm anh.

Có thể thấy, nhân vật trữ tình trong những lời ca dao trên, dù là một thiếu nữ Kinh hay một cô gái thiểu số thì cũng đều không chịu khuất phục số phận, dù bất kể lí do nào cũng không chấp nhận rời xa ngời mình yêu. Những trận đòn của bố mẹ không làm cô gái Kinh nhụt chí; sự tàn phai của nhan sắc, sự cách trở của không gian không làm cô gái Thái nản lòng. Khi yêu, họ đã gặp nhau ở quyết tâm đi đến cùng với tình yêu của mình và chính quyết tâm ấy đã tô điểm thêm tình yêu của họ, tâm hồn của họ.

Có thể thấy, phơng thức biểu đạt trực tiếp này một mặt là sản phẩm của lối sử dụng ngôn ngữ tạo hình trong ca dao Việt Nam, mặt khác, từ đặc điểm này ta cũng thấy đợc một nét riêng trong tính cách của ngời Nghệ Tĩnh (cả ngời Kinh lẫn ngời dân tộc thiểu số), đó là tính thật thà, bộc trực. Nét tính cách này, cách biểu đạt này có nhiều khác biệt so với lối nói, cách nghĩ ý tứ, vòng vo của ngời miền Bắc, của ca dao xứ Bắc.

3.1.2.2. Nhân vật trữ tình có sự tham gia của cả nam và nữ

Sự bình đẳng giới ở ngời bình dân có phần mạnh mẽ hơn bộ phận quý tộc, trí thức vốn chịu ảnh hởng nặng nề quan niệm “nam tôn nữ ti” của Nho giáo nên

trong những lời ca dao tình yêu xứ Nghệ, ta dễ dàng nhận thấy sự có mặt của cả nam giới và nữ giới với t cách vừa là chủ thể sáng tạo, vừa là nhân vật trữ tình.

Trong thể loại trữ tình của ngời bình dân xứ Nghệ, không chỉ ngời con trai thể hiện tình cảm của mình mà các cô gái cũng mạnh dạn bày tỏ sự yêu ghét rất phân minh. Đối với các cô gái chàng trai ngời Việt xứ Nghệ:

Yêu nhau bốc bỏ dần sàng

Gét nhau đũa ngọc mâm vàng không ăn.

Nên chàng trai khi gặp ngời yêu:

Vừa ra khỏi ngõ gặp nàng Cũng thể ra đờng gặp phải vàng thoi.

Cô gái cũng mạnh bạo không kém:

Vừa ra vừa kháp duyên chàng

Trăm cây khô tơi lại, vạn lá vàng xanh non.

Chỉ đơn thuần là đợc gặp nhau thôi nhng họ đã thấy mãn nguyện lắm rồi. Chàng trai nh gặp phải vàng thoi, còn với cô gái, sự sống nh đang dần hồi sinh, ví nh cây cỏ héo hon gặp đợc trận ma rào.

Đối với các chàng trai, cô gái các dân tộc thiểu số cũng vậy. Họ cũng bình đẳng trong tình yêu, ai cũng có thể thổ lộ tâm tình của mình.

Đây là ớc ao của chàng trai Thái:

Ước gì anh đợc mang giỏ vào rừng sa nhân Chặt cây phá rẫy trỉa ngô

Ước gì anh đợc vào nhà em Làm rể nuôi cha

Nuôi cha, nuôi cả dợng Nuôi dợng, nuôi cả bà Nuôi bà, nuôi cả chú

Nuôi đợc chìu đời mẹ, hai đứa thành đôi.

Và đây là nỗi niềm của ngời con gái Thái:

Gió nồm thổi rung ngọn trầu

Gió thổi đến ngời yêu, em buồn rầu thơng nhớ.

ở những lời ca dao trên, ta dễ dàng nhận ra giới tính của ngời phát ngôn và cũng dễ dàng thấy rằng sự bộc lộ cảm xúc của ngời nam và nữ là khá đồng đều. Điều này không chỉ phổ biến ở ca dao xứ Nghệ mà đã trở thành một đặc điểm của văn học dân gian Việt Nam.

3.1.2.3. Các biện pháp tu từ so sánh và ẩn dụ

So sánh và ẩn dụ là hai biện pháp tu từ đợc sử dụng phổ biến nhất trong ca dao. Bởi vậy, sự có mặt của hai thủ pháp nghệ thuật này trong ca dao tình yêu ngời Việt và ngời dân tộc thiểu số xứ Nghệ là điếu tất yếu.

Trong kho tàng ca dao tình yêu ngời Việt xứ Nghệ, các ẩn dụ xuất hiện với mật độ lớn và đợc vận dụng rất linh hoạt. Thờng thì ẩn dụ đợc dùng để ám chỉ đối tợng đợc nói tới trong lời ca dao:

Muốn chơi hoa lý cho cao Chơi hoa chiêng chiếng bờ ao thiếu gì

ở đây hình ảnh ẩn dụ là hoa lý và hoa chiêng chiếng. Hoa lý (hoa thiên lý) thờng đợc trồng ở nhà, đợc chăm sóc rất kỹ lỡng là hình ảnh ẩn dụ của cô gái có nhan sắc, gia đình cũng khá giả. Còn chiêng chiếng là loại cây ở bờ rào, không mấy khi ngời ta nâng niu coi trọng là hình ảnh ẩn dụ cho những cô gái có nhan sắc tầm thờng hơn và gia cảnh cũng bình dân hơn.

Cũng có khi ẩn dụ đợc dùng để chỉ nhân vật trữ tình và nhân vật của lời ca trữ tình:

Muốn cho trớc giếng sau bàu Khăn nhung sánh với nhiễu tàu đợc chăng.

ở đây hình ảnh ẩn dụ là khăn nhung và nhiễu tàu, chỉ hai ngời (chàng trai và cô gái). Đây là hình ảnh ẩn dụ có nhiều ý nghĩa. Khăn nhung, nhiễu tàu chỉ

chàng trai và cô gái, đồng thời cũng cho biết rằng đôi trai gái này rất “môn đăng hộ đối”.

Bụi mét cạnh bờ sông lá bay phơi phới Tuổi hăm lăm, đời chàng trai

Muốn cùng em chung nhà chung cửa, anh bảo mẹ đi dạm hỏi.

ở đây, bụi mét là hình ảnh ẩn dụ tợng trng cho chàng trai hăm lăm tuổi tràn đầy nhựa sống.

Cả những hình ảnh các tác giả dân gian xứ Nghệ dùng để so sánh cũng rất gần gũi, quen thuộc:

- Đôi ta nh thể con tằm

Cùng ăn một lá cùng nằm một nong.

- Em nh cái búp hoa hồng

Anh giơ tay muốn bẻ về bồng nâng niu.

Con tằm, búp hoa hồng là những sự vật gần gũi trong đời sống của ngời

Một phần của tài liệu TÌNH YÊU TRONG CA DAO XỨ NGHỆ (Trang 55 -66 )

×