Tinh thần dân tộc thể hiện
3.1. Sự kế thừa các từ ngữ Hán-Việt
Nói đến văn học cổ điển, chúng ta nghỉ ngay đến những từ ngữ Hán và những điển tích đầy rẫy trong đó. Trong Quốc âm thi tập Nguyễn Trãi đã mạnh dạn Việt hóa nguồn dữ liệu này và đã có những thành công bớc đầu rất đáng trân trọng. Xu hớng Việt hóa cũng đợc Lê Thánh Tông và hội Tao đàn tiếp tục thực hiện một cách có ý thức làm cho nhiều câu thơ, bài thơ trong tác phẩm trở nên sáng sủa mà vẫn hàm súc. ở tập thơ này từ ngữ Hán- Việt đợc Việt hóa bằng nhiều cách, hoặc là đảo trật tự nh "nguyệt cung" thành "cung nguyệt", "hồng quần" thành " quần hồng"... hoặc là dịch một phần nh "ngũ
phúc" là "năm phúc", "kim âu" thành "âu vàng" "quế trạo" là "chèo quế", "hóa công" là "thơ hóa", "thủy cung" là "cung nớc" "cửu trùng" là "chín trùng".. hoặc là dịch toàn bộ nh: "ngân hà" là "sông bạc", "thùy y" là "rũ áo", "hồng bào"là "áo vàng", "thiên tử " là "con trời". Sự cố gắng của các tác giả là một biểu hiện cụ thể của tinh thần đề cao và quý trọng của ngôn ngữ dân tộc ở một bộ phận trí thức phong kiến có tinh thần dân tộc ngày xa.
Việc sử dụng điển cổ rút từ kinh, truyện, thơ văn Trung Quốc thờng góp phần làm cho cách diễn đạt hàm súc, lời ít ý nhiều nâng cao khả năng biểu hiện của ngôn ngữ văn học cũng nh các hình tợng văn học. Chúng đợc sử dụng không chỉ trong các thơ văn viết bằng chữ Hán, chữ Nôm mà vẫn đợc sử dụng trong văn học dân gian truyền miệng ở nớc ta trớc đây nữa.
Hồng Đức quốc âm thi tập có không ít điển cố, nhng một số khá lớn đ-
ợc Việt hóa hoặc do đợc sử dụng nhiều nên đã trở nên quen thuộc nh: "lá thắm", "chỉ đỏ","cầu ô","ngu lang", "chức nữ","tân tấn "," phiếu mẫu", "gác đằng"... không những thế, trong tập thơ còn có những ý thơ, câu thơ vay mợn của dân tộc Trung Hoa, đợc dịch qua tiếng Việt một cách thanh thoát, ít ai biết đến đó là những ý thơ,câu thơ dịch. Một chiếc nhạn bay trên bầu trời ô thớc trong câu "ô thớc kiều biên nhất nhạn phi" của Tống chi vấn đời Đờng, đã dịch là: "cầu thớc bơ vơ chiếc nhạn bay" và đa vào trong bài thơ nh một câu thơ do chính tác giả viết ra, khắc họa sâu thêm cảnh sống bơ vơ nơi đất khách quê ngời của một cung nữ khi không còn đợc vua yêu, trong bài thơ
Vơng Tờng thất sủng.
Đền rồng tấc thớc mấy lần mây. Tay áo năm canh nớc mắt đầy. Xuân tới biếng nhìn hoa giấu mặt. Thu về thẹn thấy liễu chau mày. Trớng loan lạnh lẻo hồn hồ vân . Cầu thớc bơ vơ chiếc nhạn bay
Gác đằng nhờ gió những ai vay?
Sự tiếp thu một cách chủ động ,sáng tạo từ ngữ và điển cố Hán đã tạo ra nhiều đơn vị đồng nghĩa không chỉ làm giau thêm vốn từ ngữ mà còn làm phong phú thêm cách diễn đạt nh nói về trăng , còn có nguyệt, thỏ, ngọc thỏ, bóng ngọc, bóng tố nga...