Tình hình chính trị xã hội và yêu cầu cách mạng trong giai đoạn mới.

Một phần của tài liệu Đông sơn trong hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc mỹ (1965 1973) (Trang 45 - 49)

Bớc sang năm 1969, tình hình trong nớc có nhiều thay đổi, đế quốc Mỹ đã thất bại nặng nề ở cả hai miền đất nớc. ở miền Bắc, cuộc chiến tranh phá

hoại của Mỹ đã không mang lại kết quả cho chiến lợc “chiến tranh cục bộ”, đến ngày 01/11/1968 đế quốc Mỹ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom phá hoại ở miền Bắc. Bên canh đó, ở miền Nam cuộc nổi dậy của quân và dân miền Nam trong dịp tết Mậu Thân 1968 đã giáng một đòn nặng nề vào chiến lợc của Mỹ, phá vỡ từng mảng trong hệ thống chính quyền nguỵ quyền ở miền Nam Việt Nam.

Phấn khởi, tin tởng trớc những thắng lợi to lớn của quân và dân ta ở hai miền Nam–Bắc, nhân dân Đông Sơn đã tranh thủ thời gian thuận lợi đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội, xây dựng về mọi mặt làm hậu phơng vững chắc đáp ứng mọi yêu cầu của tiền tuyến lớn miền Nam khắc phục một mặt khó khăn về đời sống do chiến tranh phá hoại của địch gây ra.

Về mặt phát triển kinh tế: Đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đấu của toàn Đảng toàn dân huyện Đông Sơn trong giai đoạn này. Thực hiện chỉ thị của Đảng, các cấp chính quyền địa phơng vận động nhân dân tích cực tăng gia sản xuất, đáp ứng yêu cầu của cách mạng. Toàn dân huyện Đông Sơn lúc này duy trì và nâng cao các phong trào thi đua: Hội thi cày cấy giỏi, cách đồng 5 tấn, cánh đồng bà Triệu... đồng thời đẩy mạnh chăn nuôi gia súc gia cầm. Nhằm đảm bảo yêu cầu đời sống vật chất của nhân dân trong giai đoạn hoà bình. Bên cạnh đó, vấn đề sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp thơng nghiệp cũng đợc đẩy mạnh và mở rộng quy mô. Các công trình thuỷ lợi đợc duy trì và phát triển theo quy mô kênh mơng hoá nội đồng, đáp ứng yêu cầu tới và tiêu nớc trong nông nghiệp, đợc vận dụng máy móc vào sản xuất: máy cày, máy bừa, máy bơm nớc, máy xay xát... đợc đa vào sản xuất trong nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất cây trồng đáp ứng đợc nhu cầu lơng thực cho nhân dân trong huyện và tăng cờng chi viện cho cách mạng miền Nam.

Về mặt chính trị - xã hội: Trong lúc toàn Đảng toàn, dân huyện Đông Sơn đang nỗ lực phấn đấu tăng gia sản xuất, khắc phục hậu quả do cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ gây nên. Thì đợc tin Hồ Chí Minh qua đời.

Tại buổi lễ truy điệu này, Đảng bộ và nhân dân Đông Sơn giải quyết tâm th lên Trung ơng Đảng biến những đa thơng thành hành động của cách mạng, hứa thực hiện những nhiệm vụ sau:

- “Tăng cờng đoàn kết nhất trí trong nội bộ Đảng và nhân dân. Tuyệt đối tin tởng và Ban chấp hành Trung ơng, nghiêm chỉnh thực hiện D huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đờng lối chính sách của Đảng của chính phủ.

- Tập trung sức lực chăm bón vụ mùa, đồng thời chuẩn bị tốt cho vụ Đông – Xuân 1969 – 1970, tạo ra thế nhảy vọt trong sản xuất nông nghiệp để thoả lòng mong ớc của Bác khi còn sống, làm cho dân giàu, nớc mạnh, ai cũng đợc ấm no, đợc học hành.

- Thực hiện lời dạy của Bác: “Làm cho Tổ quốc xanh tơi” từ ngày 10 đến ngày 20/9/1969, huyện quyết tâm trồng 15 vạn cây trên đờng dài 7km, từ cầu Ê đi Trờng Tuế đặt tên là “Đờng cây Hồ Chí Minh” các xã và hợp tác xã đều có “Đờng cây Hồ Chí Minh”. [8, 249]

Từ ngày 8 đến ngày 11/10/1970 Đảng bộ Đông Sơn tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ XI tại xóm Quý - Đông Anh. Tại Đại hội lần này đã đánh giá kết quả đạt đợc trong nhiệm kỳ qua. Đại hội bầu Ban chấp hành gồm 19 uỷ viên chính thức, 2 uỷ viên dự khuyết do đồng chí Trần Văn Dọc làm bí th. Nghị quyết của Đại hội nêu rõ: “Trong quá trình phấn đấu thực hiện nhiệm vụ chính trị, Đảng bộ huyện Đông Sơn đã lãnh đạo tổ chức động viên nhân dân từng bớc vơn lên giành những thắng lợi mới rất quan trọng về nhiều mặt, có ý nghĩa lịch sử cha từng có trớc tới nay, kể cả 10 năm vận động hợp tác hoá” [15].

Với vị trí quan trọng của một huyện nằm sát trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của tỉnh. Trong Đại hội Đảng bộ huyện Đông Sơn lần này đã đặt ra ph- ơng hớng trong những năm 1970 – 1971 và đã đề ra nhiệm vụ cơ bản cho nhân dân trong huyện là:

“- Xây dựng lực lợng vũ trang vững mạnh, đảm bảo chi viện đẩy đủ kịp thời mọi yêu cầu cảu tiền tuyến, giữ vững trật tự trị an, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ địa phơng góp phần đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lợc.

- Phát huy kinh tế đia phơng trên nhiều mặt, cân đối với tốc độ nhanh, tập trung mức phấn đấu 3 mục tiêu nông nghiệp năm 1971 đạt 5,5 tấn, 2,5 con lợn và một lao động trên một hécta gieo trồng. Tăng đóng góp cho Nhà nớc, tăng tích luỹ cho tập thể và tăng mức sống cho nhân dân.

- Trên cơ sở đó mà cải thiện và nâng cao một bớc đời sống vật chất và văn hoá cho nhân dân, đảm bảo vấn đề lơng thực thực phẩm một cách vững chắc đủ ăn và có dự trữ, chấm dứt nạn giáp hạt.” [12, 87].

Để thực hiện tốt Nghị quyết của Đảng, nhân dân Đông Sơn đã hăng hái thi đua lập đợc nhiều thành tích trong sản xuất cũng nh trong phục vụ chiến đấu.

Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện trong thời gian hoà bình, công tác phát triển kinh tế văn hoá, y tế, giáo dục cũng đợc các cấp lãnh đạo quan tâm.Trong giáo dục, ngành giáo dục huyện Đông Sơn chỉ đạo các tr- ờng học ở địa phơng khôi phục xây dựng thêm lớp học nhiều trờng học bị chiến tranh phá sập hoàn toàn, đến nay đã đợc khôi phục. Bên cạnh đó, công tác kiện toàn đội ngũ giáo viên đợc ngành giáo dục huyện Đông Sơn xúc tiến, vận động các em trong huyện đến trờng. Chính vì điều đó, ngành giáo dục huyện Đông Sơn phát triển không ngừng, đội ngũ giáo viên không ngừng đáp ứng đợc số l- ợng mà còn đợc nâng cao cả chất lợng dạy học. Đi đôi với ngành giáo dục, ngành y tế huyện Đông Sơn cũng đợc chú trọng và phát triển. Ngoài bệnh viên huyện Đông Sơn đợc thành lập năm 1963, hệ thống các bệnh xá ở các xã cũng đợc xây dựng và mở rộng thêm, tăng thêm số giờng bệnh. Đội ngũ cán bộ y tế cũng đợc nâng cao về số lợng, cũng nh chất lợng chuyên môn. Qua đó, đáp ứng đợc nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ cứu chữa bệnh cho nhân dân.

Về mặt văn hoá: Có thể nói trong giai đoạn này ngành văn hoá huyện Đông Sơn đợc các cấp chính quyền hết sức quan tâm, các đội văn nghệ, các

đoàn chiếu bóng lu động đợc đa vào hoạt động thờng xuyên. Ngoài ra, ở các xã đều có hệ thống loa truyền thanh xuống tận hộ gia đình. Qua đó, góp phần nâng cao về đời sống tinh thần cho nhân dân, đồng thời cũng tạo điều kiện cho công tác tuyên truyền xuống tận hộ gia đình một cách thuận lợi.

Nh vậy, trong 3 năm từ năm 1969 – 1971, dới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Đông Sơn đã kịp thời chuyển mọi hoạt động trong tình hình mới, đáp ứng tốt yêu cầu của cách mạng đặt ra.

Một phần của tài liệu Đông sơn trong hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc mỹ (1965 1973) (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w