Trên mặt trận giao thông vận tải và làm tròn nghĩa vụ hậu phơng.

Một phần của tài liệu Đông sơn trong hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc mỹ (1965 1973) (Trang 58 - 62)

Về mặt giao thông vận tải: Hơn 80% mục tiêu đánh phá của địch trong chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ là mục tiêu giao thông. Giao thông vận tải đã trở thành mặt trận nóng bỏng, trung tâm đột xuất của toàn Đảng, toàn dân. Trong phạm vi địa bàn toàn huyện, nhân dân Đông Sơn đã góp công sức tu bổ hàng trăm km đờng nông thôn liên xã. Nhằm phục vụ đắc lực cho nhu cầu chiến đấu và sản xuất. Nhiều đơn vị giao thông vận tải đợc nhà nớc phong tặng danh hiệu cao quý: hợp tác xã Vận tải Quyết Tiến đợc nhà nớc phong tặng Huân chơng lao động hạng ba, nhiều cán bộ trong ngành đợc tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua nhiều năm liền.

Năm 1972, trớc sự bắn phá ác liệt của các loại máy bay Mỹ, trong đó có loại B52 đầu mối giao thông Hàm Rồng bị phá nghiêm trọng. Tỉnh uỷ đã giao nhiệm vụ cho nhân dân huyện Đông Sơn huy động gấp 1.000 ngời tham gia đắp đê Hàm Rồng ngay lúc địch đánh phá ác liệt và phòng chống lũ lụt. Hiểu rõ đợc tầm quan trọng của nhiệm vụ đặc biệt này, Ban chấp hành huyện uỷ quyết định

thành lập ngay ban chỉ huy công trình đắp đê Hàm Rồng do đồng chí Lê Chí Phan - Chủ tịch uỷ ban hành chính huyện phụ trách. Cuối tháng 5 /1972 khoảng 800 ngời chủ yếu là Đảng viên, đoàn viên đợc huy động đến công trờng, cứ mỗi xã ở Đông Sơn huy động khoảng 30 ngời do đồng chí xã đội trởng trực tiếp chỉ huy. Các đơn vị ở Đông Sơn đợc tổ chức chặt chẽ, sắp xếp công việc hợp lý lại sử dụng xe thồ vận chuyển, nên năng suất lao động cao. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đắp đê từ đầu cầu Hàm Rồng đến bến phà II vào trớc ngày 5/9, đúng hạn quy định mà tỉnh giao cho nhân dân huyện Đông Sơn. Qua đó góp phần đảm bảo thông đờng cho các tuyến xe chở hàng ra tiền tuyến và giữ vững tuyến đê xung yếu Hàm Rồng. [8, 283-284].

Hoà chung với nhân dân toàn huyện, khôi phục và các nớc phát triển kinh tế, đảm bảo giao thông, thi đua cùng với con cháu, tháng 12/1970 trên 1.300 phụ lão trong huyện đã tổ chức tự nguyện đắp đờng từ thôn Dân Tự (Đông Tân) đi Tân Thành (Đông Yên) dài 2km, đoạn đờng này có số lợng ngời và phơng tiện đi lại đông, nên xuống cấp nghiêm trọng. Sau 17 ngày đào đắp tuyến đờng DânTự-TânThành đợc hoàn thành, các cụ lại quyên góp mỗi ngời một cây dừa để trồng ven đờng. Để nghi công lao của các cụ, nhân dân trong huyện gọi con đờng này là "công trình phụ lão Đông Sơn".[15]

Nhìn chung vấn đề giao thông vận tải trong giai đoạn này của huyện Đông Sơn đợc quy trì và các nớc phát triển cao hơn, nhằm phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hơng, góp phần thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Về mặt làm tròn nghĩa vụ hậu phơng: Trong giai đoạn này viẹc chi viện sức ngời, sức của cho tiền tuyến là nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng toàn dân. ý thức đợc vai trò quan trọng đó, nhân dân trong huyện đã tích cực sản xuất chi viện ngày một lớn cho tiền tuyến và làm tròn nghĩa vụ hậu phơng.

Trong hai cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, Đảng bộ và nhân dân Đông Sơn ngoài nhiệm vụ sản xuất và chiến đấu, phục vụ chiến đấu

còn phải đảm nhiệm nhiệm vụ mà Tỉnh uỷ, uỷ ban hành chính tỉnh giao cho: giúp đỡ, bảo vệ an toàn các cơ quan và hàng vạn đồng bào về địa phơng sơ tán. Dới sự lãnh đạo chặt chẽ của các cấp chính quyền, nhân dân các xã: Thiệu Vận, Thiệu Viên, Thiệu Châu, Thiệu Lý, Đông Hoà, Đông Tân... đã giúp đỡ các cơ quan và nhân dân sơ tán có nơi ăn chốn ở có trụ sở làm việc. Các cơ quan đầu não của tỉnh đợc bảo vệ an toàn và bảo đảm đợc kế hoạch làm việc [12, 139].

Ngày 01/9/1973, đáp ứng nguyện vọng thiết tha của toàn Đảng, toàn dân, Trung ơng và Chính phủ quyết định khởi công xây dựng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tỉnh uỷ Thanh Hoá đã giao cho nhân dân Đông Sơn khai thác 320m3 đá đen ở núi Nhồi để góp phần xây dựng lăng. Huyện uỷ đã giao cho đồng chí Đàm Tá Dị - Phó chủ tịch uỷ ban hành chính huyện trực tiếp chỉ đạo 30 thợ đá thi hành nhiệm vụ. Sau một thời gian lao động cần cù, với tinh thần trách nhiệm cao, những ngời thợ đã cung cấp đầy đủ, kịp thời khối lợng đá đợc giao theo đúng tiêu chuẩn quy định. Nhiều thợ nổi tiếng ở Đông Hng: Mai Văn Khơng, Lê Văn Ngũ, Nguyễn Thời Sự tham gia xây dựng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhân dân Đông Sơn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, đóng góp vào một công trình có ý nghĩa to lớn đối với xây dựng Đảng, xây dựng truyền thống vinh quang của dân tộc. [12, 259].

Ngoài ra, công tác chi viện sức ngời sức của cho tiền tuyến cũng đợc xúc tiến một cách khẩn trơng. "Tất cả vì tiền tuyến" "Tất cả vì miền Nam ruột thịt". Trong suốt những năm kháng chiến chống Mỹ nhân dân Đông Sơn đã tiễn đa hơn 14.700 ngời con thân yêu lên đờng cầm súng vào chiến đấu ở các chiến tr- ờng, 6.500 ngời tham gia lực lợng Thanh niên xung phong và trên 3.000 ngời đi dân công phục vụ chiến đấu trên các tuyến đờng. Chỉ trong ba năm 1970 - 1972 toàn huyện đã chi việc cho tiền tuyến đạt 101,3% chỉ tiêu tuyển quân, 104% chỉ tiêu dân công quốc phòng. Về vật chất, toàn huyện đã quyên góp trên 250 nghìn tấn lơng thực, 30.000 tấn thực phẩm phục vụ cho chiến trờng. Ngoài ra, huyện còn huy động 12.000 ngày công đào đắp trên 1.276.000m giao thông hào, xây

dựng trận địa pháo và công sự bảo vệ cầu Hàm Rồng [13, 149]. Nhân dân các xã Thiệu Dơng, Đông Cơng, Đông Thọ, Đông Hải, Đông Nam, Đông Hng, Thiệu Trung... thành lập các tổ săn máy bay, tham gia hiệp đồng tác chiến với bộ đội phòng không, góp phần bắm máy bay và bắt giặc lái. Cùng cả nớc đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ.

Trong giai đoạn 1969 - 1973 nhân dân Đông Sơn đã từng bớc khôi phục kinh tế, phát triển toàn diện vè mọi mặt, cùng với nhân dân trong toàn tỉnh, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ kéo dài từ 06/4/1972 - 15/01/1973 và đã giành đợc những thắng lợi đáng kể. Mặt khác, cùng với nhân dân cả nớc làm trọn nghĩa vụ hậu phơng, dốc sức chi viện cho cách mạng miền Nam giành đến thắng lợi cuối cùng.

Trong 9 năm (1965 - 1973), nhân dân Đông Sơn đã phát huy cao độ truyền thống yêu nớc và phẩm chất của con ngời đất Việt. Vợt qua mọi khó khăn gian khổ, lao động chiến đấu, cùng với nhân dân miền Bắc đánh bại hai cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, góp phần quyết định trực tiếp trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, giải phóng miền Nam thống nhất đất nớc. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nớc, Đảng bộ và nhân dân Đông Sơn đã xứng đáng nhận đợc những phần thởng cao quý do Nhà nớc trao tặng: Danh hiệu anh hùng lực lợng Vũ trang nhân dân cho huyện Đông Sơn, đây là niềm vinh dự của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân Đông Sơn sau những năm phấn đấu không ngừng. Lực lợng công an Đông Sơn, nhân dân và lực lợng vũ trang ở các xã Đông Văn, Đông Nam, Đông Hng cũng đợc Nhà nớc phong tặng danh hiệu đơn vị anh hùng lực lợng vũ trang nhân dân. Lực lợng dân quân tự vệ các xã Đông Cơng, Đông Nam, Đông Hng đợc Nhà nớc trao tặng danh hiệu "Đơn vị quyết thắng". Về cá nhân, toàn huyện có 3 ngời đợc phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lợng vũ trang": Lê Duy Cận (Đông Nam), Lê Huy Chao (Đông Anh), Đỗ Viết Chuyên (Đông Minh), 64 bà mẹ đợc phong tặng danh hiệu bà mẹ Việt Nam anh hùng. Lực lợng vũ trang Đông Sơn đợc tặng Huân chơng Quân công hạng Nhìn. Ngoài ra còn có trên 9.838 cá nhân khác đợc tặng thởng huân huy chơng các loại.

Một phần của tài liệu Đông sơn trong hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc mỹ (1965 1973) (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w