Đông Sơn làm tròn nghĩa vụ hậu phơng.

Một phần của tài liệu Đông sơn trong hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc mỹ (1965 1973) (Trang 41 - 45)

Trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ (1965 - 1968). Bên cạnh việc tổ chiến đấu, xây dựng lực lợng, công tác chi viện sức ngời sức của cho tiền tuyến là một mặt trận quan trọng của toàn Đảng, toàn dân huyện Đông Sơn. Đây là một việc làm đợc sự quan tâm sát sao của các cấp chính quyền, nhân dân Đông Sơn thời kỳ này thực hiện triệt để khẩu hiệu: "Tất cả chi viện cho tiền tuyến", "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một

ngời". Thực hiện nghị quyết của Tỉnh uỷ, Đảng bộ huyện Đông Sơn rất chú trọng công tác lãnh đạo, động viên nhân lực, vật lực, phục vụ chiến đấu làm tròn nghĩa vụ hậu phơng. Ngày 28/11/1967 BCH Huyện uỷ họp đánh giá tình hình và ra nghị quyết về vấn đề này. Nghị quyết xác định "Đông Sơn là một địa ph- ơng có tiềm năng về ngời và của, chúng ta phải góp phần xứng đáng của mình vào nghĩa vụ thiêng liêng của cả nớc" [8, 267].

Trong thời gian này, để làm tốt công tác chi viện cho tiền tuyến, trớc hết phải làm tốt công tác tuyển quân đột xuất, đáp ứng số lợng, đảm bảo chất lợng và thời gian quy định. Thực hiện nhiệm vụ của Tổ quốc, toàn dân Đông Sơn đã hăng hái tích cực động viên chồng con lên đờng chiến đấu phục vụ tiền tuyến. Các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, mặt trận tổ quốc đã phát huy tốt vai trò của mình trong các đợt tuyển quân. Nhiều xã có phong trào khá: Đông Nam, Đông Cơng, Đông Văn... Bên cạnh công tác tuyển quân phục vụ tiền tuyến, công tác thi đua sản xuất chi viện cho tiền tuyến cũng đợc các cấp chính quyền hết sức quan tâm. Đầu năm 1965, Đảng bộ huyện Đông Sơn chú trọng lãnh đạo chính quyền tổ chức, động viên nhân dân đẩy mạnh sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp. Tăng cờng công tác lãnh đạo các phong trào thi đua trong sản xuất: "mỗi ngời làm việc bằng hai". Đồng thời Đảng bộ Đông Sơn quán triệt t tởng làm cho cán bộ và nhân dân trong huyện thấy rõ "ý nghĩa quan trọng của vấn đề lơng thực, thêm một hạt thóc, một củ khoai là góp phần đa cách mạng miền Nam mau thắng lợi" [8, 221]. Thực hiện chỉ thị của Đảng các cấp chính quyền, lãnh đạo nhân dân trong huyện hăng hái thi đua lập đợc nhiều thành tích, đa năng suất cây trồng ngày một tăng lên. Đồng thời cùng với các cuộc thi đua: "5 tấn thóc 1 ha","phụ nữ ba đảm đang", "thanh niên ba sẵn sàng"... Các xã có phong trào khá trong công tác chi viện cho tiền tuyến: Phong trào thi đua "Con gà chống Mỹ" (Đông Nam)- mỗi gia đình góp 5kg gà cho nhà nớc trong một năm, "Cánh đồng 5 tấn" (Đông Hoà).

Với tinh thần "tất cả cho tiền tuyến", nhân dân Đông Sơn đã cố gắng hết sức mình, không ngại khó khăn gian khổ tăng gia sản xuất, phục vụ sức ngời và sức của cho tiền tuyến. Từ công tác tuyển quân ra tiền tuyến, đến nắm gạo, bó rau đáp ứng nhu cầu mà tiền tuyến gọi. Các ngành giao thông vận tải, thơng nghiệp, công nghiệp, bu điện... cũng góp sức lực của mình vào trận tuyến.

Kết quả cho thấy, từ năm 1965 - 1968 nhân dân Đông Sơn vừa sản xuất vừa chiến đấu đã thực hiện tốt mục tiêu và Đảng và Nhà nớc giao phó, với tinh thần tất cả cho miền Nam ruột thịt. Hàng năm, huyện Đông Sơn đã tiễn hàng ngàn thanh niên lên đờng nhập ngũ, quyên góp hàng nghìn tấn lơng thực và thực phẩm cùng với hàng ngàn thanh niên xung phong đi phục vụ chiến đấu, góp một phần vào sự nghiệp chống Mỹ cứu nớc của dân tộc ta.

Bốn năm thực hiện đồng thời các nhiệm vụ: sản xuất, chiến đấu, giao thông vận tải, làm tròn nghĩa vụ hậu phơng, nhân dân Đông Sơn đã vợt qua khó khăn, thử thách, hy sinh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đợc giao. Quân và dân Đông Sơn đã góp sức chiến thắng, cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ trên địa bàn toàn huyện. Đó là chiến công xuất sắc bắt nguồn từ truyền thống yêu nớc của nhân dân trong huyện. Toàn dân, già trẻ, gái, trai đều tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu, cuộc chiến tranh nhân dân, sức mạnh tổng hợp của toàn dân đã đợc thể hiện sinh động trên quê hơng Đông Sơn.

Những chủ trơng đúng đắn, hớng tổ chức chỉ đạo khoa học cùng với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, mọi hoạt động của xã hội đã chuyển hớng từ thời bình sang thời chiến và hạn chế đợc một phần tổn thất. Những nhà máy, xí nghiệp, bệnh viên, trờng học đã kịp thời vận chuyển về nơi sơ tán. Bên cạnh hố bom, lúa vẫn lên xanh tốt, bài ca "5 tấn" thúc giục mọi ngời thi đua sản xuất. Phong trào thi đua "2 tốt" trong ngành giáo dục vẫn đợc đẩy mạnh. Thầy trò đội mũ rơm đến lớp "tiếng hát át tiếng bom" ngân vang trong chiến hào. Trên đồng ruộng, trong các cơ sở sản xuất nói lên niềm tin tất thắng của quê hơng, của dân tộc vào chính nghĩa của sự nghiệp bảo vệ độc lập, tự do

của Tổ quốc. Những con đờng, những đoàn thuyền nan, những đoàn xe đạp thồ và những đoàn ô tô ngày đêm chuyển hàng ra tuyến lửa, là hình ảnh chi viện vô tận của hậu phơng miền Bắc xã hội chủ nghĩa đối với tiền tuyến miền Nam ruột thịt.

Nhìn chung, nhân dân Đông Sơn không chỉ bảo đảm sản xuất, chiến đấu tại chỗ, mà còn huy động cao nhất, nhiều nhất sức ngời, sức của chi viện cho cách mạng miền Nam. Bốn năm chiến đấu kiên cờng vì độc lập, tự do và CNXH, nhân dân Đông Sơn đã tô đậm những nét son chói lọi trong lịch sử quê hơng.

Chơng 3

Đông Sơn vừa sản xuất vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của mỹ (1969 - 1973).

Đến năm 1968, chiến lợc “chiến tranh cục bộ” của Mỹ hoàn toàn bị sụp đổ, nhng với bản chất phản động hiếu chiến, đế quốc Mỹ vẫn tiếp tục tiến hành chiến tranh ở miền Nam Việt Nam bằng chiến lợc “Việt Nam hoá chiến tranh”. Đó là sự tiếp tục cuộc chiến tranh ở cờng độ quyết liệt đẫm máu và tàn bạo không kém gì chiến lợc “Chiến tranh cục bộ”. Chúng chỉ khác ở điểm là “thay đổi màu da trên xác chết”.

Trớc sự thay đổi về chiến lợc, chiến tranh của đế quốc Mỹ, Trung ơng Đảng đã kịp thời vạch trần âm mu thủ đoạn xảo quyệt của chúng và kịp thời lãnh đạo toàn dân, toàn quân cả nớc đập tan chiến lợc “Việt Nam hoá chiến tranh” tiếp tục giành thắng lợi. Ngày 15/2/1969 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ra quyết định về phơng hớng nhiệm vụ của quân và dân trong tỉnh. Nghị quyết nêu rõ “...tích cực bảo đảm đáp ứng tốt mọi nhu cầu cho sản xuất và chiến đấu trong giai đoạn quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nớc để giành thắng lợi quyết định, chú trọng bảo đảm dành một lực lợng thích đáng cho giao thông vận tải phục vụ đắc lực nhiệm vụ chi viện tiền tuyến” [9, 238-239].

Nhận thức rõ âm mu thủ đoạn của địch và thực hiện tốt chỉ thị của Trung ơng Đảng, Nghị quyết của tỉnh uỷ Thanh Hoá. Đảng bộ và các cấp chính quyền huyện Đông Sơn, đã lãnh đạo nhân dân trên địa bàn toàn huyện khắc phục hậu qủa chiến tranh đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế văn hoá xã hội, xây dựng về mọi mặt làm hậu phơng vững chắc đáp ứng mọi yêu cầu của tiền tuyến lớn miền Nam.

Một phần của tài liệu Đông sơn trong hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc mỹ (1965 1973) (Trang 41 - 45)