Mục tiêu cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nớc

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về quá trình cổ phần hóa của công ty cổ phần vận tải biển và thương mại nghệ an thực trạng và giải pháp luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 27 - 30)

Đại hội Đảng lần thứ VIII (1986) đã khẳng định : "Triển khai tích cực và vững chắc việc cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nớc để huy động vốn, tạo thêm động lực thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả làm cho tài sản Nhà nớc ngày càng tăng lên chứ không phải t nhân hoá".

Nghị định 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6/1998 của Chính Phủ về việc chuyển một số DNNN thành CTCP đã nêu rõ: chuyển DNNN thành CTCP nhằm các mục tiêu:

Huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong nớc và nớc ngoài để đầu t đổi mới công nghệ tạo thêm việc làm, phát triển doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh, thay đổi cơ cấu DNNN.

Tạo điều kiện để ngời lao động trong doanh nghiệp có cổ phần và những ngời đã góp vốn đợc làm chủ thực sự; thay đổi phơng thức quản lý tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, tăng cờng phát triển đất nớc, nâng cao thu nhập của ngời lao động, góp phần tăng trởng kinh tế của đất nớc.

Qua những văn bản cơ bản đó có thể khẳng định các mục tiêu của CPH đã đợc xác định một cách rõ ràng và nhất quán. Song phải chăng huy động vốn để phát triển doanh nghiệp là mục tiêu hàng đầu, nâng cao vai trò làm chủ thực sự, tạo động lực thúc đẩy kinh doanh có hiệu quả là mục tiêu hàng thứ, hay hai mục tiêu ở vị trí ngang nhau.

Huy động vốn và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn là một trong những điều kiện quan trọng hàng đầu để thúc đẩy nhanh công cuộc CNH- HĐH đất nớc, đó cũng là điều kiện tối quan trọng để nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng SXKD của các doanh nghiệp. Hiện nay vốn kinh doanh là một trong những vấn đề nan giải của các doanh nghiệp. Để huy động vốn, doanh nghiệp phải đảm bảo nhiều điều kiện, trong đó khả năng kinh doanh có hiệu quả đợc coi là điều kiện tiên quyết. Đặt việc huy động vốn cho phát triển doanh nghiệp nh một mục tiêu hàng đầu sẽ gây cảm nhận việc CPH xuất phát từ yêu cầu giải quyết khó khăn của Nhà nớc trong việc đảm bảo vốn doanh nghiệp. Điều đó đến lợt mình, có thể gây trở ngại cho việc thực hiện chính mục tiêu ấy, ngời lao động không thấy đợc động lực kinh tế trực tiếp trong việc góp vốn của mình. Trong cơ chế thị trờng, để thúc đẩy nâng cao hiệu quả SXKD của doanh nghiệp nằm ở sự gắn bó mật thiết giữa quyền sở hữu với quyền quản lý và sử dụng tài sản của doanh nghiệp, xác định rõ ngời chủ đích thực của các tài sản đó. Việc huy động thêm vốn từ CPH là điều kiện xác lập ngời chủ một bộ phận tài sản của doanh nghiệp, ngời chủ ấy cùng với ngời đại diện Nhà nớc ở doanh nghiệp quản lý điều hành hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả nhất. Hơn nữa, việc huy động thêm vốn chỉ là phơng tiện thiết yếu để đạt tới mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế mà thôi. Nếu không đợc quản lý sử dụng tốt số vốn đợc huy động đó cũng

Theo những lập luận trên, mục tiêu hàng đầu là thúc đẩy nâng cao hiệu quả SXKD trên cơ sở đảm bảo vai trò làm chủ thực sự của những ngời sở hữu tài sản. Huy động thêm vốn bằng cổ phần và phát hành cổ phần là điều kiện cần thiết để tạo thành những ngời chủ đích thực của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào sử dụng vốn hiện có và huy động vốn thêm.

CPH một bộ phận DNNN chỉ là một chủ trơng lớn của Đảng và Nhà n- ớc. Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ơng khoá VII đã nêu rõ: “Chuyển một số doanh nghiệp quốc doanh có điều kiện thành CTCP và thành lập một số công ty quốc doanh cổ phần mới”.

Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 17/3/1995 của Bộ chính trị đã nêu “Thực hiện từng bớc vững chắc việc CPH một bộ phận doanh nghiệp không cần Nhà nớc đầu t 100% vốn. Tuỳ tính chất, loại hình doanh nghiệp mà tiến hành bán một tỉ lệ cổ phần cho công nhân viên chức làm việc tại doanh nghiệp để tạo động lực bên trong trực tiếp thúc đẩy phát triển và bán cổ phần cho tổ chức hay cá nhân ngoài quốc doanh để thu hút vốn, mở rộng quy mô kinh doanh”. Nh vậy, Nghị quyết của Đảng chỉ ra mục tiêu, đồng thời cũng nêu khái quát hình thức, mức độ CPH DNNN.

Theo Nghị quyết TW 3 (khóa IX) của Đảng và nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16.11.2004 của Chính phủ về việc chuyển công ty Nhà nớc thành CTCP, ngoài việc huy động thêm vốn của xã hội để tăng cờng năng lực tài chính, thì mục tiêu của CPH là nhằm sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nớc, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của các DNNN và nền kinh tế nói chung, thông qua việc thay đổi cơ cấu sở hữu, tạo ra động lực mới và chuyển DNNN sang phơng thức quản lý mới năng động, chặt chẽ hơn.

Nhìn bề ngoài , CPH là quá trình: xác định lại mục tiêu, phơng hớng kinh doanh, nhu cầu vốn điều lệ và chia ra thành cổ phần, đánh giá lại tài sản của doanh nghiệp, quyết định mức vốn Nhà nớc cần nắm giữ và rao bán rộng rãi phần còn lại. Qua đó làm thay đổi cơ cấu sở hữu, huy động thêm vốn, xác lập cụ thể những ngời tham gia làm chủ, đợc chia lợi nhuận và chuyển DNNN thành CTCP, thuộc sở hữu của tập thể cổ đông và chuyển sang hoạt động theo Luật doanh nghiệp.

Song để hiểu rõ thực chất của CPH, cần thấy rằng trong CTCP, trên cơ sở vốn điều lệ đợc chia ra thành nhiều phần, thì quyền lợi và trách nhiệm đối với kết quả SXKD cũng đợc phân ra thành những đơn vị và có cơ cấu xác định t- ơng ứng với cơ cấu sở hữu. Do đó, sỡ dĩ CPH có thể nâng cao hiệu quả của các DNNN là do qua CPH, cơ cấu sở hữu của doanh nghiệp đợc thay đổi, dẫn tới cơ cấu và cơ chế thực hiện quyền lợi và trách nhiệm đối với kết quả SXKD cũng thay đổi theo; từ đó tạo ra một cơ cấu động lực có chủ thể rõ ràng và hợp lực mới mạnh mẽ hơn; đồng thời, chuyển doanh nghiệp sang vận hành theo cơ chế quản lý mới, tự chủ, năng động hơn, nhng có sự giám sát rộng rãi và chặt chẽ hơn. Cho nên, thực chất CPH nói chung chính là giải pháp tài chính và tổ chức, dựa trên chế độ cổ phần, nhằm đổi mới cơ cấu và cơ chế phân chia quyền lợi và trách nhiệm gắn chặt với kết quả SXKD của doanh nghiệp. Còn CPH theo phơng thức hiện hành là giải pháp nhằm làm thay đổi cơ cấu sở hữu, dẫn tới thay đổi cơ cấu và cơ chế thực hiện quyền lợi và trách nhiệm từ chỗ chỉ có nhà nớc nắm quyền và chịu trách nhiệm chuyển sang chia sẻ kết quả kinh doanh, cả quyền lợi và trách nhiệm, lợi nhuận và rủi ro cho những ngời tham gia góp vốn, qua đó tạo ra động lực trách nhiệm và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về quá trình cổ phần hóa của công ty cổ phần vận tải biển và thương mại nghệ an thực trạng và giải pháp luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 27 - 30)