Những phơng thức biểu đạt đặc thù của ca dao tình yêu ngời Việt 1 Ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Tình yêu trong ca dao xứ nghệ (Trang 31 - 49)

2.1.1 Ngôn ngữ

2.1.1.1.Văn bản tạo hình

Theo cách hiểu của GS Nguyễn Xuân Kính, “văn bản tạo hình là văn

bản mà nghĩa của nó bằng nghĩa đen của các từ cộng lại” [13,121]. Trong ca dao ngời Việt xứ Nghệ, văn bản tạo hình chiếm một tỉ lệ rất lớn với 1405 bài chiếm 74,6%. Tỉ lệ này vừa gần gũi với ca dao ngời Việt nói chung, vừa phù hợp với bản chất bộc trực, thẳng thắn của ngời Nghệ Tĩnh.

Trong ca dao tình yêu xứ Nghệ, tình cảm nam nữ thờng đợc bày tỏ một cách trực tiếp, có khi rõ ràng nh một phép toán:

Một thơng em đông đoài tây liễu Hai thơng nàng thiên thiếu xuân xanh Ba thơng em răng đen má phấn Bốn thơng nàng chỉ tấm lòng son Năm thơng em dạ còn trinh tiết Sáu thơng nàng mắt liếc đa qua Bảy thơng em da ngà tóc phợng Tám thơng nàng bộ dạng tốt tơi Chín thơng em nụ cời hoa nở Mời thơng nàng gót trở theo anh.

Đọc lời ca dao này, ta có thể xác định cụ thể mời nguyên nhân khiến chàng trai say đắm cô gái. Ngợc lại, cô gái khi có tình cảm với chàng trai cũng thẳng thắn cho chàng biết căn cớ tình cảm của cô:

Em không tham chi anh bồ lúa quan tiền Tham vì gia thế cha hiền mẹ ngoan.

Lời đề nghị trọn vẹn với tình yêu cũng đợc nói ra hết sức mộc mạc, không rào đón:

Có thơng em thì cới em đi

Đừng có thơng rồi lại bỏ làm chi cho cực lòng.

Ngay cả khi trách móc, trái gái xứ Nghệ cũng không chọn cách “lựa lời

mà nói cho vừa lòng nhau” mà buông lời “nh rìu chém đá, nh rạ chém đất”.

Đây là lời cô gái:

Không ai tệ bạc nh chàng

Đang cơn sóng cả chia vàng giữa sông Không ai tệ bạc nh ông

Đang cơn sóng cả chia bông giữa đờng.

Còn đây là lời chàng trai:

Mỗi ngày dăm bận gặp nhau Gặp chi cho héo cho sầu trúc nai

Bây giờ em đã theo ai Để anh ở góa bạn trai chê cời

Hỏi em có phải dạ ngời Hay là dạ chó nói rồi lại quên.

Sự trách móc thẳng thừng đến mức cục cằn không phải không có cái lí của nó. Không phải ngẫu nhiên mà ông cha ta đã dạy: “đi với Bụt mặc áo cà sa,

đi với ma mặc áo giấy”. Lựa chọn cách nói bốp chát, cục cằn, hẳn nhân vật trữ

tình đã phải tờng tận mời mơi về đối tợng đợc nói tới và đã đa ra cách ứng xử hợp lí nhất!

Văn bản tạo hình, với sự liên kết của các từ theo nghĩa đen, một mặt có thể biểu đạt rất cụ thể, trực tiếp ý tứ của ngời phát ngôn nhng mặt khác cũng có thể làm cho lời ca bớt đi sự mợt mà, óng chuốt. Bởi vậy, việc kết hợp với những biện pháp tu từ sẽ góp phần làm mềm mại đi sự thô mộc của lối nói trực tiếp. Với những văn bản tạo hình của ca dao tình yêu ngời Việt xứ Nghệ, biện pháp tu từ so sánh là biện pháp đợc sử dụng khá nhiều với sự xuất hiện trong 230 bài, chiếm 12%.

Việc sử dụng lối so sánh làm cho ca dao ngời Việt xứ Nghệ thêm sinh động và nhân vật trữ tình sẽ bày tỏ triệt để những gì mình suy nghĩ. Nh lời ca dao sau:

Em nh hoa nở trên cành

Anh nh con bớm lợn vành khát khao

Bằng việc ví von cô gái bằng hình ảnh bông hoa còn mình hoá thân thành con bớm, những ao ớc, khao khát gần gũi với “ngời trong mộng” của chàng trai đợc làm sáng rõ hơn, và lời ca dao vì thế cũng mềm mại, ý tứ hơn.

Hay lời ca dao thể hiện sự vui mừng của cô gái khi chàng trai đến chơi nhà.

Mừng rằng chàng đến chơi đây Vui này cũng giá bằng ngày đề danh.

Ví niềm vui nh "ngày đề danh", ta có thể hình dung rất rõ niềm vui của cô gái. Hơn thế, nếu ngày đề danh với nam nhi là ngày công thành danh toại thì với cô gái, sự toại nguyện của cô chính là đợc gặp chàng trai, gặp gỡ chàng trai chính là thành công của cô. Sự so sánh đắt giá khiến lời ca dao đợc khoác thêm nhiều tầng ý nghĩa mà chỉ riêng văn bản tạo hình rất khó biểu đạt.

Lối so sánh cũng đợc dùng trong lời miêu tả vẻ đẹp:

Chàng mời lăm, thiếp cũng mời lăm

Chàng nh con bớm bạch, thiếp nh trăng rằm mới lên

Với ngời con gái, đẹp nhất là tuổi mời lăm. Trăng đêm rằm là trăng đẹp nhất, tròn nhất, mỹ mãn nhất. Ngời xứ Nghệ thật khéo so sánh!

Để thể hiện tình cảm mặn nồng, chung thuỷ, ngời Việt xứ Nghệ cũng dùng lối so sánh:

Nh bèo với nớc, nh giờng với chăn

Hơng muốn cháy phải có lửa, bèo chỉ cần xa nớc sẽ héo khô và chăn với gi- ờng là hai thứ không bao giờ tách rời nhau. Nhờ biện pháp so sánh, ta hình dung rõ hơn về sự quấn quýt không tách rời, về niềm vui sớng vô bờ của đôi bạn tình khi ở bên nhau.

Nh vậy, việc sử dụng văn bản tạo hình vốn xuất phát từ đặc trng bộc trực, thẳng thắn của tính cách Nghệ, đến lợt mình lại đã tô đậm thêm nét tình cách ấy. Hơn thế, việc kết hợp với biện pháp tu từ so sánh đã đem lại một dáng vẻ mới, một cảm nhận mới với dạng văn bản tạo hình của ca dao tình yêu ngời Việt xứ Nghệ.

2.1.1.2. Văn bản biểu hiện

Bên cạnh văn bản tạo hình, văn bản biểu hiện với khả năng biểu đạt nhiều tầng ý nghĩa do “nghĩa của văn bản biểu hiện không phải là nghĩa đen của các

từ cộng lại” [13,122] cũng là dạng thức ca dao tình yêu ngời Việt xứ Nghệ lựa

chọn sử dụng. Chỉ chiếm 25,4 % nhng 479 lời ca dao thuộc văn bản biểu hiện đã thể hiện đợc nhiều hơn con số cụ thể này.

Dùng văn bản biểu hiện, những lời tỏ tình trở nên hết sức kín đáo, tế nhị nhng cũng không kém nồng nàn, mãnh liệt:

- Chim nhàn vỗ cánh bay đi Thơng cây mến rễ mà đi không rồi

Chim nhàn vỗ cánh thảnh thơi Mợn cầu ô Thớc trao lời thủy chung.

- Mận nhớ đào đứng ngồi say tỉnh Đào nhớ mận những ngóng cùng trông

Muốn cho đào mận vợ chồng Đào yêu mận nhớ não nùng thơng thay.

Đạt đợc điều đó là bởi mỗi lời ca dao biểu hiện là một cấu trúc ẩn dụ. Nói cách khác, ẩn dụ là phơng thức tạo nghĩa của văn bản biểu hiện. Theo thống kê của chúng tôi, trong tơng quan với các thủ pháp nghệ thuật khác, ẩn dụ chiếm

đến 21% trong ca dao tình yêu ngời Việt xứ Nghệ với 397 lời sử dụng thủ pháp này. Việc sử dụng ẩn dụ với mật độ lớn như vậy rừ ràng là cú nguyờn do của nú. Để biểu đạt nhiều tầng nghĩa trong một lời ca dao, khụng gỡ bằng dựng ẩn dụ; để đạt được sự tế nhị, ý tứ khi bày tỏ tỡnh cảm, cũng khụng gỡ hơn ẩn dụ. Qua ẩn dụ, cái đợc nói đến có thêm ý nghĩa bổ sung, nhấn mạnh, biểu hiện sắc thái tình cảm và còn thể hiện phong cách sáng tạo nghệ thuật của mỗi cá nhân. Ta có thể kể ra rất nhiều hình ảnh ẩn dụ biểu trng cho nam nữ, cho tình yêu. Có hình ảnh thanh thoát, cao sang nh loan, phợng, núi Hồng, sông Lam, rồng mây….nhng cũng có những hình ảnh hiện hữu trong cuộc sống, trong lao động thờng nhật: con trùn, cái rổ, đọi nớc chè…Đõy là lời thăm dũ của chàng trai gửi đến cụ gỏi mà anh đang để ý:

Đến đây liễu hỏi thăm đào Vờn xuân đã có ai vào hay cha?

Nhờ biện pháp ẩn dụ, lời ớm hỏi của chàng trai trở nên thật kín đáo, ý tứ và cũng rất dễ trả lời bởi nó rất phù hợp với tính cách hay ngần ngại, dễ xấu hổ của những thiếu nữ Việt xa khi phải tỏ bày tình cảm. Mặt khác, những ẩn dụ này cũng tạo cho ngời tiếp nhận cảm giác nh đang đợc nâng lên khỏi những tầm th- ờng của cuộc sống thờng nhật khi đợc ví von với đào, liễu, với vờn xuân.

Một lời ca dao khác:

Đến đây gần cảnh xa ng Hỏi thăm cá lớn đã vào lừ ai cha?

- Hãy còn chờ đợi gió ma Trời cha phong vũ cá cha vào lừ.

Ta bắt gặp ở đây những hình ảnh ví von so sánh của lao động thờng nhật: cá, lừ. Hình ảnh “cá lớn” có thể là ẩn ý về ngời con gái đã lớn tuổi, cũng có thể để chỉ ngời con gái có nhan sắc, phẩm chất hơn ngời. Cách hỏi thật thông minh, lắm dụng ý và lời đáp cũng thật bản lĩnh: cha gặp (hay cha có) trai anh hùng, gái thuyền quyên quyết chờ đợi. Nếu ngời hỏi là một trai anh hùng thì có thể mát lòng mát dạ bởi sự mở đờng của ngời con gái, nhng nếu đấy chỉ là một anh

chàng tầm thờng buông lời chòng ghẹo thì rõ ràng anh ta đã bị “vỗ mặt” bởi lời đáp! Có thể nói, chính sự lựa chọn lối nói ẩn dụ đã tạo cho lời ca dao thêm nhiều tầng nghĩa và sự hấp dẫn với ngời tiếp nhận.

Biện pháp ẩn dụ của văn bản biểu hiện còn đợc sử dụng khi cần trách móc:

Khen cho con bớm khôn ngoan Hoa thơm bớm độ (đậu), hoa tàn bớm bay.

Từ ẩn dụ hoa - bớm, không cần thể hiện trực tiếp lời chê trách, chỉ cần “t- ờng thuật” chân xác hoạt động tìm mồi ở loài bớm, bộ mặt của ngời con trai đa tình, “vắt chanh bỏ vỏ" đã hiện ra thật rõ nét. Quả thật, không tốn công trách móc mà lời trách vẫn thật sâu cay! Đó chính là nhờ lối dùng ẩn dụ tài tình.

Tìm hiểu những văn bản biểu hiện sử dụng phép tu từ ẩn dụ, một đặc điểm rất dễ nhận thấy là biện pháp tu từ này luôn đợc dùng sóng đôi với thủ pháp nhân hoá. Đó là điều hoàn toàn dễ hiểu. Để biểu đạt rõ hơn t tởng của ngời phát ngôn khi đã lựa chọn “dấu mặt” sau lối so sánh ngầm, tác giả dân gian đã gán cho sự việc, con vật những đặc tính của con ngời để lời ca không quá bí ẩn, đánh đố. Vì thế, sự có mặt với tỉ lệ 4% của thủ pháp nhân cách hoá đồ vật, con vật trong dạng văn bản biểu hiện là điều tất yếu.

Nh vậy, nếu so sánh là trợ thủ đắc lực của dạng văn bản tạo hình thì văn bản biểu hiện không thể thiếu sự góp mặt của ẩn dụ. Lựa chọn thủ pháp nghệ thuật thích hợp cho từng dạng văn bản, từng lời ca dao cụ thể, tác giả dân gian đã đạt đợc những thành công to lớn trong những sáng tạo của mình.

2.1.2. Thể thơ

Cũng nh ca dao tình yêu ở các vùng khác, lục bát là thể thơ đợc a chuộng nhất ở ca dao tình yêu ngời Việt xứ Nghệ. Ngoài ra, thể song thất lục bát, thể hỗn hợp, thể năm chữ, thể bảy chữ…cũng được người Nghệ vận dụng với những sỏng tạo riờng.

2.1.2.1. Thể lục bát

"Thơ lục bát là một thể thơ có tính chất cổ truyền, có tính dân tộc cao.

sự hạn chế về độ dài ngắn của tác phẩm, nó có khả năng diễn đạt tình cảm đa dạng phong phú của con ngời".[9,28]. Chính bởi tiềm tàng nhiều khả năng nh

thế, thể lục bát trở thành thể thơ đợc a chuộng trong cả nền văn học viết và văn học bình dân. Tuy nhiên, nếu các tác phẩm văn học viết đợc sáng tác bằng thể thơ lục bát chỉnh thể thì trong ca dao, lục bát tồn tại dới hai dạng: chỉnh thể và biến thể.

Trong kho tàng ca dao tình yêu ngời Việt xứ Nghệ, lục bát chỉnh thể có 1352 lời chiếm 71,7% và có nhiều điểm tơng đồng với ca dao dân tộc trong việc biểu đạt nội dung cũng nh dung lợng của lời thơ. Ta có thể bắt gặp trong lục bát chính thể những lời hẹn hò:

Anh về dạo cảnh vờn hoa Kíp chầy rồi sẽ mai qua đây liền.

Những buổi gặp gỡ:

Chào chàng tới cảnh Kim Liên Cảnh thời đẹp cảnh, ngời tiên đẹp ngời.

Những nhung nhớ:

Nhớ chàng đứng ngọ năm canh Trông cho giáp mặt đinh ninh những lời.

Giận hờn:

Thơng em, anh hãy nói ra

Nhắn đờng gửi chợ nh là không thơng.

Đau xót:

Trách duyên cha thấm đã phai Cha rào đã dỡ, vì ai bạc tình.

Những quyết tâm:

Mặc ai nói tỏi nói hành Đôi ta vẫn vững nh thành mới xây.

Nhìn chung, mọi nội dung của ca dao tình yêu xứ Nghệ đều đợc thể hiện ở thể thơ này và thờng dới hình thức một bài ca dao ngắn. Theo thống kê của

chúng tôi, số lợng các bài ca dao chỉ có một cặp lục bát chiếm khoảng 70%. "Qua đó chúng ta thấy đợc tính chất ngắn gọn của ca dao tình yêu xứ Nghệ.

Mỗi lời diễn đạt đợc một cách đầy đủ tình cảm, suy nghĩ, cảm xúc con ngời ở một phơng diện nào đó. Nhng điều quan trọng hơn dẫn đến hiện tợng lời ca dao tình yêu xứ Nghệ ngắn là bởi ca dao ngời Nghệ đang gắn chặt với đời sống hằng ngày, vào môi trờng sống và lao động"[9,29].

Điều làm nên nét đặc biệt của thể lục bát trong ca dao tình yêu xứ Nghệ là các dạng biến thể của nó. “Những câu ca dao có hình thức lục bát nhng không khít khịt trên sáu dới tám mà có sự co giãn nhất định về âm tiết (tiếng)”

[13,224] chiếm đến 25,3% với 485 lời trong ca dao tình yêu ngời Việt xứ Nghệ, với hai dạng: dạng biến câu và dạng biến vần.

Về dạng biến câu, theo sự phân loại của Mai Ngọc Chừ, có 3 dạng: + Dạng thứ nhất: Dòng lục thay đổi, dòng bát giữ nguyên

ở dạng này, tồn tại cả biến thể giảm:

- Quý hồ có lòng ỳ

Thế rằng cha mẹ cũng tuỳ lòng em. - Thơng mãi nhớ liều

Nh ai dán đạo bùa yêu trong lòng Thơng mãi nhớ lâu

Nh ai dán đạo bùa sầu cho em.

và biến thể tăng:

- Mình em nh giấy trắng cả tờ Lòng son một mực đợi chờ bút nghiên.

- Mấy lâu anh mắc chi nhà Hoành Sơn núi lở, anh đà biết cha? Tai nghe em nói, dạ anh những lừ đừ

Ô hô núi lở răng chừ rứa em.

Đây là dạng biến thể phổ biến nhất trong ca dao tình yêu xứ Nghệ với 47,2%.

+ Dạng thứ hai: Dòng lục giữ nguyên, dòng bát thay đổi ở dạng này, phổ biến là hiện tợng tăng một đến hai âm tiết:

- Em còn buôn bán cõi này

Anh đang xuôi ngợc cũng có ngày gặp nhau. - Ước chi anh trớc em sau

Hoa trên rừng đua nở, nớc khe lau chảy về.

Cũng có sự kết hợp tăng một và hai âm tiết ở những bài ca dao dài:

Tay cầm đèn hạnh bóng cù

Đến đây tìm bạn, ai oán thù chi không? - Trời ma ớt áo ba ngù

Anh thơng em cho trọn ai oán thù mặc ai.

Hiện tợng kéo dài câu bát đến 11, 12 âm tiết khá nhiều trong ca dao tình yêu:

Khăn trắng em chít cho ai

Có phải chít cho phụ mẫu thì xé hai ta chít cùng.

Có khi ở dòng bát tăng lên đến năm tiếng:

Đến đây em hỏi thiệt lòng

Cao bay xa chạy đã tròn vòng hơng cha? Em hỏi thì anh xin tha

Đã ba bốn chốn nhng cha nơi mô anh a nh chốn này.

Nh vậy, dạng biến thể dòng bát trong ca dao tình yêu ngời Việt xứ Nghệ chủ yếu là tăng âm tiết.

+ Dạng thứ ba: Cả hai dòng đều thay đổi

Sự thay đổi ở cả hai dòng câu có thể là cùng đều tăng âm tiết ở cả dòng lục lẫn dòng bát, thờng là tăng từ một đến hai âm tiết:

- Nớc sông Bùng chảy xuống sông Si Anh cha có vợ, em vội chi lấy chồng. - Đôi ta xa nhau thiên hạ cũng đều buồn

Cũng có khi kết hợp tăng ba đến bốn âm tiết:

Một phần của tài liệu Tình yêu trong ca dao xứ nghệ (Trang 31 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w