Tính công thức khuôn sáo và sự phá vỡ công thức khuôn sáo

Một phần của tài liệu Tinh thần dân tộc của hồng đức quốc âm thi tập (Trang 53 - 54)

Tinh thần dân tộc thể hiện

3.5.1.Tính công thức khuôn sáo và sự phá vỡ công thức khuôn sáo

Tính công thức khuôn sáo của Hồng Đức quốc âm thi tập bị quy định do sự trùng lặp của đề tài, chủ đề trong hàng loạt bài thơ khác nhau. Những bài thơ dù hay đến đâu, song nếu cứ lặp lại mãi một đề tài,vần điệu, khó có thể tránh khỏi sự nhàm chán. Riêng trong phần Thiên địa môn có ba bài vịnh mùa xuân, năm bài vịnh mùa hạ, ba bài vịnh mùa thu, ba bài vịnh mùa đông, bốn bài vịnh tết, mời bài vịnh năm canh, mời bảy bài vịnh trăng… Trong các mục khác cũng vậy.

Hồng Đức quốc âm thi tập còn là tập thơ mang cả tính “khuôn sáo hình

thức”. Đó là sự lặp lại các hình ảnh, hình tợng, ngôn từ, ý tứ và nhất là lặp lại vần. Còn tới cả chục bài thơ xớng họa thay nhau lặp lại một đề tài, bằng một vần giống nhau, vì dụ nh 11 bài vịnh trăng cùng lặp lại vần vịnh. Tuy nhiên cần phải nhìn vào mặt trái của nó xét đến cùng ở mỗi bài đều có một hình thức biểu hiện ít nhiều riêng biệt. Nó làm cho mỗi bài thơ là một tác phẩm độc lập, có giá trị tự thân khi tách khỏi dòng thơ xớng họa chung.

Đọc Hồng Đức quốc âm thi tập, ngời ta dễ dàng nhận thấy đây là tập thơ của nhiều ngời có nhiều văn bút khác nhau. Để khẳng định mình mỗi thi sĩ đều cố gắng tìm kiếm một cách biểu hiện riêng biệt trớc một “mẫu số chung” là đề tài vần điệu, nhằm thể hiện một cái nhìn tinh tế và cách miêu tả cũng tinh tế qua trí tởng tợng dồi dào.

Hồng Đức quốc âm thi tập là một tập thơ cung đình. Cảm hứng sáng

tạo chủ yếu hớng về những cái cao nhã, trang trọng. Nó tập trung đề cập tới các vấn đề giáo lý Nho gia, tới những nhân vật lịch sử phi thờng, tới các

danh thắng đất nớc, hay những câu chuyện cũ, những bài học giáo huấn… Trong đó nổi bật lên trên hết là một khẩu khi đế vơng của ngời chủ xớng.Vì vậy mà cái không khí trang nghiêm long trọng có phần nh là một phẩm chất không thể thiếu của tập thơ.

Một phần của tài liệu Tinh thần dân tộc của hồng đức quốc âm thi tập (Trang 53 - 54)