7. bố cục
1.2.1. Loại bỏ các thế lực phong kiến cát cứ
Sau khi tiêu diệt hơn năm vạn quân Xiêm ở phía Nam, đuổi Nguyễn ánh ra khỏi Gia Định, các thủ lĩnh Tây Sơn tính đến việc tiêu diệt nốt họ Trịnh ở Đàng Ngoài. Trớc hết, Tây Sơn tiêu diệt đội quân của Trịnh đang đóng ở Phú Xuân. sau cái chết của Hoàng Ngũ Phúc (1785) Phú Xuân đợc trao lại cho Bùi
Thế Đạt, kế đó là Phạm Ngô Cầu, Hoàng Đình Thể coi giữ, đợc sự giúp sức của hàng tớng giỏi là Nguyễn Hữu Chỉnh - Tây Sơn nhanh chóng nắm bắt đợc tình hình quân sĩ Trịnh, tháng 6/ 1786, Nguyễn Huệ đợc cử làm thiết chế thống lĩnh quân thủy bộ cùng các tớng Hữu Chỉnh, Võ Văn Nhậm, tấn công Phú Xuân.
Quân Tây Sơn vốn đã mạnh, lại có nhiều kinh nghiệm chiến đấu, nhất là sau trận Giáp thìn (1786) với quân Xiêm, nay khí thế càng tăng. Trong khi đó, đám quân sỹ của họ Trịnh từ xa tới, bỏ mặc vợ con theo đuổi những cuộc chiến không mục đích đã yếu nay càng yếu hơn. Điều tai hại hơn là trong nội bộ tớng quân lục đục, sự nghi kỵ, ngờ vực lẫn nhau giữa Phạm Ngô Cầu và Hoàng Đình Thể, đa tới sự thất bại nhanh chóng của quân Trịnh, cái chết thảm của cha con Hoàng Đình thể, Phạm Ngô Cầu cũng bị giết.
Hạ xong Phú Xuân, Nguyễn Huệ cho quân chiếm nốt Cát Doanh, Đông Hải. Chỉ trong mấy ngày vùng đất Thuận Hóa từ Phú Xuân đến sông Gianh đều lọt vào tay Tây Sơn.
Những thắng lợi ấy càng thúc dục khát vọng tiến ra Bắc Hà của Tây Sơn. Sự dè dặt ban đầu của Nguyễn Huệ đã đợc những thông tin về Bắc Hà từ Nguyễn Hữu Chỉnh nhanh chóng xua tan. Bắc Hà theo Chỉnh chỉ còn là cái n- ớc không “tớng trễ, binh kiều, triều đình không kỷ cơng”. Trong khi con hổ non Tây Sơn gầm gừ nhìn ra thì con s tử già Trịnh đã tàn tạ đến mức không cử động đợc. Những đợt hạn hán, lũ lụt, liên tục xẩy ra khiến cho dân chúng thêm điêu linh, tàn tạ. Đám kiêu binh Tam phủ tung hoành, phá phách dân chúng, đe dọa các quan, chen cả vào việc chúa, và hỏi “chúa là gì?” chúa bị khinh vì gia đạo không yên. Sự rối loạn, nhập nhằng khi bỏ trởng lập thứ, đã đặt nghiệp chúa trớc sự bại vong, đợc nhân dân cảnh báo trong câu ca dao:
Đục còn nên giữ lấy tông“ ”
Cuốc đà long cán , còn mong nỗi gì!“ ”
Những biến động ấy ở Bắc Hà đã hội đủ những nhân tố cần thiết để xô đổ bức tờng phủ chúa suốt mấy trăm năm nay. Khi đám kiêu binh đã đi đến tột
đỉnh của quyền hành, chỉ còn thiếu một lý tởng, một ngời cầm đầu sắc sảo cho đám quân ô hợp ấy nữa thôi. Tây Sơn đã bù đắp cái chổ thiếu hụt ấy, thành kẻ đại thiên hành đạo ở Bắc Hà.
Sau khi sắp đặt ngời ở lại trông coi Thuận Hóa, sai ngời về Quy Nhơn báo cho Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ nhanh chóng tiến quân ra Bắc. Đạo quân này tiến qua Nghệ An, Thanh Hóa không gặp một sự kháng cự nào. Sau nhiều thắng lợi, Tây Sơn kéo thẳng đến Phố Hiến, tiến về Thăng Long. Với khẩu hiệu “phò Lê, diệt Trịnh” cùng sự nghiêm minh trong quân luật của Tây Sơn “không lấy cái gì của ngời Bắc hết, hoặc ăn cơm không muối, uống nớc lạnh và ngủ ngoài trời”, quân Tây Sơn đã nhanh chóng thu phục đợc lòng dân Bắc Hà, kể cả những bậc sỹ phu.
Khi Tây Sơn ồ ạt tiến, Thăng Long lại không nghĩ gì đến chống đánh, với họ đất Thuận Hóa là đất Nam Hà, mất đi cũng là “điều may” chỉ có giữ Nghệ An song rồi cũng không giữ nổi. Nếp sống lừ đừ thái bình quen thói bấy lâu nay, khiến đám quân kiêu binh nhanh chóng thất bại. Ngày 121/7/1786 lá cờ “Diệt Trịnh phò Lê” phấp phới bay trên thành Thăng Long, họ Trịnh đổ sau hơn 200 năm xây dựng. Chúa Trịnh bỏ chạy lên mạn Sơn Tây, song y đã không thoát khỏi ánh mắt thèm thuồng danh lợi của bọn hám lập công, tên tuần Trang đã bắt chúa nộp tây Sơn bởi một lý lẽ đơn giản “sợ thầy không bằng sợ giặc, quý chúa không bằng quý thân”. Rõ ràng, chất men lý tởng trung trinh đã không còn đất tồn tại, Trịnh đổ cũng một phần vì lẽ đó.
Làm chủ Bắc Hà, Nguyễn Huệ giữ đúng lời hứa, trao trả quyền bính lại cho vua Lê Hiến Tông, đợc vua Lê phong là Lý quốc công, kết duyên cùng công chúa Ngọc Hân. Ngày 17/7 năm Bính Ngọ (1786) vua Hiến Tông mất thọ 70 tuổi.
Nguyễn Huệ đã làm đúng nghĩa tôn phò, lo việc tang cho Hiến Tông, soạn sửa cho Lê Duy Kỳ lên ngôi, lấy niên hiệu là Chiêu Thống. Sắp đặt xong công việc ở Bắc Hà, anh em Tây Sơn trở về Nam (31/8/1786).
Tiếc rằng cái nghĩa phò Lê của Tây Sơn đã không thể giúp vua Lê lấy lại đợc thực quyền. Những lực lợng phân tán của Đại Việt chỉ vừa đủ để giữ ngôi vua, chứ không đủ để trao lại thực quyền cho dòng họ này. Câu sấm của dân gian nh một lời thề giữa Lê và Trịnh đã trở thành hiện thực:
Lê tồn thì Trịnh tại Lê bại thì Trịnh diệt.
Suốt thời gian dài, vua Lê bị chúa Trịnh tiếm quyền, không can dự vào chính sự nay đã trở nên vô dụng. Điển hình là vua Hiển Tông chỉ biết “khoanh tay - rũ áo, tìm trò mua vui”, để cho chua Trịnh giành thay cái lo cho mình. Khi Nguyễn Huệ trao lại quyền bính cho mình thì thực là một “gánh nặng” với vua Lê. Tây Sơn đi để lại cho Chiêu Thống cái “nớc không”. Cái nớc không ấy không chỉ là sự mất mát về bảo vật kho tàng mà còn cả không khí trống trơn quyền bính. Vị thiên tử 21 tuổi - Chiêu Thống có mối thù Trịnh giết cha, có kinh nghiệm tù ngục song chỉ nuôi dỡng oán hờn chứ không đợc chuẩn bị cầm quyền, nối ngôi ông nội. Hơn thế thói quen làm việc quanh phủ Trịnh vẫn còn, khiến cho “đám cỏ gia di thần nhà chúa” nổi lên chống phá khắp nơi, mu đồ lập lại phủ chúa nh cũ. Đợc thể, thủ hạ của Tây Sơn là Nguyễn Hữu Chỉnh - trớc đây bị Nguyễn Huệ “cố tình” bỏ lại ở Bắc Hà, bắt đầu có ý làm loạn, với mu đồ điên dại tình trạng phân liệt thời Trịnh - Nguyễn, mợn tiếng Lê Chiêu Thống đòi lại đất Nghệ An.
Về phía Tây Sơn, sau khi từ Bắc Hà về (8/1786) đã bắt đầu có những rạn nứt, nhng khi những mâu thuẫn nội bộ ấy đợc giải quyết thì Tây Sơn phải đối mặt với tình trạng lộn xộn ở Bắc Hà. Những đảo lộn đó ở Bắc Hà bắt Tây Sơn phải mất thì giờ và hao tốn công phu để ra Bắc Hà lần nữa.
Cuối 1787, Bắc Bình Vơng cử Ngô Văn Sở, Vũ Văn Nhậm đem quân ra Bắc diệt Chỉnh. Không chống đỡ nổi quân Tây Sơn, Nguyễn Hữu Chỉnh và Lê Chiêu Thống trốn thoát, vợt biên giới sang Quảng Tây. Sự nghiệp bốn trăm năm nhà Lê sụp đổ. Kết cục này là điều khó tránh khỏi, khi mà chính những ngời kế
nghiệp dòng họ Lê không còn đủ khả năng để bảo vệ cái ngai vàng có lịch sử hơn bốn trăm năm ấy.
Tây Sơn đã làm trọn cái nghĩa tôn phò, diệt Trịnh, trả lại quyền bính cho vua Lê. Song, đó chẳng phải là điều mà những ông vua mất triều này mong đợi, bởi lẽ “trời sai nhà chúa phù ta, chúa gánh cái lo ta hởng cái vui, mất chúa tức là dính cái lo, ta còn vui nỗi gì”.
Vậy là 17 năm (1771 - 1787) kể từ ngày ngọn lửa Tây Sơn bùng phát ở Quy Nhơn đã trở thành một cuộc cách mạng rộng rãi, quét sạch các thế lực phong kiến cát cứ Trịnh - Nguyễn, xô đổ ngai vàng của nhà Lê. Chấm dứt những thế kỷ nội chiến tơng tàn của dân tộc, đặt nền tảng cho một quốc gia thống nhất.